Vì sao có nơi dâng lên bàn thờ chiếc bánh chưng dài

Anh Tuấn |

Ở huyện miền núi Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc), thay vì bánh chưng vuông, người dân thường gói bánh chưng dài để dâng lên bàn thờ cúng gia tiên.

Chiều 29 Tết Nguyên đán Canh tý 2020, bà Nguyễn Thị Hồng (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) tất bật gói bánh chưng để chuẩn bị cho mâm cỗ tất niên của gia đình. Bánh chưng ở vùng thôn quê này không phải là bánh chưng vuông như ở các nơi khác, mà là bánh chưng dài như bánh tét miền Nam.

"Tôi không biết bánh chưng dài có từ bao giờ, nhưng từ nhỏ, tôi đã được bố mẹ dạy cách gói loại bánh chưng này. Ở quê tôi, dâng lên bàn thờ tổ tiên phải là bánh chưng dài như bánh tét miền Nam vậy. Đó cũng là thức quà đầu năm, dành tặng nhau ăn, là mong muốn đại gia đình một năm an bình, vui vẻ, hạnh phúc", bà Hồng cho biết.

Chiếc bánh chưng dài dâng lên bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết.
Chiếc bánh chưng dài dâng lên bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết. Ảnh: A.T

Theo bà Hồng, gạo gói bánh chưng dài là gạo nếp do mỗi nhà tự trồng, được ngâm nước trước khi gói bánh. Nhân bánh gồm có thịt lợn và đỗ xanh tùy sở thích của mỗi gia đình. 

Công đoạn gói bánh chưng đòi hỏi sự khéo léo, bởi nếu gói quá chặt tay, bánh sẽ bị ngấm nước, còn nếu gói quá lỏng bánh sẽ bị nhão. Do đó, gói chiếc bánh chưng dài mà thân tròn đẹp không phải ai cũng làm được.

"Khi xong xuôi các công đoạn, chỉ cần đặt bánh vào rồi và luộc. Bếp lửa cháy đều, mọi người trong gia đình thay nhau canh lửa, canh nước cho nồi bánh chưng. Nhìn ngọn lửa hồng, cháy đượm quanh nồi bánh to bản, thỉnh thoảng nghe tiếng than củi nổ tí tách, tạo nên sự đặc trưng của hương vị Tết truyền thống", bà Hồng nói.

 

Bà Hoàng Thị Hòa (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) cho biết, ở quê bà, bánh chưng dài còn là thứ quà bắt buộc phải có trong tục đi "sêu" - tục lệ biếu quà dịp tết của con rể đối với bố mẹ vợ trước ngày mùng 1 Tết Nguyên đán.

"Tục đi "sêu" xuất phát việc đạo nghĩa phu thê, tình nghĩa vợ chồng và ơn sinh thành của các cụ. Chính vì vậy, khi con rể biếu bố mẹ vợ chiếc bánh chưng dài tự nấu sẽ thể hiện được lòng thành, trọn đạo làm con", bà Hòa cho hay.

Bánh chưng là món không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết, cũng như trên bàn thờ cúng gia tiên. Từ bao đời nay, người Việt quan niệm, bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho sự ấm áp và lòng thành. Bánh chưng là biểu tượng, là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Gói bánh chưng xanh tặng cho người dân ăn Tết

HƯNG THƠ |

Cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng dọc tuyến biên giới Việt – Lào đã gói những chiếc bánh chưng xanh và vận động cả nghìn suất quà tặng cho người dân ở các bản làng ăn Tết.

Giáp Tết, làm hơn 1 vạn chiếc bánh chưng mỗi ngày vẫn không đủ bán

BẢO TRUNG - PHÚC ĐẠT |

Một số xưởng làm bánh chưng ở TP. Huế những ngày giáp Tết hoạt động liên tục, không lúc nào ngơi tay. Có xưởng làm đến hơn 10.000 chiếc bánh chưng mỗi ngày nhưng vẫn chỉ đáp ứng được 1/5 nhu cầu của người dùng.

Gia đình tứ đại đồng đường xứ Kinh Bắc cùng nhau tảo mộ, gói bánh chưng Tết

MAI KA - NGUYỄN HỒNG |

Chung sống đầm ấm dưới một mái nhà, 4 thế hệ của gia đình cụ Nguyễn Văn Bài cùng nhau lưu giữ những nét đẹp văn hóa của một cái Tết truyền thống.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Gói bánh chưng xanh tặng cho người dân ăn Tết

HƯNG THƠ |

Cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng dọc tuyến biên giới Việt – Lào đã gói những chiếc bánh chưng xanh và vận động cả nghìn suất quà tặng cho người dân ở các bản làng ăn Tết.

Giáp Tết, làm hơn 1 vạn chiếc bánh chưng mỗi ngày vẫn không đủ bán

BẢO TRUNG - PHÚC ĐẠT |

Một số xưởng làm bánh chưng ở TP. Huế những ngày giáp Tết hoạt động liên tục, không lúc nào ngơi tay. Có xưởng làm đến hơn 10.000 chiếc bánh chưng mỗi ngày nhưng vẫn chỉ đáp ứng được 1/5 nhu cầu của người dùng.

Gia đình tứ đại đồng đường xứ Kinh Bắc cùng nhau tảo mộ, gói bánh chưng Tết

MAI KA - NGUYỄN HỒNG |

Chung sống đầm ấm dưới một mái nhà, 4 thế hệ của gia đình cụ Nguyễn Văn Bài cùng nhau lưu giữ những nét đẹp văn hóa của một cái Tết truyền thống.