Dòng người tiễn đưa nhà thơ của “Quê hương” về đất mẹ

Phương Linh |

Chiều 25.1 (mùng 4 Tết Nguyên đán) dòng người tiễn đưa nhà thơ Giang Nam-  tác giả của bài thơ "Quê hương" an nghỉ tại nghĩa trang Phước Đồng (TP. Nha Trang, Khánh Hòa).

Nhà thơ Giang Nam (sinh năm 1929, tên khai sinh Nguyễn Sung, quê xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) - Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.

Ông được biết đến với sự nghiệp thơ ca có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà.

Đặc biệt tên tuổi nhà thơ Giang Nam gắn với bài thơ “Quê hương” được ông sáng tác vào năm 1960. Nhà thơ Giang Nam tạ thế vào lúc 9h45 phút, ngày mùng 2 Tết Nguyên đán ở tuổi 95.

Nhà thơ Giang Nam ra đi sau thời gian lâm bệnh.
Nhà thơ Giang Nam ra đi sau thời gian lâm bệnh.

Chiều 25.1, dòng người đông đảo là bạn hữu thơ ca đã tiễn ông về với đất mẹ.

Trong điếu văn của mình nhà văn Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã viết: “Hơn 90 năm sống trên thế gian này, ông đã đi hết con đường mà ông đã chọn và cần phải đi. Đây là con đường của một con người chân chính, con đường của một chiến sĩ đấu tranh cho độc lập và tự do của tổ quốc và con đường của một nhà tho. Nhìn lại toàn bộ cuộc đời của ông, chúng ta nhận thấy rằng: mỗi ngày sống của ông là một bài thơ lớn và mỗi bài thơ ông viết ra đều mang hơi thở một đời sống lớn của dân tộc”.

Lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa cùng nhà văn Nguyễn Quang Thiều dành những lời thương tiếc tiễn đưa nhà thơ Giang Nam.
Lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa cùng nhà văn Nguyễn Quang Thiều dành những lời thương tiếc tiễn đưa nhà thơ Giang Nam. Ảnh: Phương Linh

Theo nhà văn Nguyễn Quang Thiều, “Ông là một Ví Dụ được viết hoa cho lẽ sống của một con người. Con người mang tên Giang Nam ấy đã dâng hiến không mệt mỏi cho những điều tốt đẹp nhất của dân tộc. Ông là một Ví Dụ được viết hoa cho sứ mệnh của một nhà thơ. Nhà thơ mang tên Giang Nam ấy đã viết những câu thơ bằng nước mắt, bằng máu và bằng một tình yêu lớn cho khát vọng của con người trên mảnh đất này”.

Với những người yêu thơ, Giang Nam để lại “hai di sản không bị thay thế: Đó là những năm tháng ông đã sống và những câu thơ ông đã viết.

Sự ra đi của nhà thơ Giang Nam không bao giờ đồng nghĩa với sự kết thúc. Ông vẫn mãi mãi còn trong đời sống chúng là với một nụ cười trong sáng, một trái tim nhân hậu và một cuộc đời tận hiến cho dân tộc. Ông mãi mãi còn trong đời sống chúng ta cả trong những lúc khó khăn và thách thức nhất với những câu thơ dội vang của tình yêu quê hương”.

Thay mặt Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, thay mặt những nhà thơ Việt Nam và thay mặt những bạn đọc của ông trên mọi miền đất nước, nhà văn Nguyễn Gia Thiều xin được ngang đầu để gọi tên ông với niềm tự hào về ông, được cúi đầu để thưa với linh hồn ông về lòng biết ơn sâu sắc của chúng tôi đối với tất cả những gì ông đã sống và đã viết cho cuộc đời này.

Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1945, nhà thơ Giang Nam được Đảng và Nhà nước khen tặng: Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng B, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Quyết thắng hạng Nhất, Giải thưởng Nhà nước về Văn học và Nghệ thuật và nhiều bằng khen, giấy khen và kỷ niệm chương của Đảng và Nhà nước.

Và điều nối tiếc nhất công chúng vẫn dành cho Giang Nam đến nay là Giải thưởng Hồ Chí Minh xứng đáng với những gì cống hiến của ông cho nền văn nghệ nước nhà vẫn chưa trọn vẹn.

Xin giới thiệu lại cùng bạn đọc bài thơ “để đời” của nhà thơ Giang Nam, gắn với nhiều thế hệ - bài thơ “Quê hương”

"Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

"Ai bảo chăn trâu là khổ? "

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

Những ngày trốn học

Đuổi bướm cầu ao

Mẹ bắt được...

Chưa đánh roi nào đã khóc!

Có cô bé nhà bên

Nhìn tôi cười khúc khích

Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi... 

Cách mạng bùng lên

Rồi kháng chiến trường kỳ

Quê tôi đầy bóng giặc

Từ biệt mẹ tôi đi

Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)

Giữa cuộc hành quân không nói được một lời

Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại...

Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi...

Hoà bình tôi trở về đây

Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày

Lại gặp em

Thẹn thùng nép sau cánh cửa...

Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ

Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)

Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi

Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng...

Hôm nay nhận được tin em

Không tin được dù đó là sự thật

Giặc bắn em rồi quăng mất xác

Chỉ vì em là du kích, em ơi!

Đau xé lòng anh, chết nửa con người!

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm

Có những ngày trốn học bị đòn roi...

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất

Có một phần xương thịt của em tôi!

                                                     Giang Nam


Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Nhà thơ Giang Nam qua đời ở tuổi 94

Hữu Long |

Nhà thơ Giang Nam - tác giả bài thơ nổi tiếng Quê hương vừa qua đời do tuổi cao sức yếu.

Nhà thơ Giang Nam không được xét đặc cách Giải thưởng Hồ Chí Minh

Hữu Long |

Khánh Hòa đã nhiều lần đề nghị xem xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đối với nhà thơ Giang Nam. Sau khi nghiên cứu, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết căn cứ vào Luật Thi đua, khen thưởng, nhà thơ Giang Nam không được xét đặc cách Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Đề nghị Thủ tướng cho trình bổ sung xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhà thơ Giang Nam

Hữu Long |

Khánh Hòa vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho trình bổ sung xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhà thơ Giang Nam.

Cafe chiều thứ 7: Kinh doanh, trục lợi tâm linh tại các lễ hội

Nhóm PV |

Trong chương trình "Cafe chiều thứ 7" của báo Lao Động, PGS.TS Đinh Hồng Hải đã có những trao đổi xung quanh hiện trạng kinh doanh tâm linh, mua thần bán thánh ở các lễ hội hiện nay.

Cách giúp học sinh hào hứng đi học lại sau Tết Nguyên đán 2023

Tường Vân |

Không còn tâm lí chán nản, mệt mỏi hay sợ hãi, nhiều học sinh tỏ ra hào hứng trong ngày đầu đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Kịch bản bất ổn của thị trường dần lộ rõ khi lùi lịch điều chỉnh giá xăng

Cường Ngô |

Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, từ đầu năm 2022 đến nay, chiết khấu từ đầu mối nhập khẩu cho thương nhân phân phối xăng dầu, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu rất thấp, thời điểm này xuống 0 đồng/lít tại kho đầu nguồn.

Chợ Viềng Nam Định dự báo sẽ đông nghẹt sau 2 năm phải tạm dừng vì COVID-19

TRUNG DU |

Nam Định - Chuẩn bị diễn ra vào đêm nay (28.1) và rạng sáng mai (29.1), tức ngày 7 - 8 tháng Giêng - chợ Viềng Xuân Quý Mão 2023 được dự đoán sẽ thu hút đông đảo du khách, nhân dân từ khắp nơi đổ về họp chợ, cầu tài lộc, may mắn đầu năm.

Yên Bái: Ngang nhiên tổ chức sới chọi trâu quy mô khủng bất chấp quy định

Văn Đức |

Dù đã có quy định nghiêm cấm tổ chức chọi trâu. Tuy nhiên, Công ty Hải Cường vẫn ngang nhiên tổ chức sới quy mô khủng, thu hút hàng nghìn người tham gia.

Nhà thơ Giang Nam qua đời ở tuổi 94

Hữu Long |

Nhà thơ Giang Nam - tác giả bài thơ nổi tiếng Quê hương vừa qua đời do tuổi cao sức yếu.

Nhà thơ Giang Nam không được xét đặc cách Giải thưởng Hồ Chí Minh

Hữu Long |

Khánh Hòa đã nhiều lần đề nghị xem xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đối với nhà thơ Giang Nam. Sau khi nghiên cứu, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết căn cứ vào Luật Thi đua, khen thưởng, nhà thơ Giang Nam không được xét đặc cách Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Đề nghị Thủ tướng cho trình bổ sung xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhà thơ Giang Nam

Hữu Long |

Khánh Hòa vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho trình bổ sung xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhà thơ Giang Nam.