Làm sao có phim truyện xứng tầm với lãnh tụ Hồ Chí Minh

Việt Văn |

Bao giờ và làm sao để có tác phẩm phim truyện lớn xứng tầm với lãnh tụ Hồ Chí Minh - câu hỏi này nhiều lần được đặt ra không chỉ vào những dịp kỷ niệm, lễ lạt mà trong các trại sáng tác kịch bản phim truyện, trong các Liên hoan phim quốc gia, giải thưởng Cánh diều của Hội Điện ảnh Việt Nam. Trong dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) sắp trình Quốc hội thông qua vào tháng 5.2022, trong danh mục các chủ đề phim được Nhà nước xét đặt hàng, tài trợ  có phim về lãnh tụ…

Nhìn vào các phim điện ảnh làm về Bác như “Hẹn gặp lại Sài Gòn” (đạo diễn: Long Vân, kịch bản: Sơn Tùng, sản xuất năm 1990), “Hà Nội mùa Đông năm 46” (đạo diễn: Đặng Nhật Minh, kịch bản: Đặng Nhật Minh, Hoàng Nhuận Cầm, 1997); “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông” (đạo diễn: Nguyễn Khắc Lợi, Viên Thế Kỷ - Trung Quốc, kịch bản: Hữu Mai, 2003); “Vượt qua bến Thượng Hải” (đạo diễn: Triệu Tuấn, Phạm Đông Vũ - Trung Quốc, kịch bản: Hà Phạm Phú, Lê Ngọc Minh, Giả Phi, 2010), “Nhìn ra biển cả” (đạo diễn: Vũ Châu, kịch bản: Nguyễn Thị Hồng Ngát, 2010), “Thầu Chín ở Xiêm” (đạo diễn: Bùi Tuấn Dũng, kịch bản: Đinh Thiên Phúc, 2015),” Nhà tiên tri” (đạo diễn: Vương Đức, kịch bản: Hoàng Nhuận Cầm, 2015).

Có thể rút ra mấy điều: quá ít phim truyện điện ảnh về Bác, một con người vĩ đại. Và cũng chưa có một phim nào khái quát được toàn bộ sự nghiệp và cuộc đời của Bác, mà mỗi phim chỉ như một lát cắt - 1 trang về một giai đoạn trong cuộc đời. Sự lựa chọn những thời điểm lịch sử phụ thuộc vào sở trường, vốn hiểu biết và đam mê của các đạo diễn. Và các đạo diễn trừ một Bùi Tuấn Dũng thế hệ 7X - trung niên còn lại là các đạo diễn... cao niên. Nó cho thấy chủ đề về Bác vẫn luôn là một thách thức với các nhà làm phim trẻ.

Chất vĩ đại và giản dị của Bác trên phim như thế nào?

Nhà thơ Tố Hữu nổi tiếng với nhiều bài thơ bất hủ về Bác đi vào trái tim người dân Việt. Ông có những câu thơ thể hiện được cốt cách của Bác như “Nhớ ông cụ mắt sáng ngời/Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường/ Nhớ Người những sáng tinh sương/Ung dung yên ngựa trên đường suối reo…” (Việt Bắc). Sự giản dị của Bác thể hiện trong từng chi tiết - áo nâu, túi vải, và cái phong thái, cốt cách ung dung tự tại của Bác toát lên ở hình ảnh Bác trên lưng ngựa.

Các nhà làm phim Việt khi làm chủ đề Bác cũng cố gắng khắc họa tầm vóc vĩ đại và nét giản dị tạo thành phong cách Hồ Chí Minh nhưng mức độ thành công chưa cao.

Người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong “Hẹn gặp lại Sài Gòn” và “Nhìn ra biển cả” mang trong mình khát vọng, hoài bão lớn lao giải phóng dân tộc, cứu nước cứu dân. Sự nhiệt huyết, hăng say của tuổi trẻ được thể hiện nhưng cái bản lĩnh, và cái khát vọng hơn người chưa được thể hiện đậm nét. Hình tượng Bác qua những giai đoạn lịch sử,bước đường cách mạng từ Thái Lan (“Thầu Chín ở Xiêm”), qua Hồng Kông (“Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”), tới Hạ Môn, Thượng Hải (“Vượt qua bến Thượng Hải”), cho đến những ngày Đông ở Hà Nội (“Hà Nội mùa Đông năm 46”) và những năm tháng khốc liệt nơi chiến khu Việt Bắc (“Nhà tiên tri”) được các đạo diễn dồn tâm sức thể hiện, và có những thành công nhất định.

“Hà Nội mùa đông năm 1946” của đạo diễn Đặng Nhật Minh chọn một giai đoạn cam go nhất trong lịch sử mà ở đó mỗi quyết sách của Bác đều quyết định tới sự tồn vong của đất nước. Tầm vóc trí tuệ, bản lĩnh, sự quyết đoán của Người được thể hiện qua nhiều trường đoạn, kể cả những phút tĩnh lặng để tập trung năng lượng giải “bài toán khó”.

Phẩm chất “nhà tiên tri” của Bác lại được đạo diễn Vương Đức  thể hiện trong bộ phim cùng tên trong đó, giai đoạn Bác “nằm gai nếm mật” ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn 1947-1950. Khi đó, Bác đã tiên đoán chính xác ngày Giải phóng Thủ đô năm 1954…

Lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng được các nhà làm phim chú ý khai thác yếu tố đời thường, giản dị trong mối quan hệ với gia đình, bạn bè, các cháu thiếu nhi và những đồng chí cách mạng. Sự gần gũi xóa đi khoảng cách ở cách ứng xử ân cần, chân tình của Bác tạo thành một tác phong Hồ Chí Minh.

Từ tình cảm của thày giáo Nguyễn Tất Thành với các học trò ở trường Dục Thanh (PHan Thiết) trong “Nhìn ra biển cả” hay tình yêu đơn phương của Út Vân trong “Hẹn gặp lại Sài Gòn”, bức thư Bác viết gửi bà Tống Khánh Linh đề nghị trợ giúp, giải thoát 11 em là con của các liệt sĩ tham gia cách mạng ở Thượng Hải bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt, trong phim”Vượt qua bến Thượng Hải”...

Làm phim về Bác đòi hỏi cách tiếp cận khác

Một vấn đề đặt ra làm phim về Bác nên làm theo hướng lịch sử hay dã sử. Hướng lịch sử được các nhà làm phim Việt theo đuổi vì ngoài những tư liệu lịch sử dày dạn, nó có vẻ yên tâm hơn, an toàn hơn. Còn nếu tư liệu mỏng thì tự thân đạo diễn phải mày mò, đi tìm.

Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng (“Thầu Chín ở Xiêm”) làm về giai đoạn Bác Hồ còn trẻ, ở Thái Lan năm 1928 - 1929. Theo Dũng: Nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu viết về Bác thời kì này đầy tính phỏng đoán và không đáng tin cậy. Nó chỉ giúp anh tham khảo chứ không có giá trị lịch sử để đưa vào phim.  Và Dũng phải qua Thái Lan và phỏng vấn rất nhiều người già mà gia đình họ từng nuôi giấu Bác hồi 1928-1929. Gặp các nhà sử học, những nhà nghiên cứu Việt Nam người Thái rồi qua Pháp, tới bảo tàng Đông Dương tại Paris, Bộ Thuộc địa, tìm trong văn khố tất cả những thông tin về ông Nguyễn Ái Quốc giai đoạn này để hình dung về Bác. Sau đó Dũng lại qua Thái Lan một lần nữa để gặp những nhân tố cần khai thác thêm, rồi mới chính thức viết kịch bản đạo diễn cho bộ phim.

Còn việc lựa chọn diễn viên đóng vai Bác, cho đến nay thực tế chưa có diễn viên nào hóa thân vào vai Bác thành công lớn để có thể gắn liền tên tuổi của mình với vai diễn.

NSND Bùi Bài Bình vai Bác Hồ trong phim “Nhà tiên tri”. Ảnh chụp lại từ trailer phim.
NSND Bùi Bài Bình vai Bác Hồ trong phim “Nhà tiên tri”. Ảnh chụp lại từ trailer phim.

NSƯT Tiến Hợi là một trong số ít diễn viên thể hiện vai Bác tốt nhất. Diễn xuất điềm đạm, chắc chắn, chất giọng trầm ấm có nội lực, ông thể hiện hình tượng Bác trong “Hà Nội mùa đông năm 1946” khá giản dị và gần gũi.

Còn các NSND Bùi Bài Bình (“Nhà tiên tri”),  NSƯT Trần Lực (“Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”), Minh Đức (“Nhìn ra biển cả”) và  Mạnh Trường (“Thầu Chín ở Xiêm”) đều rất nỗ lực, cố gắng nhưng cũng chưa để lại dấu ấn thật mạnh mẽ. Về vấn đề này, đạo diễn Lương Đình Dũng (tác giả của các phim “Cha cõng con”, “578: Phát đạn của kẻ điên”, “Thành phố ngủ gật”…) lại cho rằng: “Tôi không nghĩ khó chọn diễn viên vì chúng ta có nhiều nghệ sĩ có tài, lạ lắm chỉ là chưa khai thác hết thôi. Còn dĩ nhiên thần thái, giọng nói và biểu cảm quan trọng hơn là dáng vẻ bên ngoài. Dù vậy, dáng vẻ vẫn phải hóa trang kỹ để những nét cơ bản giống Bác như cái trán, chòm râu. Giọng nói thì phải lồng tiếng, chứ để nguyên chắc khó vì nội lực thâm trầm trong giọng nói của Bác rất khó thể hiện...”.

Quan trọng nhất vẫn là cách tiếp cận, khai thác chủ đề về Bác như thế nào, hay nói cách khác là điểm nhìn của đạo diễn. Lương Đình Dũng bộc bạch: Hình tượng Bác Hồ qua văn học nghệ thuật qua các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế thật là vĩ đại, khiến cho các nhà làm phim Việt cảm thấy bị ngợp.

Làm sao để thể hiện được tầm vóc vĩ đại của Bác, thực sự là thách thức vô cùng to lớn với các nhà làm phim. Để làm phim về Bác có thể khai thác yểu tố giản dị trong con người Bác và cách làm phim giản dị nhưng giản dị lại là đỉnh cao của nghệ thuật. Vì thế cần một đội ngũ làm phim hết sức chuyên nghiệp và có trình độ cao, từ khâu hóa trang trở đi đến quay phim, làm ánh sáng.

Tuy nhiên xét đến cùng, mấu chốt của một phim hay phải là kịch bản hay. Và điện ảnh Việt thiếu trầm trọng một kịch bản phim truyện hay về Bác. Ngay đến cả văn học, cũng chưa có nhiều tác phẩm tiểu thuyết hay về Bác, ngoại trừ một “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng năm xưa.

Khi được hỏi: Chị có bao giờ có ý định viết kịch bản phim truyện về Bác không? Và theo chị cái khó nhất khi viết về Bác là gì? Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã đã trả lời thẳng thắn: “Đã nhiều lần tôi có ý định viết về Bác. Không phải vì đây là đề tài dễ dược duyệt ngân sách mà vì tôi muốn tự mình giải mã những điều tưởng như hiển nhiên của một lãnh tụ, nhưng xét dưới góc độ con người thì còn nhiều bí ẩn. Nhưng quả là rất khó.

Có thể tôi chưa đủ tri thức cũng như trải nghiệm để giải mã vấn đề. Cũng có thể tôi, mặc dù rất mơ hồ, cảm thấy không đủ tự tin để nói về một nhân vật đã được nói đến quá nhiều dưới những góc nhìn mang tính “công thức”. Mà theo quan niệm của tôi thì cái gì còn chưa đủ tự tin thì chớ thưa thốt. Thêm một bộ phim về Người giống như những bộ phim khác đã làm thì thật phí phạm xét trên mọi phương diện”.

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Kịch lịch sử tìm được người xem trẻ Thành phố Hồ Chí Minh

PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái |

Từng tổ chức thành công chùm kịch: “Âm binh”,“Cát trắng như gạo”,“Mê đê”, NSND Hoàng Yến - Giám đốc Nhà hát Thế Giới Trẻ (Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh) - vỡ lẽ: Kịch lịch sử Việt chính là giải pháp khả thi nhất nhằm tìm lại khán giả đã… lạc mất, nhất là khán giả trẻ - khán giả tương lai của sân khấu kịch Thành phố Hồ Chí Minh.

“Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình”: Tôn trọng sự thật và minh bạch lịch sử

Việt dũng (thực hiện) |

“Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình” do Báo Nhân Dân thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, là một dự án phim tài liệu đồ sộ gồm 90 tập phim (25 đến 30 phút/tập), như một “biên niên sử” của dòng chảy lịch sử, sự phát triển trường tồn của dân tộc, đất nước, thời đại… song hành cùng với sự lớn mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ kính yêu trong cả một tiến trình lịch sử, từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra thời đại Hồ Chí Minh cho đến nay. Phim được phát sóng đúng dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2020) và dự kiến kéo dài đến tháng 2.2021 trên VTV1 và nhiều kênh sóng truyền hình cả nước. Phóng viên Lao Động đã có cuộc phỏng vấn NSND Lê Thi - Tổng đạo diễn của bộ phim.

Những kỷ vật giản dị, gần gũi làm nên sự vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phạm Đông - Tùng Giang |

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một biểu tượng và là tấm gương cho các thế hệ về nhân cách. Những kỷ vật của Bác toát lên hình ảnh một vị cha già dân tộc sống cuộc đời bình dị, gần gũi, đầy tính hy sinh. Sau mỗi kỷ vật là một câu chuyện xúc động về cuộc đời, đạo đức cao đẹp, nhân cách lớn lao mà bình dị của Bác.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Kịch lịch sử tìm được người xem trẻ Thành phố Hồ Chí Minh

PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái |

Từng tổ chức thành công chùm kịch: “Âm binh”,“Cát trắng như gạo”,“Mê đê”, NSND Hoàng Yến - Giám đốc Nhà hát Thế Giới Trẻ (Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh) - vỡ lẽ: Kịch lịch sử Việt chính là giải pháp khả thi nhất nhằm tìm lại khán giả đã… lạc mất, nhất là khán giả trẻ - khán giả tương lai của sân khấu kịch Thành phố Hồ Chí Minh.

“Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình”: Tôn trọng sự thật và minh bạch lịch sử

Việt dũng (thực hiện) |

“Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình” do Báo Nhân Dân thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, là một dự án phim tài liệu đồ sộ gồm 90 tập phim (25 đến 30 phút/tập), như một “biên niên sử” của dòng chảy lịch sử, sự phát triển trường tồn của dân tộc, đất nước, thời đại… song hành cùng với sự lớn mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ kính yêu trong cả một tiến trình lịch sử, từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra thời đại Hồ Chí Minh cho đến nay. Phim được phát sóng đúng dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2020) và dự kiến kéo dài đến tháng 2.2021 trên VTV1 và nhiều kênh sóng truyền hình cả nước. Phóng viên Lao Động đã có cuộc phỏng vấn NSND Lê Thi - Tổng đạo diễn của bộ phim.

Những kỷ vật giản dị, gần gũi làm nên sự vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phạm Đông - Tùng Giang |

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một biểu tượng và là tấm gương cho các thế hệ về nhân cách. Những kỷ vật của Bác toát lên hình ảnh một vị cha già dân tộc sống cuộc đời bình dị, gần gũi, đầy tính hy sinh. Sau mỗi kỷ vật là một câu chuyện xúc động về cuộc đời, đạo đức cao đẹp, nhân cách lớn lao mà bình dị của Bác.