Rồng trong đời sống người dân Đất phương Nam

Thanh Mai |

Khi đến Đất phương Nam, rồng không chỉ để ngắm nhìn, cung kính, mà bước sâu hơn vào đời sống, hòa vào các vật dụng đời thường phục vụ người bình dân…

Từ linh vật huyền thoại

Rồng (long) là linh vật kỳ thú nhất muôn loài trong văn hóa phương Đông. Chưa ai nhìn thấy, nhưng nhiều người vẫn tin đó là con vật có thật và sở hữu nhiều điều phi phàm. Trước hết là hình tướng khi được mô tả như con vật được tích hợp từ nhiều bộ phận khác nhau của nhiều loài vật, như: mình dài như rắn được bao bọc bởi lớp vảy to và nhô cao, chân có móng vuốt dài và nhọn, đầu có sừng, bên trên tủa ra nhiều nhánh như sừng nai… Độc lạ hơn là con vật tích hợp đó lại có khả năng vượt trội ngàn vạn lần so với các “nguyên bản”.

Ang mực bằng gốm Nam Bộ hình rồng. Ảnh: Thanh Mai
Chiếc ang bằng gốm Nam Bộ hình rồng. Ảnh: Thanh Mai

Bởi không chỉ lặn sâu dưới nước, bay trên trời…, nhiều người còn tin rồng còn có năng lực hô mưa, gọi gió... Nói chính xác hơn là hội tụ đủ các tố chất “thiên hạ vô địch”. Chính vì thế mà từ xa xưa, rồng được xem là riêng của vua (con trời). Nói cách khác, vua lấy rồng làm biểu tượng của mình nên nhiều thứ liên quan đến vua đều được “mã hóa” thành “long”. Điển hình như áo thêu hình rồng của vua được gọi là long bào; áo lễ có thêu rồng của vua được gọi là long cổn; xe dành cho vua đi gọi là long xa; giường vua nằm được gọi là long sàng….

Hình tượng rồng trên ấm trà thuộc dòng gốm Lái Thiêu. Ảnh: Thanh Mai
Hình tượng rồng trên ấm trà thuộc dòng gốm Lái Thiêu. Ảnh: Thanh Mai

Thậm chí đến gương mặt của vua cũng được là mặt rồng: long nhan… Với việc có nhiều giá trị biểu tượng, rồng trở thành nguồn cảm hứng cho các nghệ nhân cung đình đưa vào các công trình cung vua, phủ chúa từ kiến trúc, tranh, tượng và đặc biệt là trên chất liệu gốm. Dần dần, hình tượng rồng được đưa vào các đình, chùa, miếu mạo… nơi tôn thờ các bậc tiền nhân, thần thành hoàng bổn cảnh, bậc có công với dân với nước…

Đến con vật đời thường

Tuy nhiên, khác với nhiều quốc gia phương Đông, người Việt Nam vừa tôn kính rồng như linh vật, nhưng cũng vừa xem rồng gần gũi như tổ tiên, ông bà trong gia đình. Bởi từ ngàn năm qua, cả dân tộc luôn tự hào là “con rồng, cháu tiên” với truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ “đẻ trăm trứng, nở trăm con”. Mặt khác với tư duy của “nền văn minh lúa nước”, người dân Việt tin và kỳ vọng rồng với khả năng hút nước, làm mưa sẽ hỗ trợ thuận tiện cho việc trồng lúa nước… Chính những điều thân thiết và gắn bó tốt đẹp đó, dần dần người Việt đã xem rồng như con vật thân quen. Tuy nhiên, khi thể hiện hình tượng rồng, đa số người dân đã “dân dã hóa” thành con giao, con cù…

Hình tượng rồng trên chậu trồng cây kiểng. Ảnh: Thanh Mai
Hình tượng rồng trên chậu trồng cây kiểng. Ảnh: Thanh Mai

Và trong những lần hiếm hoi đặc tả hình tượng con rồng một cách trực diện, cũng chỉ dám thể hiện hình ảnh rồng với bàn chân chỉ có 3 - 4 móng, và không rồng màu vàng… như để tránh phạm thượng với rồng 5 móng và rồng màu vàng được xem như độc quyền của vua, chúa…

Tuy nhiên, khi đến Đất phương Nam, những lưu dân “mang gươm đi mở cõi” lại đón nhận hình tượng rồng với tâm thế mới hơn. Vẫn tâm thức tôn kính theo truyền thống, nhưng cuộc sống tại vùng đất hoang du bạt ngàn, xa cách kinh đô, cộng với tính khí bộc trực, yêu chuộng tự do… đã khai mở cho cư dân nơi đây những lối suy nghĩ phóng khoáng hơn… Đây chính là nền tảng, là cơ sở mở đường để nhiều người mạnh dạn đưa hình tượng rồng vượt khỏi chốn cung đình, bước sâu vào cuộc sống của người bình dân.

Không chỉ được dùng hình tượng rồng để đặt tên cho dòng sông cung cấp nguồn nước ngọt cho cả vùng đất: sông Cửu Long (chín rồng) như sự kỳ vọng về cuộc sống trù phú... rồng còn xuất hiện trong lời ăn, tiếng nói hàng ngày của người dân, thậm chí còn ví von rồng như người bạn. Để bày tỏ sự tôn trọng với người khách đến thăm viếng, người Nam bộ có câu: “Rồng đến nhà tôm”…

Bàn chân rồng có 5 móng trên sản phẩm gốm màu Biên Hòa. Ảnh: Thanh Mai
Bàn chân rồng có 5 móng trên sản phẩm gốm màu Biên Hòa. Ảnh: Thanh Mai

Đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật, hình tượng rồng được các nghệ nhân dân gian trên vùng đất mới của Tổ quốc sáng tạo trên nhiều chất liệu với nhiều phương thức tạo hình như chạm đục, lộng khắc nổi, khắc chìm, vẽ, khảm, cẩn… Nhưng có lẽ ấn tượng nhất, phổ biến nhất và thể hiện rõ chất phóng khoáng nhất chính là vật liệu gốm. Có lẽ, khi đến đây hình tượng rồng mới chính thức công khai được đưa thẳng vào các vật dụng đời thường của người bình dân như tô, dĩa, bình hoa, chậu trồng cây… Nói cách khác, đến Đất phương Nam, rồng không chỉ để ngắm nhìn, cung kính, mà bước sâu vào đời sống, hòa mình vào vật dụng đời thường phục vụ cuộc sống người bình dân. Thậm chí, có dịp tìm hiểu hình tượng rồng trong bộ sưu tập của các nhà sưu tập gốm Nam Bộ xưa, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều hình tượng rồng được thể hiện rõ 5 móng...

Chưa hẳn là những người đầu tiên làm mới hình tượng rồng, và cũng không hẳn sản phẩm làm mới này đạt đến vẻ đẹp vượt trội… nhưng với những đổi mới mang tính đột phá về hình tượng rồng, những cư dân “mang gươm đi mở cõi” đã góp phần làm đa dạng kho tàng văn hóa dân tộc, làm phong phú ngôn ngữ tiếng Việt. Đó là đóng góp đáng trân trọng!

Thanh Mai
TIN LIÊN QUAN

Linh vật rồng thứ tư xuất hiện, nhiều người dân Quảng Ngãi mới hài lòng

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Sau ba linh vật rồng trang trí Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 được ra mắt ở Quảng Ngãi, một nghệ nhân từ huyện đảo Lý Sơn “vượt sóng” vào thành phố thiết kế linh vật rồng thứ tư, được nhiều người dân trầm trồ, khen ngợi.

Độc đáo những linh vật rồng chào xuân ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương cặp linh vật rồng làm bằng lu và linh vật rồng vàng phun nước làm bằng xốp được nhiều người đón nhận. Người dân địa phương đã khéo léo sử dụng vật liệu quen thuộc trong đời sống để tạo nên linh vật độc đáo, ý nghĩa chào xuân, mong một năm mới yên vui, may mắn.

Độc đáo cặp long sàng chạm rồng 500 năm tuổi ở Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Cặp long sàng (sập đá) được công nhận là bảo vật quốc gia hiện đang đặt tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng (thuộc khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô - Hoa Lư, Ninh Bình), cặp long sàng này được chạm khắc hình rồng, là kiệt tác điêu khắc của người Việt cách đây 500 năm.

Tết vui trên những công trình Tấm lòng Vàng

PHONG LINH |

“Tôi tin năm nay sẽ là một mùa Tết vui của bà con miền Tây, ít nhất là đối với những hộ gia đình, người dân lưu thông qua chiếc cầu, con đường do Quỹ Xã hội từ thiện (XHTT) Tấm lòng Vàng Lao Động tài trợ” - bà Lê Thị Đẩu (thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) chia sẻ.

Xả súng tại ga tàu điện ngầm ở New York, Mỹ

Thanh Hà |

1 người chết, 5 người bị thương trong vụ xả súng ở ga tàu điện ngầm thành phố New York, Mỹ tối 12.2.

Khám phá phái võ từng tôi luyện để bảo vệ vua triều Nguyễn (Phần I)

NHÓM PV |

HUẾ - Là phái võ gia truyền hình thành từ thời nhà Nguyễn, thuộc dòng võ Kinh, hệ Hắc Hổ với nhiều cao thủ võ nghệ lưu truyền qua nhiều đời, Võ Kinh Vạn An phái đã và đang gìn giữ, phát huy giá trị của võ thuật cổ truyền Việt Nam. Đến nay Võ Kinh Vạn An là một phái võ có tầm ảnh hưởng không những trong nước mà còn rất được mến mộ ở nước ngoài.

Nhà thiết kế Công Trí: Tôi như người thưởng ngoạn khi bước vào thời trang quốc tế

vi ly (thực hiện) |

Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà thiết kế Công Trí, anh được đánh giá là nhà thiết kế hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Công Trí nhận được đơn đặt hàng từ những ngôi sao danh tiếng thế giới như: Katy Perry, BlackPink, Adele hay Rihanna...

Sáng tạo nhìn từ làng du lịch tốt nhất thế giới

Thanh Hải |

Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO (World Tourism Organization) đã vinh danh Tân Hóa, thuộc huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình là làng du lịch tốt nhất thế giới từ giữa tháng 10.2023.

Linh vật rồng thứ tư xuất hiện, nhiều người dân Quảng Ngãi mới hài lòng

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Sau ba linh vật rồng trang trí Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 được ra mắt ở Quảng Ngãi, một nghệ nhân từ huyện đảo Lý Sơn “vượt sóng” vào thành phố thiết kế linh vật rồng thứ tư, được nhiều người dân trầm trồ, khen ngợi.

Độc đáo những linh vật rồng chào xuân ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương cặp linh vật rồng làm bằng lu và linh vật rồng vàng phun nước làm bằng xốp được nhiều người đón nhận. Người dân địa phương đã khéo léo sử dụng vật liệu quen thuộc trong đời sống để tạo nên linh vật độc đáo, ý nghĩa chào xuân, mong một năm mới yên vui, may mắn.

Độc đáo cặp long sàng chạm rồng 500 năm tuổi ở Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Cặp long sàng (sập đá) được công nhận là bảo vật quốc gia hiện đang đặt tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng (thuộc khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô - Hoa Lư, Ninh Bình), cặp long sàng này được chạm khắc hình rồng, là kiệt tác điêu khắc của người Việt cách đây 500 năm.