Bỏ tục đốt vàng mã: Cần áp thuế mức cao để hạn chế sản xuất và tiêu thụ

Đặng Chung |

GS-TS Đỗ Quang Hưng – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo đề xuất, để hạn chế việc người dân đốt vàng mã một cách lãng phí, cần đánh thuế ở mức thật cao với mảng kinh doanh và sản xuất mặt hàng này.

Con người làm biến tướng tục đốt vàng mã

Nội dung đề nghị loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các chùa trong công văn của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bởi đốt vàng mã đã trở thành một thói quen trong việc thực hành tín ngưỡng tâm linh của người Việt từ nhiều đời, dù bị lên án là lãng phí, làm ô nhiễm môi trường.

Đánh giá về chủ trương của Giáo hội Phật giáo VN, GS-TS Đỗ Quang Hưng cho rằng, đây là một quyết định “dũng cảm”, còn mức độ thành công đến đâu phụ thuộc rất lớn vào ý thức của người dân.

 
GS-TS Đỗ Quang Hưng.  

Với kinh nghiệm nghiên cứu về tôn giáo, văn hóa, GS Hưng cũng khẳng định, việc đốt vàng mã khi mới ra đời là một việc làm rất tiến bộ, mang ý nghĩa tốt đẹp.

“Bản thân việc đốt vàng mã là việc đốt hình nhân thế mạng thay người thật trong các tôn giáo của phương Tây, phương Đông trước đây. Khi nhà Hán của Trung Quốc nghĩ ra việc này, nó mang ý nghĩa thay cho việc hiến sinh người thật để tế thần. Như vậy là rất tiến bộ, văn minh. Chỉ đến khi đời sống con người khá lên thì lại làm nó bị biến tướng, biến nó trở thành phương tiện để xin xỏ thánh thần”- nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo khẳng định.

Cần đánh thuế cao với mặt hàng vàng mã

Hiện nay, mảng kinh doanh vàng mã mang lại lợi nhuận rất lớn cho nhiều doanh nghiệp. Có công ty thu về hàng trăm tỉ đồng mỗi năm. Việc sản xuất các mặt hàng vàng mã cũng đem lại thu nhập ổn định cho hàng nghìn người dân tại nhiều làng nghề khắp trong Nam ngoài Bắc.

Trong trường hợp, quy định hạn chế đốt vàng mã trong các chùa chiền của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có kết quả, người dân thay đổi dần thói quen, cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của nhiều người lâu nay coi việc làm vàng mã là “nghề kiếm cơm”.

Nhận định về điều này, GS-TS Đỗ Quang Hưng cho rằng khi nhu cầu cúng lễ, đốt vàng mã của người dân quá lớn, việc hình thành các làng nghề sản xuất mặt hàng này là tất yếu. Nhưng đứng về phương diện xã hội, việc điều chỉnh một ngành nghề là điều hết sức bình thường. Trước đây có những làng nghề sản xuất pháo, nhưng khi Nhà nước có chủ trương cấm đốt pháo, người dân cũng đã thay đổi mô hình sản xuất.

“Có chùa không đốt vàng mã đã tiết kiệm hàng tỉ đồng để ủng hộ cho người nghèo. Nếu tất cả các cơ sở thờ tự cũng làm được như vậy thì mỗi năm chúng ta sẽ tiết kiệm được số tiền rất lớn.

Tuy nhiên việc sản xuất, kinh doanh mặt hàng vàng mã ở nước ta hiện nay chưa được siết nghiêm. Bây giờ mấy ai mua được bó hương, hay đồ vàng mã tốt như trước đây, vì sản xuất tràn lan, không chú trọng chất lượng, đã thế còn làm ô nhiễm môi trường. Rồi đi buôn vàng mã bỏ một vốn kiếm mười lời thì ai chả ham. Theo tôi, ngoài việc tuyên truyền, Nhà nước phải đánh thuế thật cao mặt hàng này, cần phải đánh vào kinh tế để người dân thay đổi thói quen đốt vàng mã”- GS-TS Đỗ Quang Hưng kiến nghị.

>>>"Đỏ lửa" đốt vàng mã tại phủ Tây Hồ ngày rằm tháng Giêng
Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Xếp hàng chờ đến lượt hóa vàng ở phủ Tây Hồ ngày Rằm tháng Giêng

Cường Ngô |

Mặc dù đốt vàng mã trái với triết lý nhà Phật, thế nhưng tại một số đền chùa, phủ ở Hà Nội vẫn có nhiều người dân đến lễ bái đốt vàng mã.

Kêu gọi bỏ tục đốt vàng mã: Liệu người dân có từ bỏ?

Đào Bích |

“Chúng ta kỳ vọng vào công văn kêu gọi từ bỏ tục đốt vàng mã nhưng vẫn phải chờ đợi xem hiệu quả đến đâu”, PGS. TS. Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho biết.

Người dân có sẵn sàng từ bỏ đốt vàng mã?

N.L - N.P |

Việc bỏ tục đốt vàng mã hiện vẫn còn gây nhiều tranh cãi đặc biệt sau đề nghị của Giáo hội Phật giáo Trung ương về bỏ đốt vàng mã tại các nơi thờ tự Phật giáo.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Xếp hàng chờ đến lượt hóa vàng ở phủ Tây Hồ ngày Rằm tháng Giêng

Cường Ngô |

Mặc dù đốt vàng mã trái với triết lý nhà Phật, thế nhưng tại một số đền chùa, phủ ở Hà Nội vẫn có nhiều người dân đến lễ bái đốt vàng mã.

Kêu gọi bỏ tục đốt vàng mã: Liệu người dân có từ bỏ?

Đào Bích |

“Chúng ta kỳ vọng vào công văn kêu gọi từ bỏ tục đốt vàng mã nhưng vẫn phải chờ đợi xem hiệu quả đến đâu”, PGS. TS. Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho biết.

Người dân có sẵn sàng từ bỏ đốt vàng mã?

N.L - N.P |

Việc bỏ tục đốt vàng mã hiện vẫn còn gây nhiều tranh cãi đặc biệt sau đề nghị của Giáo hội Phật giáo Trung ương về bỏ đốt vàng mã tại các nơi thờ tự Phật giáo.