Lý do Bộ GDĐT chưa trả lại 16 triệu USD tiền đi vay sau khi không làm SGK

Đặng Chung |

Khi dự án làm sách giáo khoa “phá sản”, thay vì trả lại số tiền 16 triệu USD đi vay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đàm phán để tái cấu trúc khoản kinh phí này cho một số hoạt động liên quan đến việc chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Những ngày qua, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về số tiền 16 triệu USD từ vốn ODA để Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn một bộ sách giáo khoa theo tinh thần của Nghị quyết 88. Tuy nhiên, đến tháng 5.2019, Bộ báo cáo với Chính phủ là không thực hiện được bộ sách này, do không có đủ tác giả để biên soạn và xin được xã hội hóa hoạt động làm sách. Bộ chỉ thành lập hội đồng thẩm định để duyệt các bộ sách mà nhà xuất bản tự bỏ kinh phí ra làm, gửi đến thẩm định.

Nêu quan điểm về vấn đề này, TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, 16 triệu USD là một số tiền rất lớn, nên việc giải ngân phải được thực hiện chi tiết, thông báo công khai, minh bạch. Đặc biệt, hiện nay phương án viết một bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo bị phá sản thì Bộ nên trả lại số tiền đó cho Ngân hàng Thế giới (WB), vì đó là tiền đi vay, trước sau cũng phải trả.

Tuy nhiên, đề cập đến việc có trả lại khoản tiền 16 triệu USD cho WB hay không khi Bộ Giáo dục và Đào tạo không biên soạn sách giáo khoa mà thực hiện xã hội hóa, ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, khi thiết kế dự án, các cấu phần đã được tính toán kỹ trong khuôn khổ nguồn vốn vay theo thỏa thuận, nhưng so với nhu cầu còn thiếu nhiều.

Nếu không tái cấu trúc mà trả lại thì sau đó vẫn phải dùng ngân sách để chi cho một loạt hoạt động như mua sách hỗ trợ đối tượng chính sách được mượn, bồi dưỡng giáo viên… Việc sử dụng số tiền 16 triệu USD này để phân bổ lại trong khuôn khổ để bảo đảm mục tiêu của dự án sẽ tốt hơn cho giai đoạn đầu triển khai thực hiện chương trình mới.

 
Đại biểu Quốc hội Thái Trường Giang (Đoàn Cà Mau).

Tuy nhiên, theo đại biểu Quốc hội Thái Trường Giang (Đoàn Cà Mau), việc sử dụng nguồn vốn vay ODA không phải là việc đơn giản, hay Bộ Giáo dục và Đào tạo nói muốn tái cấu trúc số tiền là có thể thực hiện được ngay.

“Việc sử dụng vốn vay ODA phải đúng mục đích, không đúng là không được.  Vì Nghị quyết 88 nêu rõ kinh phí thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do ngân sách nhà nước bảo đảm và huy động từ xã hội. Kinh phí từ ngân sách nhà nước được nêu trong dự toán ngân sách hằng năm do Chính phủ trình Quốc hội theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Nếu không thực hiện làm bộ sách như Nghị quyết đã nêu thì Bộ phải trả lại ngân sách vay vốn ODA trước đó về nội dung này.

Hoặc nếu xin chuyển mục đích sử dụng, thì phải đàm phán với các bên, nhưng Chính phủ phải trình Quốc hội việc thực hiện đề án”- đại biểu Thái Trường Giang nêu rõ.

Đại biểu Thái Trường Giang cũng cho biết, trong 2 kỳ họp thứ bảy và thứ tám của Quốc hội khóa XIV diễn ra trong năm 2019, cá nhân ông và nhiều đại biểu chưa nhận được nội dung nào liên quan đến việc xin chuyển đổi mục đích sử dụng số tiền đi vay để làm sách giáo khoa, cũng như giải trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chi tiêu, sử dụng như thế nào với số tiền hàng nghìn tỉ đồng để thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội sẽ dành gần 3.000 biên chế cho giáo viên thuộc đối tượng đặc cách?

Nguyễn Hà - Cường Ngô |

UBND thành phố Hà Nội có tờ trình gửi HĐND thành phố về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp thành phố Hà Nội năm 2020.

Một bộ phận giáo viên vẫn có quyền được nghỉ hưu sớm

Đặng Chung |

Trong khoảng 1.810 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, có đối tượng là giáo viên dạy thể dục, thể thao tại các khoa, trường chuyên thể dục, thể thao. Những người này sẽ được quyền nghỉ hưu sớm hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu chung.

Vay 16 triệu USD để làm sách giáo khoa, Bộ GDĐT đã chi như thế nào?

Đặng Chung |

Những giờ qua, dư luận quan tâm đến thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chi khoản tiền 16 triệu USD như thế nào, để thực hiện biên soạn sách giáo khoa mới?

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại đầu tiên tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại sát nút 2-3 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trên sân nhà tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Theo chân những phụ nữ lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày cuối tuần, khách du lịch tới tham quan tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) cũng đông hơn ngày thường. Tại bến thuyền Tràng An, hàng nghìn phụ nữ làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật hơn...

Phụ huynh ở Bình Dương tố Apax English thu học phí nhưng không dạy

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Hàng chục phụ huynh tại Bình Dương đã tập trung làm đơn tố Trung tâm tiếng Anh Apax English - Apax Leaders chi nhánh Bình Dương thu học phí nhưng không dạy học.

Nguy cơ tiềm ẩn từ thiết bị định vị, camera giám sát người già

Thúy Ngọc (Theo Reuters) |

Chuyên gia cho rằng, những thiết bị định vị GPS, camera giám sát người cao tuổi trong nhà hữu ích, nhưng tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư.

Hà Nội sẽ dành gần 3.000 biên chế cho giáo viên thuộc đối tượng đặc cách?

Nguyễn Hà - Cường Ngô |

UBND thành phố Hà Nội có tờ trình gửi HĐND thành phố về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp thành phố Hà Nội năm 2020.

Một bộ phận giáo viên vẫn có quyền được nghỉ hưu sớm

Đặng Chung |

Trong khoảng 1.810 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, có đối tượng là giáo viên dạy thể dục, thể thao tại các khoa, trường chuyên thể dục, thể thao. Những người này sẽ được quyền nghỉ hưu sớm hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu chung.

Vay 16 triệu USD để làm sách giáo khoa, Bộ GDĐT đã chi như thế nào?

Đặng Chung |

Những giờ qua, dư luận quan tâm đến thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chi khoản tiền 16 triệu USD như thế nào, để thực hiện biên soạn sách giáo khoa mới?