Trang thơ: Chứa chan thương nhớ

Nhà thơ Vi Thùy Linh chọn và giới thiệu |

Tháng 7 nguyệt lịch là thời điểm giao cảm Âm - Dương với lòng quan tâm, hồi niệm, tưởng nhớ. Vu Lan, khoảng thời gian sâu lắng của lòng biết ơn bậc sinh thành, ông bà, tổ tiên, thể hiện hiếu thảo, sửa lỗi thiếu khuyết khi mải mê guồng tất bật mà xao lãng bổn phận trong thiết chế huyết tộc, gắn kết gia đình. Vu Lan minh xác giá trị đạo hạnh của mỗi người tạo nên một xã hội phát triển vẫn giữ nguyên bản sắc mỹ tục cao đẹp.
Thiêng liêng lan tỏa, Vu Lan!

CHA
(tác giả: NGUYỄN NGỌC HẠNH)

Khi nói ra điều này với cha
Thì mọi thứ trên đời con sắp hết
Dẫu đã muộn, vẫn còn kịp lúc
Lỗi lầm này đâu chỉ riêng con

Cả một đời lội suối trèo non
Cha gánh hết muôn phần khổ nhọc
Thương mẹ tảo tần, nuôi đàn con ăn học
Bao đau buồn đều dành hết cho cha

Mấy chục năm rồi, người đi xa
Tóc con bạc như tóc cha ngày ấy
Mới nhận ra điều thật bình dị
Có mấy ai trọn đạo sinh thành?

Chữ hiếu lững lờ trôi mong manh
Con vừa chạm, đã tan rồi, không kịp
Khi hiểu được thì đời con sắp hết
Dẫu muộn màng xin tạ lỗi cùng cha

Bể trần này ai sắp bày ra
Mà giọt lệ cứ lặng thầm rơi xuống
Tóc bạc rồi, cha ơi quá muộn
Con giật mình nước mắt lại trào lên!

8.2024

NƯỚC MẮT CHẢY XUÔI
(tác giả: TRẦN MAI HƯỞNG)

Đến cuối đời con càng thương bố
Những tháng ngày lặng lẽ cô đơn
Mẹ đi trước, bố một mình lẻ bóng
24 năm không có người phụ nữ ở bên

Sao có lúc con vô tình đến thế
Chỉ thấy bố vui với cháu con
Không biết được nửa bên kia khuất lấp
Đêm đơn thân dằng dặc những canh trường

Có những ngày con sống bằng ảo tưởng
Cứ nghĩ lúc nào cũng có bố ở bên
Bao sóng gió cuộc đời yên ắng
Bố mãi chờ con với nụ cười hiền

Bố thương cả những điều hay dở
Những dại khôn con chưa thấu lẽ đời
Trái tim lớn bao dung nhẫn nại
Đủ chỗ cho con sai đúng, ngược xuôi

Chưa hết thương con lại đắm đuối sang đời cháu
Một lũ ngu ngơ nào đã biết gì
Một thế hệ có ông che chở
Lẫm chẫm nên người thì ông đã ra đi...

Lặng lẽ lo toan chẳng bao giờ phiền trách
Nước mắt xuôi theo năm tháng gập ghềnh
Bao giọt yêu thương cho đời sau hết cả
Những mặn chát đắng cay bố giữ lại trong lòng

Con đã đến tuổi thành ông chăm cháu
Lại lo toan thêm một vòng đời
Có những chiều thấy lòng mình lửa đốt
Những giọt nước mắt muộn màng chảy ngược bố ơi!

2024

NÀO ĐÂU THÁNG BẢY
(tác giả: TRẦN GIA THÁI)

Ngàn ngạt mây trời trĩu nặng khói nhang
Khói nhòa khói loang khói vờn lãng đãng
Ẩn hình ẩn dạng áo sương la đà
Câu kinh mơ hồ dềnh dàng ngọn gió
Tiền vàng ai hóa ngác ngơ nấm mồ

Xá tội vong nhân mà đau vẫn đó
Buồn con mắt đỏ thẫn thờ heo may
Có gì cay cay có gì nghèn nghẹn
Này đừng lỗi hẹn bướm vàng đất nâu
Này thôi u sầu sương phơi trắng tóc
Bát cơm than lửa hồn ơi về đâu

Bao nhiêu đàn lễ bấy nhiêu mỏi mòn
Bến nào bến mơ cho người siêu thoát
Chốn nào chốn gửi ta đang nương nhờ
Hỏi thăm ngọn gió trên đầu phất phơ
Nào đâu tháng Bảy mưa Ngâu có chờ?

8.2024

GỬI NGOẠI NƠI XA
(tác giả: MAI VĂN LẠNG)

Bảy, tám, chín mươi ngoại vẫn một mình lọ mọ
Thổi niêu cơm, tro và gạo trộn cùng
Mỗi lần nhìn con nước mắt lưng tròng
Con đi đi, ngoại không ở với cháu
Nhà có đông người đâu, mẹ một con, bà có 3 cháu
Mẹ con đã “đi” trước bà để lũ cháu cút côi
90 tuổi người vẫn lẻ bóng, một mình thôi
Cháu “lừa" mãi bà mới ra Hà Nội
3 năm trời gần bà nhưng cháu càng xót xa tủi hận
Tuổi hạc cao, bà lẫn cẫn mất rồi
Còn đâu ngày nắng Hạ mưa Đông
Bà đọc Kiều, hát dân ca, kể đời mình cho cháu
Cháu lớn lên vịn câu hát làm người
Nhìn cháu trưởng thành, thấy bà vui
Người chắt chiu từng xu, góp gom cho cháu
Bởi bố mẹ cháu nghèo nên vai người nặng gánh
80 tuổi vẫn đầu chợ cuối sông
Ra với cháu, bà còn nhớ không
Vẫn thèm thuốc lào, hương vị quê hương Vĩnh Bảo
Đã 18 năm
Ngoại đi mãi mà không bao giờ về nữa
Mỗi lần về quê con không dám thăm mái nhà xưa ngoại ạ!
Vật đấy người đâu đắng đót đến khôn cùng
Hãy yên lòng, thưa ngoại, ngoại ơi!
Cháu đang sống theo nếp xưa ngoại dạy
Dù cuộc đời bể - dâu, ngang - trái
Vẫn giữ lòng mình, không hổ thẹn với người xưa!

8.2024

THƯ MỘT DÒNG
(tác giả: ĐÀO VĂN QUANG)

Con chợt như trẻ lên 3 sau 3 năm mất mẹ
Tiếng chuông chùa vọng không gian bốn bề
Mẹ phiêu diêu nơi nào
Cho con đưa mẹ đi hết thảy
Chùa thanh tịnh trầm hương khói bay

Con nhớ lúc mẹ cầm tay
Dạy con viết chữ cái đầu tiên
Cô giáo tiểu học yêu nghề, người mẹ tảo tần bận rộn ngày đêm
Sao con chưa lần nào gửi thư cho mẹ

Mẹ ơi, mùa Vu lan rồi!
Những loài hoa theo chuông ngân nhớ mẹ
Con viết mãi lá thư, không kể
Về tuổi 50 con út mồ côi
Thư chỉ có một dòng thôi
Mẹ về trong chiêm bao hay trên các ngả đường dõi theo con khắp

Chỉ một dòng, mà sao thư không cuối
Tuyết rơi mùa Hè, mẹ ôm con lại nhé!
Mẹ nhìn con khác nào chú bé khi con bơi mỗi sáng
Con lặn sâu tháng 8 về tháng 1 năm 2021
Không viết "tái bút", con lên bờ ngóng bóng
Con giữ mẹ Tuyết hiền bên bến nhớ của Quang...

6.8.2024

Nhà thơ Vi Thùy Linh chọn và giới thiệu
TIN LIÊN QUAN

Trang thơ: Tháng 8 say mê

Nhà thơ Vi Thùy Linh chọn và giới thiệu |

Tháng 8 đến, mang theo mùa Thu mới. Mùa lao động đi qua mọi mùa, qua bao kiếp người. Tháng 8 cũng đánh dấu sinh nhật tuổi 95 của Lao Động, tờ báo mà manchette như một chân lý vĩnh viễn của nhân loại tiến bộ: Khát vọng sống để đóng góp cho xã hội, cho thế giới. Mọi ngành nghề chân chính đều toát ngời vẻ đẹp khi người lao động tận lực, say mê.
Bỗng nhớ một câu của danh họa V. Van Gogh (1853 - 1890) như tuyên ngôn mãnh liệt dấn thân: "Anh phải lao động và táo bạo nếu anh thực sự muốn sống".

Trang thơ: Đêm hoa vàng

Bình Nguyên Trang |

Đêm hoa vàng” là tập thơ mới của Bình Nguyên Trang (NXB Hội nhà văn 2024). Đây là tập thơ thứ 5 của tác giả nữ thế hệ 7X.

Trang thơ: Lên rừng xuống biển

Nhà thơ Vi Thùy Linh chọn và giới thiệu |

Nếu Xuân là mùa lễ hội, du Xuân thì Hè là kỳ nghỉ dài của học sinh các cấp, sinh viên và mọi người lao động đều có quyền mong muốn được nghỉ ngơi nạp năng lượng để lại tiếp tục guồng quay nỗ lực.
Lên rừng xuống biển không chỉ là địa lý di chuyển của những chuyến đi mà còn là nơi sống của các tác giả thơ trong số này, từ Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ trung du, Thủ đô tới Pleiku ra Cẩm Phả.

Giữ bình yên cho cuộc sống nơi biên cương Tổ quốc

Hà Linh - Việt Bắc |

Những bản làng xa xôi nhất tại tỉnh biên giới Hà Giang đang từng ngày khoác lên màu bình yên, no ấm, trong đó có sự đóng góp quan trọng của lực lượng Công an.

Nghiên cứu sinh Đại học Luật vi phạm có thể bị xử lý hình sự

Nhóm PV |

Theo quy chế của chính Trường Đại học Luật Hà Nội, nghiên cứu sinh vi phạm có thể bị xử lý hình sự.

Real Madrid ra quân thất vọng tại La Liga 2024-2025

TAM NGUYÊN |

Real Madrid chỉ có 1 điểm và 1 thẻ đỏ trong ngày ra quân tại La Liga 2024-2025.

Vì sao nhiều học sinh chọn ngành báo chí, truyền thông?

ANH ĐỨC |

Điểm chuẩn cao chót vót là minh chứng cho sức hút của nhóm ngành báo chí, truyền thông trong mùa tuyển sinh năm 2024.

Tràn lan xây dựng trên đất nông nghiệp tại thành phố Phổ Yên

Nhóm PV |

Thái Nguyên - Hàng loạt công trình, cơ sở chăn nuôi tại xóm Nhe (xã Thành Công, Phổ Yên) mọc lên như nấm, đa số xây dựng trên đất nông nghiệp, đất rừng.

Trang thơ: Tháng 8 say mê

Nhà thơ Vi Thùy Linh chọn và giới thiệu |

Tháng 8 đến, mang theo mùa Thu mới. Mùa lao động đi qua mọi mùa, qua bao kiếp người. Tháng 8 cũng đánh dấu sinh nhật tuổi 95 của Lao Động, tờ báo mà manchette như một chân lý vĩnh viễn của nhân loại tiến bộ: Khát vọng sống để đóng góp cho xã hội, cho thế giới. Mọi ngành nghề chân chính đều toát ngời vẻ đẹp khi người lao động tận lực, say mê.
Bỗng nhớ một câu của danh họa V. Van Gogh (1853 - 1890) như tuyên ngôn mãnh liệt dấn thân: "Anh phải lao động và táo bạo nếu anh thực sự muốn sống".

Trang thơ: Đêm hoa vàng

Bình Nguyên Trang |

Đêm hoa vàng” là tập thơ mới của Bình Nguyên Trang (NXB Hội nhà văn 2024). Đây là tập thơ thứ 5 của tác giả nữ thế hệ 7X.

Trang thơ: Lên rừng xuống biển

Nhà thơ Vi Thùy Linh chọn và giới thiệu |

Nếu Xuân là mùa lễ hội, du Xuân thì Hè là kỳ nghỉ dài của học sinh các cấp, sinh viên và mọi người lao động đều có quyền mong muốn được nghỉ ngơi nạp năng lượng để lại tiếp tục guồng quay nỗ lực.
Lên rừng xuống biển không chỉ là địa lý di chuyển của những chuyến đi mà còn là nơi sống của các tác giả thơ trong số này, từ Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ trung du, Thủ đô tới Pleiku ra Cẩm Phả.