Tinh thần hào sảng từ duy tân văn hóa đến chấn hưng văn hóa

Vĩnh Khánh |

Từ đầu thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI, văn hóa Việt Nam đã trải qua đoạn trường 100 năm, từ Duy tân văn hóa đến Chấn hưng văn hóa. Nội dung các cuộc vận động có thể không giống nhau nhưng đều là hướng tới khắc phục những lỗ hổng, lạc hậu để kiến tạo ra những giá trị mới để tiến lên. Một động lực quan trọng của tiến trình văn hóa đó chính là tinh thần tự nhiệm, hào sảng văn hóa của giới trí thức, văn nghệ sĩ.

Từ duy tân văn hóa đầu thế kỷ XX…

Xã hội Việt Nam đã có những thay đổi lớn lao kể từ sau khi thực dân Pháp hoàn thành bình định và thiết lập chính quyền cai trị. Bước sang đầu thế kỷ XX thì tình hình đã có diễn biến khác, thuận lợi hơn cho công cuộc Duy tân văn hóa khi người Pháp cũng có ý chí thay đổi nền giáo dục chữ Hán bằng giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ.

Khởi đầu là các nhà Nho duy tân đã nhen nhóm lên tinh thần đổi mới văn hóa, mà người khởi đầu là Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu. Hai ông, sau khi từ Nhật Bản trở về đã hội kiến với các nhà Nho tiến bộ và quyết định mô phỏng Khánh Ứng Nghĩa thục (Keio Gijuku) do Fukuzawa Yukichi (1835 - 1901) - học giả, nhà tư tưởng, linh hồn của Minh Trị duy tân, để thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục do Lương Văn Can, làm Thục trưởng (Hiệu trưởng), Nguyễn Quyền làm Học giám.

Khai giảng vào tháng 3.1907 nhưng sau đó không lâu, khi phong trào chống sưu thuế ở Trung Kỳ bùng nổ, lo sợ sự ảnh hưởng của Đông Kinh nghĩa thục, chính quyền thực dân đã giải tán trường học này. Tuy nhiên, ảnh hưởng của trường học là khá mạnh mẽ, nó là con sóng duy tân đầu tiên về văn hóa, giáo dục của công cuộc Duy tân văn hóa nước nhà.

Điều đáng nói là hoạt động báo chí, xuất bản của người Việt đã hình thành, phát triển nhanh chóng. Có thể kể đến “Đông Dương tạp chí” của Nguyễn Văn Vĩnh, “Nam Phong tạp chí” của Phạm Quỳnh, “Nữ giới chung” của Sương Nguyệt Anh, “Phụ nữ Tân văn” của Nguyễn Đức Nhuận…là những tờ báo rất sáng giá trong công cuộc đổi mới văn hóa. Đi cùng đó là quá trình truyền bá chữ Quốc ngữ không chỉ nhanh chóng mà có kết quả rất to lớn.

Đồng thời, người Pháp tiến hành thành lập một hệ thống trường học mới ở tất cả các cấp, từ tiểu học đến đại học.

… đến chấn hưng văn hóa đầu thế kỷ XXI

Gần đây nhất, tháng 11.2021, Hội nghị Văn hóa toàn quốc đã diễn ra. Tại hội nghị này, sau khi nêu rõ thực trạng, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi chấn hưng nền văn hóa. Để thực hiện công cuộc chấn hưng văn hóa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề ra 6 nhiệm vụ và 4 giải pháp.

Giải pháp thứ nhất là “tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. Giải pháp thứ hai là xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm văn hóa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển văn hóa trong giai đoạn mới, đặc biệt chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ làm công tác văn hóa, văn học nghệ thuật. Thứ ba là, quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, các dân tộc, kết hợp với việc tiếp thu tinh hoa của thời đại. Thứ tư là, chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh trong xã hội, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục của gia đình và xã hội.

Vĩnh Khánh
TIN LIÊN QUAN

Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội đóng góp cho sự nghiệp chấn hưng văn hóa

Phạm Đông |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội khơi dậy, phát huy sức sáng tạo, trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ tri thức, văn nghệ sĩ, đóng góp công sức, trí tuệ nhiều hơn nữa cho sự nghiệp chấn hưng văn hóa, xây dựng con người Việt Nam thời đại mới.

Chấn hưng văn hóa không phải là chuyện riêng của ngành văn hóa

Hoàng Văn Minh |

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho rằng, dường như văn hoá mới chỉ được quan tâm nhiều ở cái vỏ vật chất bên ngoài như xây dựng các thiết chế văn hóa chứ chưa thực sự có chuyển biến rõ rệt về chất.

Kết tinh tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh để xây dựng, chấn hưng văn hóa

Vương Trần |

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một kho báu tinh thần cách mạng vô giá mà chúng ta - mọi thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau, phải luôn luôn ra sức học tập và làm theo, mãi mãi giữ gìn và phát huy; coi đó là kết tinh giá trị tinh thần cao đẹp, trở thành chuẩn mực để xây dựng, chấn hưng văn hóa, xây dựng con người Việt Nam thời đại mới.

Chấn hưng văn hóa: 350.000 tỉ đồng cần dùng hiệu quả để tránh thất thoát, tham nhũng

Hiền Hương (Thực hiện) |

Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với PGS. TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ -  nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, hiện đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương - xoay quanh những bàn tán, tranh cãi về dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia chấn hưng, phát triển văn hóa với 350.000 tỉ đồng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

350.000 tỉ đồng để chấn hưng văn hóa nếu không biết cách tiêu, sẽ rất nguy hiểm

Hiền Hương (thực hiện) |

Xoay quanh những bàn tán, tranh cãi về dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia chấn hưng, phát triển văn hóa với 350.000 tỉ đồng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với PGS. TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ.

Chấn hưng văn hóa, trước hết đừng để xuất khẩu văn hóa mãi mãi là cơ hội

Hoàng Văn Minh |

Xuất khẩu văn hóa, đưa bản sắc Việt ra thế giới qua công nghiệp thời trang, chúng ta đã đặt ra từ nhiều năm trước nhưng đến nay, thành quả thu được vẫn chỉ ở mức nhỏ giọt.

Lạng Sơn sẽ xây dựng công trình tưởng niệm tại Pháo đài Đồng Đăng

Cẩm Hà |

Tỉnh Lạng Sơn dự kiến sẽ xây dựng công trình tưởng niệm tại Pháo đài Đồng Đăng (huyện Cao Lộc), địa điểm gắn liền với cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.

Đề xuất thành lập tập đoàn để làm 200 km metro ở TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM – Nhiệm vụ xây 200 km đường sắt đô thị (metro) đến năm 2035 tại TPHCM được cho là rất khó khăn, nếu nhìn vào tuyến Metro số 1 chỉ 20 km nhưng làm mất 17 năm. Do đó, chuyên gia cho rằng TPHCM cần có cách làm mới, trong đó cần thiết thành lập tập đoàn phát triển đường sắt đô thị.

Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội đóng góp cho sự nghiệp chấn hưng văn hóa

Phạm Đông |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội khơi dậy, phát huy sức sáng tạo, trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ tri thức, văn nghệ sĩ, đóng góp công sức, trí tuệ nhiều hơn nữa cho sự nghiệp chấn hưng văn hóa, xây dựng con người Việt Nam thời đại mới.

Chấn hưng văn hóa không phải là chuyện riêng của ngành văn hóa

Hoàng Văn Minh |

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho rằng, dường như văn hoá mới chỉ được quan tâm nhiều ở cái vỏ vật chất bên ngoài như xây dựng các thiết chế văn hóa chứ chưa thực sự có chuyển biến rõ rệt về chất.

Kết tinh tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh để xây dựng, chấn hưng văn hóa

Vương Trần |

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một kho báu tinh thần cách mạng vô giá mà chúng ta - mọi thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau, phải luôn luôn ra sức học tập và làm theo, mãi mãi giữ gìn và phát huy; coi đó là kết tinh giá trị tinh thần cao đẹp, trở thành chuẩn mực để xây dựng, chấn hưng văn hóa, xây dựng con người Việt Nam thời đại mới.

Chấn hưng văn hóa: 350.000 tỉ đồng cần dùng hiệu quả để tránh thất thoát, tham nhũng

Hiền Hương (Thực hiện) |

Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với PGS. TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ -  nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, hiện đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương - xoay quanh những bàn tán, tranh cãi về dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia chấn hưng, phát triển văn hóa với 350.000 tỉ đồng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

350.000 tỉ đồng để chấn hưng văn hóa nếu không biết cách tiêu, sẽ rất nguy hiểm

Hiền Hương (thực hiện) |

Xoay quanh những bàn tán, tranh cãi về dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia chấn hưng, phát triển văn hóa với 350.000 tỉ đồng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với PGS. TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ.

Chấn hưng văn hóa, trước hết đừng để xuất khẩu văn hóa mãi mãi là cơ hội

Hoàng Văn Minh |

Xuất khẩu văn hóa, đưa bản sắc Việt ra thế giới qua công nghiệp thời trang, chúng ta đã đặt ra từ nhiều năm trước nhưng đến nay, thành quả thu được vẫn chỉ ở mức nhỏ giọt.