Những vấn đề quan trọng của thi ca đương đại trong thời đại mới

Hải Minh |

Sáng 5.2, tọa đàm “Thơ hiện nay với hôm nay” được tổ chức tại Hà Nội trong khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam 2023.

Tọa đàm “Thơ hiện nay với hôm nay”  có sự tham gia của nhà thơ nhiều thế hệ, thảo luận và làm rõ những vấn đề quan trọng của thi ca đương đại trong việc góp phần xây dựng con người thời đại mới.

Tiếp cận tư duy thơ hiện đại 

Theo nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, bản chất của sự cách tân và đổi mới thơ hôm nay không chỉ nằm ở sự tìm tòi về mặt hình thức nghệ thuật cấu trúc của ngôn ngữ thơ mà điều thiết yếu căn cốt là ở sự đổi mới nội dung đời sống được phản ánh trong thơ.

Trong rất nhiều thế kỷ qua, các trường phái thơ lớn trên thế giới qua mỗi thời kỳ, đều hướng tới sự tìm tòi và cách tân thơ. Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cho rằng, điều khác biệt để có thể nhận ra được các nhà thơ cách tân của mỗi thời đại có "gương mặt thơ" khác nhau như thế nào chính là ở nội dung đời sống trong thơ họ ở thời đại ấy đã được phản ánh, khắc hoạ trong một trường thẩm mỹ riêng.

"Theo tôi, từ xưa đến nay, các nhà thơ thường nói lên tiếng nói của nỗi đau và khát vọng dân tộc mình, các nhà thơ đã thở hơi thở đời sống cần lao của nhân dân mình.

Tôi nghĩ, nhà thơ chỉ có thể gắn bó với đời sống tinh thần của dân tộc mình khi những bài thơ của họ nhận được sự cộng hưởng, sự tri ân từ những con người yêu nước chân chính vào những thời điểm đất nước gian lao" - nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cho hay.

 
Tọa đàm “Thơ hiện nay với hôm nay”. Ảnh: Toán Phan

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến bày tỏ quan điểm, những nhà thơ sung sức hiện nay đang có những cách tân được dư luận chú ý là những nhà thơ đã biết cách giữ được đặc thù của ngôn ngữ thơ trong chuyển động đổi mới của những con chữ với các xu hướng tìm tòi nhằm nâng cao vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ bằng những ý tưởng mới.

"Thật ra, thơ hay có những tiêu chí gì, chuẩn mực gì vẫn là chuyện muôn đời xưa nay còn phải bàn cãi, vì cái hay đối với lớp người này (ở thời điểm này) chưa chắc đã là hay đối với lớp người khác (ở thời điểm khác) và ngược lại. 

Có một số nhà thơ đương đại đang hướng đến cách tiếp cận tư duy thơ hiện đại theo kiểu lập trình những suy tưởng mới, những ý tưởng mới để làm thay đổi nội dung trình hiện của các bài thơ, để làm cho những con chữ thơ có một đời sống tư tưởng sâu sắc hơn, đa nghĩa hơn, giàu hàm lượng tri thức hơn" - nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cho biết.

Tọa đàm “Thơ hiện nay với hôm nay”  có sự tham gia của nhà thơ nhiều thế hệ. Ảnh: Toán Phan
Tọa đàm “Thơ hiện nay với hôm nay” có sự tham gia của nhà thơ nhiều thế hệ. Ảnh: Toán Phan

Khích lệ các câu lạc bộ thơ

Theo nhà thơ Vũ Quần Phương, hiện nay số lượng các nhà thơ phải tính bằng đơn vị vạn và các tập thơ xuất bản hàng năm cũng phải dùng tới đơn vị nghìn.

Nhà thơ Vũ Quần Phương đặt ra câu hỏi, tài năng ở đâu rơi xuống mà lại may mắn thế? Tài năng thì chưa ai nghiên cứu. May mắn thì cũng chưa thấy ai nhận xét, nhưng hiện tượng thì ai cũng thấy.

"Thơ, có thể còn ngây thơ nhưng cuộc đời lại là những người từng trải, giàu vốn sống. Họ không ăn lương thơ. Họ có lương hưu. Hoạt động của họ như hội họp, đọc thơ, in thơ... cũng là tiền riêng. Chả phiền đến ngân sách. Làm thơ, với họ, như một cuộc chơi. Câu lạc bộ thơ cũng chỉ là một sân chơi.

 
Nhà thơ Vũ Quần Phương phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Toán Phan

Mà chơi trong cõi tinh thần, chơi tình cảm, chơi trí tuệ có ích hơn chơi tổ tôm, xóc đĩa lắm chứ. Viết một bài thơ là sống lại một chặng sống của mình, là nghĩ ngợi lại việc đời mà mình đã trải. Nó như một cuộc tự kiểm điểm về đạo lý, về phép ứng xử" - nhà thơ Vũ Quần Phương nói.

Theo nhà thơ Vũ Quần Phương, Hội nhà văn Việt Nam và các hội Văn Nghệ địa phương, cho đến nay, đều để tâm giúp đỡ về chuyên môn và tổ chức các hình thức sinh hoạt.

Ngày Thơ của Hội nhà văn Việt Nam được tổ chức từ 21 năm nay cũng trong ý định để các nhà thơ trò chuyện với người yêu thơ, những năm gần đây còn là cơ hội tập hợp và khích lệ các câu lạc bộ thơ.

Vài năm ngay trước dịch COVID-19 các câu lạc bộ thơ đã tạo nên trong Ngày thơ một vùng thơ tài tử khá đầm ấm, sầm uất tại không gian Văn Miếu, gợi lại không khí hội làng thuở xa xưa.

Nhà thơ Vũ Quần Phương bày tỏ ý kiến: "Tôi thấy bản thân việc ra đời các CLB thơ không hề làm tổn hại thành tựu của nền thơ ca Việt Nam. Nhưng số lượng các ấn phẩm thơ xuất hiện trên thị trường sách thì có ảnh hưởng tới việc tiêu thụ thơ. Hiện nay, số tập thơ ấn hành hàng năm gấp từ 30 đến 40 lần các giai đoạn trước Thơ chưa đạt chuẩn vẫn đưa ra thị trường.

Các hiệu sách có sáng kiến: Không nhập thơ nữa. Hiện nay nhiều hiệu sách đã không bán thơ. Trừ những hiệu sách tự tìm lấy bản thảo, biên tập giới thiệu công phu và liên kết với các nhà xuất bản lớn để in và bán, bán giá cao".

Hải Minh
TIN LIÊN QUAN

Tết Nguyên Tiêu và Ngày Thơ Việt Nam ấm áp ở miền Tây

YẾN PHƯƠNG |

Tết Nguyên tiêu không chỉ là dịp lễ lớn để cầu an mà còn là điểm hẹn thân quen của những tâm hồn yêu thích thơ ca dưới ánh Rằm xuân đầu tiên trong năm mới.

Nhiều kỷ vật quý của các nhà thơ được trưng bày tại Ngày thơ Việt Nam 2023

Hải Minh |

Nhiều kỷ vật của các nhà thơ nổi tiếng được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) trong sự kiện Ngày thơ Việt Nam 2023.

Dòng người tiễn đưa nhà thơ của “Quê hương” về đất mẹ

Phương Linh |

Chiều 25.1 (mùng 4 Tết Nguyên đán) dòng người tiễn đưa nhà thơ Giang Nam-  tác giả của bài thơ "Quê hương" an nghỉ tại nghĩa trang Phước Đồng (TP. Nha Trang, Khánh Hòa).

Toàn cảnh động đất 7,8 độ Richter khiến 4.300 người thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ

Bảo Bình - Dương Anh |

Tính đến sáng 7.2, đã có hơn 4.300 người thiệt mạng và hơn 18.000 người bị thương ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sau trận động đất mạnh 7,8 độ Richter. Đây là một trong những trận động đất mạnh nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1999.

Thêm 1 thiếu niên tử vong trong vụ tai nạn giao thông tại Điện Biên

THANH BÌNH |

Trong vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng vừa xảy ra đêm 6.2 tại Điện Biên đã có thêm 1 thiếu niên tử vong khi được đưa đến bệnh viện.

Độc đáo lễ hội đập trống của người Ma Coong

PHI LONG - ĐỨC TUẤN |

QUẢNG BÌNH - Hàng năm, cứ vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch, người Ma Coong lại tổ chức lễ hội đập trống nhằm cầu trời, đất cho mưa thuận gió hòa, nương rẫy được tươi tốt, bản làng được ấm no, khỏe mạnh, gia súc không bị dịch bệnh…

Những người vô gia cư không bao giờ ăn xin

LƯƠNG HẠNH |

Trong khi không ít người ăn xin lợi dụng lòng thương cảm của người khác để trục lợi thì đâu đó vẫn còn những mảnh đời bất hạnh, những người vô gia cư cố gắng tìm kế mưu sinh trên khắp các nẻo đường Hà Nội.

Biển số trắng đổi sang biển số vàng khi còn hạn đăng kiểm: Nhiêu khê!

Minh Hạnh |

Nhiều chủ phương tiện gặp khó khi xe vẫn còn hạn đăng kiểm, muốn đổi từ biển số trắng đổi sang biển số vàng không phải đăng kiểm lại... nhưng khi xin phù hiệu kinh doanh vận tải thì Sở Giao thông Vận tải yêu cầu phải đăng kiểm lại. Nhiều ý kiến cho rằng yêu cầu này gây lãng phí và phiền hà.

Tết Nguyên Tiêu và Ngày Thơ Việt Nam ấm áp ở miền Tây

YẾN PHƯƠNG |

Tết Nguyên tiêu không chỉ là dịp lễ lớn để cầu an mà còn là điểm hẹn thân quen của những tâm hồn yêu thích thơ ca dưới ánh Rằm xuân đầu tiên trong năm mới.

Nhiều kỷ vật quý của các nhà thơ được trưng bày tại Ngày thơ Việt Nam 2023

Hải Minh |

Nhiều kỷ vật của các nhà thơ nổi tiếng được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) trong sự kiện Ngày thơ Việt Nam 2023.

Dòng người tiễn đưa nhà thơ của “Quê hương” về đất mẹ

Phương Linh |

Chiều 25.1 (mùng 4 Tết Nguyên đán) dòng người tiễn đưa nhà thơ Giang Nam-  tác giả của bài thơ "Quê hương" an nghỉ tại nghĩa trang Phước Đồng (TP. Nha Trang, Khánh Hòa).