Câu chuyện gói bánh chưng ăn Tết

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Câu chuyện gói bánh chưng là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm dịp Tết. Mỗi vùng miền, địa phương lại có những cách làm bánh chưng khác nhau.

Bánh chưng là lễ vật quan trọng được người Việt dâng cúng ông bà tổ tiên trong tết Nguyên đán, tùy theo từng địa phương mà bánh chưng được gói theo những hình dạng khác nhau.

Người Việt ở đồng bằng châu thổ sông Hồng thường gói bánh vuông, người miền Nam gói bánh tét, người Tày, Nùng gói bánh chưng gù… Dù hình dáng bánh có khác nhau, nhưng tựu chung lại đấy vẫn là món bánh được làm nên từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, gói bằng lá dong và buộc bằng lạt.

Quy trình làm bánh chưng được người Việt chuẩn bị rất kỹ lưỡng, từ đầu tháng Chạp người ta đã chuẩn bị tre để chẻ lạt, chuẩn bị lá dong để gói bánh, chuẩn bị đỗ xanh và đụng lợn để làm nhân…

 
Bánh chưng lưng gù của người Tày - Nùng. Ảnh: Viết Trường
 
Bánh chưng Tày vùng Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Ảnh: Viết Trường

Bà Phạm Thị Thắm (48 tuổi, Hải Dương) cho biết từ đầu tháng Chạp bà đã ra chợ để tìm mua đỗ xanh, gạo nếp để gói bánh chưng. Loại đỗ xanh và gạo nếp này phải được lựa chọn kỹ càng, gạo nếp phải mẩy, đỗ xanh không bị mọt.

Khoảng ngày 26, 27 tháng Chạp khi đàn ông con trai chuẩn bị đụng lợn, thì những người phụ nữ cũng ra chợ để tìm mua lá dong, lạt để gói bánh. Bà Thắm cho biết lá dong phải chọn cẩn thận, bởi nếu lá nhỏ hoặc bị rách thì khi gói bánh sẽ xấu, thậm chí lúc luộc bánh có thể bị vỡ.

Nhiều địa phương phụ nữ là người chuẩn bị nguyên liệu để gói bánh, nhưng người trực tiếp gói lại là đàn ông. Những người gói bánh lâu niên thường không cần dùng khuôn, nhưng sản phẩm sau khi làm xong thì chiếc nào cũng giống nhau, mấy chục chiếc đều tăm tắp.

Không khí gói bánh chưng ngày Tết mang lại cho người ta sự háo hức, từng chiếc bánh được xếp vào nồi, ngọn lửa nổi lên và làn khói bay quện với mùi thơm của gạo nếp. Hình ảnh cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng, người già kể cho con trẻ nghe về những câu chuyện cổ tích, đợi đến lúc giao thừa vớt bánh chưng lên cúng gia tiên đã trở thành một phần ký ức không thể nào quên của mỗi người Việt Nam.

Bánh chưng sau khi chín được vớt lên nhiều người cẩn thận còn đem rửa qua nước lạnh, người ta cho rằng làm như vậy thì bánh sẽ có màu xanh và giữ được lâu. Đợi khi bánh nguội người ta cho bánh lên bàn thờ gia tiên, thắp hương và gửi tới bề trên với tất cả tấm lòng thơm thảo.

Xã Hùng Lô (TP.Việt Trì - Phú Thọ) nổi tiếng với nghề gói bánh chưng gắn liền với truyền thuyết từ thủa các Hùng Vương. Ảnh: Song Hùng
Xã Hùng Lô (TP.Việt Trì - Phú Thọ) nổi tiếng với nghề gói bánh chưng gắn liền với truyền thuyết từ thủa các Hùng Vương. Ảnh: Song Hùng
Xã Hùng Lô (TP.Việt Trì - Phú Thọ) nổi tiếng với nghề gói bánh chưng gắn liền với truyền thuyết từ thủa các Hùng Vương. Ảnh: Song Hùng

Trong mâm cỗ ba ngày Tết bánh chưng là món ăn không thể thiếu, khách đến chơi nhà bao giờ gia chủ cũng mời khách thưởng thức miếng bánh chưng, đáp lại thịnh tình của gia chủ khách vui vẻ thưởng thức và dành cho gia chủ những lời khen chúc.

LÝ VIẾT TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Du khách thích thú trải nghiệm tự tay gói bánh chưng ở Mũi Né

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Hàng trăm du khách quốc tế và trong nước được trải nghiệm gói bánh chưng ở resort tại TP.Phan Thiết. Với sự hướng dẫn của các nhân viên resort, những du khách mặc những bộ áo dài truyền thống Việt Nam và tận tay thực hiện các công đoạn để hoàn thành một chiếc bánh chưng. Cạnh đó là các gian hàng Tết xưa như làm tò he, viết thư pháp, làm cào cào lá tre để du khách trải nghiệm.

Vắng dần những nồi bánh chưng ngày Tết

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Tết cổ truyền dân tộc với hình ảnh quây quần bên nồi bánh chưng là dịp để mọi thành viên gia đình đoàn tụ, tâm tình thắt chặt tình thân nhưng những năm gần đây đã vắng dần những nồi bánh chưng do người dân chuyển sang đi mua sẵn.

Nơi quanh năm nấu bánh chưng ở Thái Bình thêm gạo, tăng lửa vào Tết

TRUNG DU |

Thái Bình - Không chỉ tăng thêm gạo nếp, thêm lửa mà tất cả mọi thứ từ đỗ xanh, thịt lợn, lá dong... cho đến nhân công đều tăng gấp nhiều lần ngày thường để có thể kịp phục vụ nhu cầu của thị trường.

Tuyển nữ Việt Nam trong năm 2023: Hy vọng thành công từ bóng đá nữ TPHCM

Như Thùy |

Tại World Cup nữ 2023, đội tuyển nữ Việt Nam với bộ khung gồm những trụ cột quan trọng của câu lạc bộ TPHCM được kỳ vọng sẽ gặt hái được nhiều thành công trong lần đầu tham dự đấu trường này.

Du khách Tây thích thú đón Tết Việt ở Mũi Né

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Những du khách quốc tế đến du lịch Hàm Tiến-Mũi Né, TP.Phan Thiết trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão may mắn được trải nghiệm nét văn hóa truyền thống của người Việt và tham gia các lễ hội do địa phương tổ chức. Những điều thú vị lần đầu được trải nghiệm khiến du khách thích thú.

Chè trung du cổ làm nên thương hiệu vang danh vùng đất Tân Cương

Kiên Nguyễn - Nguyễn Hoàn |

Thái Nguyên - Vùng đất Tân Cương (TP Thái Nguyên) lâu nay vẫn được biết đến là nơi hội tụ nhiều loại chè ngon có tiếng. Nhưng ít ai biết rằng trên miền trung du này, có một giống chè cổ đã làm nên thương hiệu vang danh chè Thái.

Người Việt toả sáng

Minh Hà (tổng hợp) |

Năm 2022, hai tiếng thiêng liêng “Việt Nam” vang lên nhiều lần ở những giải thưởng, bảng xếp hạng uy tín trên thế giới. Cùng Lao Động điểm lại một số gương mặt nổi bật.

Những ký ức thế giới trên vách đá Ngũ Hành Sơn

Tường Minh |

Một sự kiện văn hóa lớn của Việt Nam đã diễn ra vào những ngày cuối năm 2022 khi “Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, Việt Nam” chính thức được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương công nhận là Di sản tư liệu thế giới.

Du khách thích thú trải nghiệm tự tay gói bánh chưng ở Mũi Né

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Hàng trăm du khách quốc tế và trong nước được trải nghiệm gói bánh chưng ở resort tại TP.Phan Thiết. Với sự hướng dẫn của các nhân viên resort, những du khách mặc những bộ áo dài truyền thống Việt Nam và tận tay thực hiện các công đoạn để hoàn thành một chiếc bánh chưng. Cạnh đó là các gian hàng Tết xưa như làm tò he, viết thư pháp, làm cào cào lá tre để du khách trải nghiệm.

Vắng dần những nồi bánh chưng ngày Tết

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Tết cổ truyền dân tộc với hình ảnh quây quần bên nồi bánh chưng là dịp để mọi thành viên gia đình đoàn tụ, tâm tình thắt chặt tình thân nhưng những năm gần đây đã vắng dần những nồi bánh chưng do người dân chuyển sang đi mua sẵn.

Nơi quanh năm nấu bánh chưng ở Thái Bình thêm gạo, tăng lửa vào Tết

TRUNG DU |

Thái Bình - Không chỉ tăng thêm gạo nếp, thêm lửa mà tất cả mọi thứ từ đỗ xanh, thịt lợn, lá dong... cho đến nhân công đều tăng gấp nhiều lần ngày thường để có thể kịp phục vụ nhu cầu của thị trường.