Kêu gọi bỏ tục đốt vàng mã: Liệu người dân có từ bỏ?

Đào Bích |

“Chúng ta kỳ vọng vào công văn kêu gọi từ bỏ tục đốt vàng mã nhưng vẫn phải chờ đợi xem hiệu quả đến đâu”, PGS. TS. Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho biết.

Công văn kêu gọi các phật tử bỏ tục đốt vàng mã của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của dư luận. Theo khảo sát của PV Lao Động, vàng mã vẫn được bày bán la liệt trước các cổng đền, chùa, phủ trên địa bàn Hà Nội. Tình trạng đốt vàng mã có giảm bớt nhưng để chấm dứt hoàn toàn thì còn là một câu chuyện dài. Tâm lý của nhiều người dân vẫn là tiếp tục đốt vàng mã, chỉ là hạn chế chứ không thể từ bỏ được.

Nhớ lại câu chuyện đặt linh vật ngoại lai ồ ạt trước đây, đến nay tình trạng này đã được dẹp bỏ. Vì thế, chúng ta có quyền kỳ vọng vào việc ngăn chặn, loại bỏ tục đốt vàng mã.

 
 Vàng mã vẫn được bày bán tràn lan trước cổng đền, chùa. 

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng bày tỏ lo ngại, nếu chỉ dựa vào lời kêu gọi, tuyên truyền, liệu có giúp người dân nhận thức và từ bỏ tục đốt vàng mã?

Theo PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, ngoài công văn số 31, nhiều năm qua Bộ VHTTDL đã có nhiều công văn chấn chỉnh về tình trạng đốt vàng mã bừa bãi. “Tuy nhiên, hiệu quả của các công văn chưa thực sự tốt. Lý do là chưa có sự chung sức của các tổ chức xã hội. Ngăn chặn tục đốt vàng mã, nếu chỉ có nỗ lực của mỗi ngành văn hóa thì không đủ”.

Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho biết thêm, trong chuyến đi kiểm tra lễ hội đầu năm nay, tình trạng hóa vàng ở một số nơi thờ Phật đã giảm bớt. Chùa Tổ (Thiên Quang) nằm trong khu di tích Đền Hùng đã kiên quyết từ chối việc đưa vàng mã vào. Phủ Dầy (Nam Định) cũng đã bớt. Tuy nhiên tình trạng vàng mã vẫn được bán lan tràn bên ngoài như ở Đền Trần (Nam Định), Phủ Tây Hồ (Hà Nội), …

Chen chân dâng lễ ở Phủ Tây Hồ. Ảnh: Trần Vương
Chen chân dâng lễ ở Phủ Tây Hồ. Ảnh: Trần Vương

"Tuy nhiên, việc giảm bớt tình trạng đốt vàng mã là một tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ công văn số 31 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đi vào đời sống. Chúng ta cũng nên đặt niềm tin vào sự lan tỏa, từ ý thức bỏ tục đốt vàng mã ở các chùa, dần dần sẽ lan sang những cơ sở thờ Phật khác", ông nói.

Trung ương Giáo hội Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến các phật tử và người dân. Đặc biệt là ở các cơ sở thờ tự chịu sự quản lý của Giáo hội Phật giáo như các chùa, nơi từ trước đến nay vẫn xảy ra tình trạng đốt vàng mã thường xuyên.

Tuy nhiên, do đặc điểm của Phật giáo, trong chùa có ban thờ mẫu, các ban thờ này không thuộc phạm vi chi phối của Giáo hội Phật giáo. Người dân có thể “lách luật” bằng cách không đốt trong chùa nhưng có thể đốt ở ban thờ mẫu.

Theo PGS Bùi Hoài Sơn, thói quen của người dân cũng là một rào cản. Vì thế, bên cạnh việc tuyên truyền cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của Giáo hội Phật giáo, Bộ VHTTDL và các ngành nghề khác trong xã hội.

Đào Bích
TIN LIÊN QUAN

GS Hoàng Chương: Không bỏ đốt vàng mã, nhưng chỉ nên đốt tượng trưng

Nguyên Linh |

Đó là chia sẻ của Giáo sư Hoàng Chương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam về sự việc giữ hay không tục lệ đốt vàng mã đang gây tranh cãi. 

Người dân có sẵn sàng từ bỏ đốt vàng mã?

N.L - N.P |

Việc bỏ tục đốt vàng mã hiện vẫn còn gây nhiều tranh cãi đặc biệt sau đề nghị của Giáo hội Phật giáo Trung ương về bỏ đốt vàng mã tại các nơi thờ tự Phật giáo.

Từ vàng mã đến bánh dày khủng: Sao cứ lãng phí và tự làm khổ mình!

Thế Lâm |

Đốt vàng mã là tập tục, nhưng có những tập tục đến một thời đại nào đó dần lộ ra các hạn chế, tác hại… thì phải cải tiến hoặc dẹp bỏ.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

GS Hoàng Chương: Không bỏ đốt vàng mã, nhưng chỉ nên đốt tượng trưng

Nguyên Linh |

Đó là chia sẻ của Giáo sư Hoàng Chương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam về sự việc giữ hay không tục lệ đốt vàng mã đang gây tranh cãi. 

Người dân có sẵn sàng từ bỏ đốt vàng mã?

N.L - N.P |

Việc bỏ tục đốt vàng mã hiện vẫn còn gây nhiều tranh cãi đặc biệt sau đề nghị của Giáo hội Phật giáo Trung ương về bỏ đốt vàng mã tại các nơi thờ tự Phật giáo.

Từ vàng mã đến bánh dày khủng: Sao cứ lãng phí và tự làm khổ mình!

Thế Lâm |

Đốt vàng mã là tập tục, nhưng có những tập tục đến một thời đại nào đó dần lộ ra các hạn chế, tác hại… thì phải cải tiến hoặc dẹp bỏ.