16 triệu USD để Bộ GDĐT biên soạn SGK: Vẫn trong tài khoản của World Bank

đặng chung |

Chuyên gia giáo dục cao cấp của World Bank - bà Trần Thị Mỹ An - cho biết, do Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) không biên soạn bộ sách giáo khoa riêng nên số tiền 16 triệu USD cho vay vẫn nằm trong tài khoản của tổ chức này.

“Chúng tôi đang đợi Chính phủ Việt Nam chính thức đề xuất tới World Bank về việc sử dụng tiền vào hoạt động gì theo như mục tiêu chung của dự án là nâng cao hiệu quả giáo dục qua việc cải tiến chương trình và sách giáo khoa” - bà Trần Thị Mỹ An nói.

Chuyên gia giáo dục cao cấp của World Bank cho biết, theo cam kết ban đầu với World Bank, Bộ GDĐT sẽ biên soạn một bộ sách giáo khoa cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, tháng 5.2019, Bộ thông báo nhiều nhà xuất bản sách giáo khoa ở Việt Nam đã chủ động biên soạn sách cho tất cả môn học. Để tránh chồng chéo và lãng phí nguồn lực, Bộ GDĐT cùng World Bank thống nhất ngừng biên soạn sách giáo khoa, tập trung nguồn lực vào đảm bảo chất lượng cho công tác thẩm định sách.

“Dự án đã cung cấp các chuyên gia quốc tế để giúp thẩm định sách giáo khoa, kết quả là tháng 11 vừa qua, đã có 32 quyển sách giáo khoa cho lớp 1 sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa đánh giá “Đạt”, đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để phát hành”, bà An nói.

Chuyên gia cao cấp khẳng định, Wold Bank mỗi năm hai lần, tổ chức này đều có các đoàn giám sát và hỗ trợ thực hiện dự án để đánh giá, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch và tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời  cũng thường xuyên giám sát.

Trước đó, trả lời báo chí, ông Nguyễn Xuân Thành  - Vụ Phó Vụ Giáo dục trung học - kiêm Giám đốc Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông - cho biết, cũng như bất cứ dự án ODA nào, trong Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, kinh phí tài trợ được quy định chặt chẽ trong Hiệp định, Sổ tay thực hiện dự án các cấu phần cụ thể với nguồn kinh phí tương ứng. Để giải ngân được phải xây dựng kế hoạch chi tiết hằng năm theo đúng thiết kế ban đầu, được Nhà tài trợ cấp Thư không phản đối... Việc rút vốn được thực hiện theo tiến độ thực hiện và tuân thủ quy trình quy định của pháp luật với sự phê duyệt của Bộ Tài chính, Ngân hàng Thế giới.

đặng chung
TIN LIÊN QUAN

“Phá sản” kế hoạch soạn bộ SGK từ tiền đi vay: Cần minh bạch số tiền 16 triệu USD

ĐẶNG CHUNG - HUYÊN NGUYỄN |

Trong khoảng 77 triệu USD vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới (WB) để đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, có hơn 16 triệu USD để biên soạn 1 bộ sách giáo khoa. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo không thực hiện được việc này. Câu hỏi đặt ra là số tiền đi vay để làm sách giáo khoa đã được sử dụng vào việc gì và ai phải chịu trách nhiệm khi bộ sách không hoàn thành theo Nghị quyết 88 của Quốc hội?

Lý do Bộ GDĐT chưa trả lại 16 triệu USD tiền đi vay sau khi không làm SGK

Đặng Chung |

Khi dự án làm sách giáo khoa “phá sản”, thay vì trả lại số tiền 16 triệu USD đi vay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đàm phán để tái cấu trúc khoản kinh phí này cho một số hoạt động liên quan đến việc chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

16 triệu USD đã đi đâu, 9.400 tỉ đã tiêu vào việc gì?

Anh Đào |

16 triệu USD (tương đương 370 tỷ đồng) vốn vay ODA dành để biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK)  bây giờ ở đâu? đã được dùng làm gì khi mà kế hoạch viết một bộ SGK của Bộ GD&ĐT đã bị phá sản?

Vì sao nguyên Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca bị tạm giữ?

Việt Dũng |

Ông Đỗ Hữu Ca - nguyên Giám đốc Công an Hải Phòng vừa bị tạm giữ để làm rõ hành vi liên quan đến vụ án sai phạm xảy ra tại thành phố này và Quảng Ninh.

Ít đơn hàng, Công ty PouYuen không tái ký hợp đồng lao động khi hết hạn với 3.000 lao động

Nam Dương |

TPHCM- Theo báo cáo của Sở LĐTBXH, do ít đơn hàng sản xuất nên năm 2023, Công ty PouYuen sẽ không tái ký hợp đồng lao động khi hết hạn với khoảng 3.000 lao động.

Huỳnh Như: 6 tháng tại Lank FC vẫn chưa thực sự thành công

ĐÌNH THẢO |

Tiền đạo Huỳnh Như cho biết 6 tháng đầu quân cho Lank FC tại tại Bồ Đào Nha là trải nghiệm tuyệt vời, tuy nhiên chân sút số 1 của tuyển Việt Nam tự nhận cô vẫn chưa thật sự thành công.

Còn nhiều khó khăn trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Vân Trang |

Thiếu trang thiết bị và đội ngũ giáo viên; học sinh lựa chọn tổ hợp môn lớp 10 theo cảm tính,... là những vấn đề các trường phổ thông đang phải đối mặt trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tăng giá điện phải minh bạch

Anh Tuấn |

Chuyên gia cho rằng, việc tăng giá điện là xu thế chung, song nếu tăng giá để "giải cứu" EVN sẽ không thuyết phục bởi con số và nguyên nhân lỗ, lãi chưa tường minh, cần có đơn vị kiểm toán độc lập xác định các chi phí đầu vào, đầu ra.

“Phá sản” kế hoạch soạn bộ SGK từ tiền đi vay: Cần minh bạch số tiền 16 triệu USD

ĐẶNG CHUNG - HUYÊN NGUYỄN |

Trong khoảng 77 triệu USD vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới (WB) để đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, có hơn 16 triệu USD để biên soạn 1 bộ sách giáo khoa. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo không thực hiện được việc này. Câu hỏi đặt ra là số tiền đi vay để làm sách giáo khoa đã được sử dụng vào việc gì và ai phải chịu trách nhiệm khi bộ sách không hoàn thành theo Nghị quyết 88 của Quốc hội?

Lý do Bộ GDĐT chưa trả lại 16 triệu USD tiền đi vay sau khi không làm SGK

Đặng Chung |

Khi dự án làm sách giáo khoa “phá sản”, thay vì trả lại số tiền 16 triệu USD đi vay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đàm phán để tái cấu trúc khoản kinh phí này cho một số hoạt động liên quan đến việc chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

16 triệu USD đã đi đâu, 9.400 tỉ đã tiêu vào việc gì?

Anh Đào |

16 triệu USD (tương đương 370 tỷ đồng) vốn vay ODA dành để biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK)  bây giờ ở đâu? đã được dùng làm gì khi mà kế hoạch viết một bộ SGK của Bộ GD&ĐT đã bị phá sản?