Chấn hưng văn hoá Việt Nam từ góc nhìn di sản văn hoá

TS. HÀ THANH VÂN |

Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất có ý nghĩa quan trọng, với mục tiêu tạo ra những động lực và nguồn lực cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam. Từ đó, cùng với các phương diện khác như chính trị, kinh tế, xã hội... góp phần phát triển bền vững đất nước.

Cần có một tư duy mới trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam đưa ra 9 nhóm nội dung chính: Phát triển nhân cách văn hóa con người Việt Nam, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền và giáo dục văn hóa, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, thúc đẩy sự phát triển văn học nghệ thuật, phát triển công nghiệp văn hóa, đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ trong lĩnh vực văn hóa, phát triển nguồn nhân lực văn hóa, hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Di sản văn hóa theo cách hiểu thông thường là những giá trị tinh thần và yếu tố vật chất mang tính truyền thống mà con người đã tạo ra và truyền lại qua các thế hệ. Di sản văn hóa thường phản ánh những khía cạnh quan trọng của đời sống xã hội trong quá khứ và hiện tại. Di sản văn hóa có thể là những di tích lịch sử và kiến trúc; là nghệ thuật, văn hóa biểu diễn như tranh, điêu khắc, âm nhạc, múa; là phong tục tập quán, lễ hội; là ngôn ngữ; là những sản phẩm đồ thủ công; là về y học, nông nghiệp, thiên văn...

Như vậy, di sản văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và duy trì tính chất văn hóa của các cộng đồng, quốc gia, và nhân loại. Bảo tồn di sản văn hóa là một phần quan trọng của việc bảo vệ, thúc đẩy phát triển sự đa dạng và sự hiểu biết giữa các nền văn hóa khác nhau.

Tuy nhiên, từ trước đến nay, dù Luật Di sản văn hóa, được ban hành năm 2001, thì vẫn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về di sản văn hóa, thậm chí có những quan niệm sai lệch hay coi nhẹ vai trò của những di sản văn hóa. Mặc khác, vẫn tồn tại nhiều quan điểm xem di sản văn hóa là một lĩnh vực riêng, không nằm trong tổng thể bức tranh phát triển chung của văn hóa Việt Nam, dẫn đến nhiều cách hiểu cho rằng di sản văn hóa chỉ cần bảo tồn mà không cần phát triển, hay đóng khung theo cách hiểu cứng nhắc về bảo tồn. Rõ ràng đã đến lúc phải đánh giá, xem xét, thừa nhận vai trò của di sản văn hóa trong việc chấn hưng nền văn hóa Việt Nam.

Hội rước pháo làng Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, Từ Sơn) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2016. Trong ảnh, lễ hội đầu năm 2023. Ảnh: Hải Nguyễn
Hội rước pháo làng Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, Từ Sơn) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2016. Trong ảnh, lễ hội đầu năm 2023. Ảnh: Hải Nguyễn

Từ tư duy đến biện pháp trong thực tiễn

Ngay từ những dòng chữ đầu tiên của Luật Di sản văn hóa đã viết: “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. Như vậy, việc giữ gìn di sản văn hóa trong nỗ lực chấn hưng văn hóa đất nước phải là việc chung của mọi công dân Việt Nam, với những hình thức phù hợp.

Tăng cường các chương trình, dự án để bảo tồn và bảo vệ di sản văn hóa: Để đảm bảo rằng di sản văn hóa Việt Nam được bảo tồn và bảo vệ, cần phải có các chương trình dự án để duy trì và bảo quản các di tích lịch sử, công trình kiến trúc, nghệ thuật truyền thống, nghề thủ công... Các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước và cộng đồng cần hợp tác trong việc này. Cần huy động hết các nguồn lực, thông qua việc trùng tu, bảo tồn, sửa chữa, đào tạo... để bảo vệ các di sản văn hóa. Nhìn từ phương diện quản lý nhà nước, năm 2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch đã ban hành Quyết định số 869/QĐ-BVHTTDL, giao nhiệm vụ xây dựng Đề án ban hành Chương trình bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa giai đoạn 2021 - 2030 cho Cục Di sản văn hóa chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2030.

Tuy nhiên cho đến nay, sự đóng góp của các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam mờ nhạt, chưa huy động được hết các nguồn lực từ trong nhân dân. Gần đây chiếc ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” của triều Nguyễn đưa ra đấu giá ở Pháp. Chỉ khi báo chí lên tiếng thì mới có những lời kêu gọi quyên góp để có nguồn lực mua lại chiếc ấn và đưa về Việt Nam. Như vậy, cần phải tăng cường tính chủ động trong việc kêu gọi xã hội hóa các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản.

Giáo dục và tạo nhận thức cho công chúng: Tăng cường hiểu biết nhận thức về di sản văn hóa Việt Nam là những việc làm cần thiết và quan trọng. Cần tổ chức các buổi triển lãm, hội thảo, khoa học, và sự kiện về văn hóa để giới thiệu di sản văn hóa Việt Nam cho người Việt Nam và những công dân quốc tế có quan tâm. Đặc biệt, cần đưa giáo dục về di sản văn hóa thành một bài học quan trọng trong môn học “Giáo dục công dân” ở nhà trường phổ thông. Ở cấp độ đại học và sau đại học, cần có những chính sách như giảm học phí, tặng học bổng... để khuyến khích các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh theo học ngành Di sản văn hóa. Có như vậy mới phổ biến kiến thức về di sản văn hóa ở một mức độ sâu rộng hơn.

Hỗ trợ và thúc đẩy những công việc nghiên cứu và sáng tạo: Hỗ trợ nghiên cứu và sáng tạo có liên quan đến di sản văn hóa Việt Nam. Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ, các tư nhân có khả năng có thể tài trợ các dự án nghiên cứu cụ thể, hỗ trợ các nghệ nhân dân gian và nhà nghiên cứu để họ có cơ hội nghiên cứu, khám phá, tìm hiểu và trên cơ sở đó, vừa bảo tồn vừa tạo ra các sản phẩm nghệ thuật mới. Đặc biệt, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thể đề ra một giải thưởng về di sản văn hóa, trao hàng năm với các nội dung: cho các nhà nghiên cứu, cho các nghệ nhân dân gian, hay cho những thành quả cụ thể trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

Thúc đẩy sự đa dạng văn hóa và tôn trọng văn hóa của các dân tộc trên đất nước Việt Nam: Cần nhận thức rằng, di sản văn hóa Việt Nam được thể hiện qua các khía cạnh đa dạng, phong phú của văn hóa các dân tộc nên cần khuyến khích sự tham gia phát triển và bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc anh em. Cần đưa ra những chính sách riêng, cụ thể, phù hợp với văn hóa của các dân tộc. Ưu tiên bảo tồn những giá trị văn hóa tinh thần và vật chất có nguy cơ bị thất truyền. Từ nhiều năm nay, đề án khai thác và bảo tồn sử thi Tây Nguyên do Viện Văn hóa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam được xem là một đề án tiêu biểu và thành công với những kết quả khả quan như 37 bộ sử thi đồ sộ của người Ê Đê, Jrai, Bahnar, Xơ Đăng, M’nông đã được sưu tầm, xuất bản sau khi thực hiện đề án.

Hợp nhất di sản văn hóa vào cuộc sống hiện đại: Kết nối di sản văn hóa với cuộc sống hàng ngày của người dân với các lĩnh vực khác như giáo dục, kinh tế và du lịch... Điều này có thể giúp di sản văn hóa trở nên sống động và có ý nghĩa hơn trong cuộc sống của mọi người. Kết hợp cùng với Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và các công ty du lịch để phát triển loại hình du lịch văn hóa. Báo chí và các phương tiện truyền thông nên chăng cần mở thêm những chuyên mục dành cho việc giới thiệu các di sản văn hóa, vừa để phổ biến kiến thức, vừa để nâng cao nhận thức của người dân. Cũng có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa dưới nhiều hình thức: Viết bài dự thi, làm game show trên truyền hình.

Hợp tác đa phương và quốc tế: Hợp tác với tổ chức quốc tế và các đối tác khác để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức, cũng như để tạo ra các dự án và chương trình chung liên quan đến di sản văn hóa Việt Nam. Trong thế giới phẳng như ngày nay, sự hợp tác về văn hóa bao giờ cũng là cơ hội không chỉ về mặt tài lực, mà còn là sự học hỏi những kinh nghiệm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở các nước khác.

Xây dựng và quản lý các không gian nghệ thuật và văn hóa: Xây dựng thêm quản lý tốt các trung tâm nghệ thuật (nhà hát, trung tâm nghiên cứu...) và văn hóa để tạo ra không gian cho nghệ sĩ - những người đam mê văn hóa có thể biểu diễn, giới thiệu di sản văn hóa thông qua các sự kiện, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật.

Như vậy, có thể thấy quá trình chấn hưng văn hóa từ góc nhìn di sản văn hóa là một công việc dài hơi, có nhiều khía cạnh phức tạp đòi hỏi sự cam kết, tương tác của nhiều bên khác nhau trong xã hội như chính phủ, tổ chức phi chính phủ, cộng đồng và các cá nhân. Nhưng đó cũng là một công việc cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay để có thể chấn hưng và phát triển văn hóa Việt Nam.

TS. HÀ THANH VÂN
TIN LIÊN QUAN

Lễ hội sắp nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia ở Kiên Giang có gì đặc biệt?

NGUYÊN ANH |

Lễ hội truyền thống kỷ niệm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh đã có lịch sử hình thành hơn 100 năm, có sức ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dân Kiên Giang và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.

Lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực sắp nhận Bằng Di sản Văn hóa phi vật thể

NGUYÊN ANH |

Dự kiến, tỉnh Kiên Giang sẽ đón nhận Bằng Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia “Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực - Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang” vào dịp diễn ra Lễ hội truyền thống kỷ niệm 155 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868-2023).

Cục Di sản văn hóa chưa có văn bản quy định về "diễn giải di sản", sao đủ căn cứ thuyết phục kết luận đúng - sai?

Hoàng Văn Minh |

Liên quan đến những tranh cãi về quản lý di sản nảy sinh từ vụ hầu đồng ở Huế, TS Trần Đức Anh Sơn (Đại học Đông Á) cho rằng, các nhà quản lý văn hóa cần theo sát thực tiễn để có những đối sách phù hợp trong việc ban hành quy định trong quản lý nhà nước về văn hóa di sản.

Dự báo đường đi và vùng nguy hiểm do áp thấp nhiệt đới

AN AN |

Cơ quan khí tượng của Việt Nam nhận định áp thấp nhiệt đới sắp tiến vào vùng biển từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi. Ngoài tác động mạnh trên biển, khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ sẽ có gió mạnh kèm mưa lớn trong những ngày tới.

Học viên kêu khổ về quy định thời gian, quãng đường học lái xe

Xuyên Đông |

Nhiều học viên, giáo viên dạy lái xe đang than trời về số lượng bài học đường trường. Theo quy định, số giờ học lái xe thực hành trên đường giao thông là khá cao. Tiếp đến, quy định bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát thực hành cũng thường xuyên xảy ra sự cố...

Tiền ảo và nguy cơ rửa tiền, đầu tư trái phép

TRÍ MINH |

Những quy định pháp lý rõ ràng cho tiền ảo, tiền mã hoá vẫn chưa được hoàn thiện. Đây hiện vẫn đang là lỗ hổng tạo ra nguy cơ của các hành vi phạm tội, lôi kéo người dân vào các hoạt động đầu tư trái phép.

Thiếu gần 200.000 kỹ sư, ngành IT vẫn tiếp tục tăng độ “hot” cuối năm 2023

LƯƠNG HẠNH - HOÀNG XUYẾN |

IT - Công nghệ thông tin là một trong những ngành tiếp tục được đánh giá là có nhu cầu tuyển dụng cao trong những tháng cuối năm 2023. Dự báo từ nay đến năm 2024, Việt Nam thiếu hụt khoảng 150.000 đến 200.000 kỹ sư IT mỗi năm.

Sóng tỉ giá sớm dừng, chứng khoán dự báo sớm bật sắc xanh

Đức Mạnh |

Chỉ số DXY (US Dollar Index) đang tiến tới vùng cản mạnh 105 điểm và được dự báo khó tăng cao hơn. Do đó giới chuyên gia cho rằng áp lực tỉ giá sẽ sớm hạ nhiệt, nhịp điều chỉnh của của thị trường chứng khoán sẽ mau kết thúc.

Lễ hội sắp nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia ở Kiên Giang có gì đặc biệt?

NGUYÊN ANH |

Lễ hội truyền thống kỷ niệm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh đã có lịch sử hình thành hơn 100 năm, có sức ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dân Kiên Giang và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.

Lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực sắp nhận Bằng Di sản Văn hóa phi vật thể

NGUYÊN ANH |

Dự kiến, tỉnh Kiên Giang sẽ đón nhận Bằng Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia “Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực - Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang” vào dịp diễn ra Lễ hội truyền thống kỷ niệm 155 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868-2023).

Cục Di sản văn hóa chưa có văn bản quy định về "diễn giải di sản", sao đủ căn cứ thuyết phục kết luận đúng - sai?

Hoàng Văn Minh |

Liên quan đến những tranh cãi về quản lý di sản nảy sinh từ vụ hầu đồng ở Huế, TS Trần Đức Anh Sơn (Đại học Đông Á) cho rằng, các nhà quản lý văn hóa cần theo sát thực tiễn để có những đối sách phù hợp trong việc ban hành quy định trong quản lý nhà nước về văn hóa di sản.