16 triệu USD đã đi đâu, 9.400 tỉ đã tiêu vào việc gì?

Anh Đào |

16 triệu USD (tương đương 370 tỷ đồng) vốn vay ODA dành để biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK)  bây giờ ở đâu? đã được dùng làm gì khi mà kế hoạch viết một bộ SGK của Bộ GD&ĐT đã bị phá sản?

Người đặt câu hỏi về sự “rõ ràng, minh bạch”, “sử dụng đúng mục đích, hiệu quả” của khoản tiền không nhỏ này là TS Hoàng Ngọc Vinh. Phải mở ngoặc thêm, TS Vinh nguyên là Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT.

Nhưng thật ra, 16 triệu USD chỉ là một phần nhỏ trong tổng Kinh phí đầu tư cho dự án Đổi mới giáo dục phổ thông lên tới 80 triệu USD (khoảng 1.800 tỷ đồng).

Nhưng thật ra, câu hỏi của TS Vinh, chỉ giống như thêm một cái gạch đầu dòng cho vô số các câu hỏi về những dự án trăm tỉ, thậm chí ngàn tỉ trong ngành giáo dục, những dự án tiêu tiền thật, nhưng tiêu vào việc gì? hiệu quả ra sao thì rất khó để trả lời.

Có lẽ, hoàn toàn không thừa mở ngoặc về 87,6 triệu USD Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN) khi nó bị phản ứng dữ dội và hàng loạt các địa phương “xin rút”. Hay chỉ là chuyện lẳng lặng thí điểm, lẳng lặng tiêu xài, đem học sinh gần 4.000 trường trên toàn quốc ra thí điểm rồi sau đó thì...kệ?

Có lẽ, hoàn toàn không thừa khi nhắc lại, chỉ còn chưa đầy 30 ngày nữa là sang năm 2020. Năm cột mốc mà Đề án Dạy và học ngoại ngữ nêu mục tiêu “đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam".

Bây giờ, tỉ lệ ấy là bao nhiêu? Đã tiêu bao nhiêu trong số 9.400 tỉ dành cho đề án dạy và học ngoại ngữ 2008-2020?

Phải đặt câu hỏi, cũng đã là một câu trả lời.

Năm 2004, ĐBQH Nguyễn Đức Dũng từng gây chấn động nghị trường khi đề nghị Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời điều tra chất lượng giáo dục.

Luận điểm của ông là ngân sách chi cho giáo dục chiếm 19% tổng chi ngân sách, tương đương 55.000 tỉ đồng- một khoản đầu tư khổng lồ nhưng sử dụng quá lãng phí.

Chất vấn của ông là về chuyện chuyên gia trong các dự án được trả 12-15.000 USD/tháng, tương đương 200 triệu đồng trong khi lương tháng một công chức bình thường chỉ 1 triệu đồng.

Câu hỏi của ông là “Tại sao người ta chỉ cần 100 tỉ mà Bộ GD-ĐT chi hàng nghìn tỉ mà SKG vẫn không ổn định, nhiều sai sót?

Đánh giá của ông là các dự án ngành giáo dục “không thống nhất, quản lý lỏng lẻo, lãng phí tiêu cực, tùy tiện...

Hồi ấy, không có Ủy ban lâm thời nào được lập. Hôm ấy, Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển trả lời có một ý: Nếu có qui định được khước từ, tôi đã xin khước từ trả lời câu hỏi của đồng chí Dũng.

Và vì thế, bây giờ những câu hỏi về triệu USD, về ngàn tỉ ngàn tỉ lại được đặt ra.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam sẽ thu hút 30 triệu khách quốc tế, nếu!

LÊ THANH PHONG |

Tin vui từ ngành du lịch, tháng 11, du lịch Việt Nam đã đón hơn 1,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng 11,8% so với tháng trước và tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số khách quốc tế đến nước ta trong 11 tháng đạt gần 16,3 triệu lượt người.

“Cạp đất” là có thật?

Anh Đào |

Nằng nặc xin làm dự án. Nằng nặc xin liên doanh. Nằng nặc xin góp vốn bằng đất. Và sau đó, cũng nằng nặc, bằng mọi cách xin thoái vốn. Dường như các vụ đất công sản trở thành đất của riêng có một kịch bản chung.

Giáo sư không thể sử dụng chứng chỉ “ngoại ngữ ba quan”

LÊ THANH PHONG |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 20/2019/TT-BGD ký ngày 26.11.2019 về bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 6.6.2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên có giá trị sử dụng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Việt Nam sẽ thu hút 30 triệu khách quốc tế, nếu!

LÊ THANH PHONG |

Tin vui từ ngành du lịch, tháng 11, du lịch Việt Nam đã đón hơn 1,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng 11,8% so với tháng trước và tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số khách quốc tế đến nước ta trong 11 tháng đạt gần 16,3 triệu lượt người.

“Cạp đất” là có thật?

Anh Đào |

Nằng nặc xin làm dự án. Nằng nặc xin liên doanh. Nằng nặc xin góp vốn bằng đất. Và sau đó, cũng nằng nặc, bằng mọi cách xin thoái vốn. Dường như các vụ đất công sản trở thành đất của riêng có một kịch bản chung.

Giáo sư không thể sử dụng chứng chỉ “ngoại ngữ ba quan”

LÊ THANH PHONG |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 20/2019/TT-BGD ký ngày 26.11.2019 về bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 6.6.2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên có giá trị sử dụng.