Phát triển văn hóa đọc thông qua chuyển đổi số

Tam Nguyên |

Chỉ với một thiết bị công nghệ, ai cũng có thể mang theo cả kho sách…

Biến nguy thành cơ

Khi internet bắt đầu tiến qua biên giới Việt Nam vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, các ngành báo chí, xuất bản có thêm công cụ hỗ trợ công việc, tiếp cận nhiều thông tin hơn để từ đó đưa thêm kiến thức tới độc giả, với phần lớn chưa có điều kiện để truy cập mạng trên phương diện cá nhân.

Cùng với đó, văn hóa đọc được duy trì. Tuy nhiên, theo thời gian, internet phát triển, công nghệ phát triển và tạo ra sự bùng nổ, nó lại được cho là một trong những thách thức, những nguy cơ với báo chí và xuất bản.

Thực tế đã chứng minh điều đó, với những khó khăn của báo in hay các hoạt động của công tác xuất bản. Kéo theo đó, văn hóa đọc cũng thay đổi càng làm đầy thêm những khó khăn, khi những con số thống kê chỉ ra việc người Việt ngày càng “lười đọc” (trung bình 4 cuốn sách/người/năm, mà trong đó, chiếm phần lớn là sách giáo khoa).

Với những người thuộc thế hệ cũ, việc hình ảnh những người chăm chú lật giở từng trang sách đang mất dần đi để lại sự tiếc nuối. Thay vào đó, ngày càng nhiều hơn sự cắm cúi vào chiếc điện thoại thông minh, các thiết bị công nghệ, mà phần lớn để nghe, nhìn thay vì đọc.

Vấn đề về văn hóa đọc ở giai đoạn hiện nay được nhắc đến trong Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021, việc lan toả giá trị và nét đẹp của văn hóa đọc trong đời sống cộng đồng có ý nghĩa “đặc biệt quan trọng”. Ở đây, không chỉ kêu gọi mỗi người tự mình thay đổi, đọc nhiều hơn, mà báo chí, ngành xuất bản cũng phải có sự thay đổi theo thời cuộc. Không coi sự phát triển của công nghệ là mối đe dọa nữa, mà phải thấy đó là cơ hội để có sự dịch chuyển.

Tại Đại hội Hội Xuất bản Việt Nam khóa V, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: “Hội Xuất bản Việt Nam cần chú trọng triển khai nhóm nhiệm vụ gắn với yêu cầu về phát triển văn hóa đọc và chuyển đổi số trên cơ sở nhận thức văn hóa đọc là giải pháp căn bản; chuyển đổi số là giải pháp đột phá xây dựng ngành xuất bản thành một ngành kinh tế - công nghệ phát triển toàn diện, vững chắc”.

Phát triển văn hóa đọc trong thời đại 4.0

Hình ảnh ai đó đọc sách trong tĩnh lặng quả thật rất đẹp, và việc lật từng trang sách vẫn là một cảm giác thú vị. Thế nhưng, điểm bất lợi của sách in là mỗi người chỉ có thể mang theo mình một vài cuốn cho những chuyến đi. Hiện nay, nhờ internet, nhờ công nghệ, chỉ với một thiết bị thông minh có kết nối mạng, người đọc có thể đi bất kì đâu, có thể mang theo cả một kho sách. Đó là lợi thế của công nghệ mà ngành xuất bản cần tận dụng.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần sách Thái Hà, cho rằng, sự phát triển của xuất bản điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá tri thức và tiếp cận với nội dung xuất bản mới một cách nhanh chóng và thuận tiện. Lợi thế của công nghệ rất rõ rệt, nhưng câu hỏi đặt ra là, làm gì để thu hút người đọc?

Để làm được điều đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất: Phát triển sách trực tuyến và ứng dụng đa phương tiện, cung cấp nội dung văn hóa đa dạng và tương tác thông qua các ứng dụng di động, website và các nền tảng trực tuyến khác.

Tích hợp âm thanh, hình ảnh, video và các phương tiện khác để tạo ra trải nghiệm đa phương tiện cho độc giả; Xây dựng cộng đồng đọc sách trực tuyến, tạo ra một môi trường kết nối giữa tác giả, nhà xuất bản và độc giả thông qua các diễn đàn, blog, mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến khác; Tích hợp xuất bản với trải nghiệm tương tác và thực tế ảo; Tận dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu, tạo ra các trải nghiệm độc đáo cho độc giả…

Còn theo ông Lê Hoàng Thạch - Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ WeWe, sách nói cũng đang là hình thức được ưa chuộng khi người dùng thay đổi theo hướng số hóa.

Tam Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Quan tâm thực chất, đúng mức đến phát triển văn hóa và con người Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu làm rõ nội hàm, mối quan hệ mật thiết giữa “văn hóa” và “con người”, từ đó xác định những nội dung, mục tiêu trọng tâm mà Chương trình tổng thể cần đạt được.

Đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng tại Đà Nẵng

Mai Hương |

Thời gian gần đây, tại TP Đà Nẵng, phong trào đọc sách được phát triển mạnh mẽ, nhận lại sự quan tâm của đông đảo người dân.

Phát triển văn hóa đọc - gốc rễ từ giáo dục

Bích Hà |

Đọc sách - đáng lẽ cần được coi là một thói quen nên duy trì hàng ngày, nhưng giờ đây lại trở thành một thử thách với không ít bạn trẻ. Để nuôi dưỡng được thói quen đọc sách giữa rất nhiều phương tiện giải trí khác, giáo dục có lợi thế và cần được coi là gốc rễ để phát triển văn hóa đọc.

Giá trị thực tiễn từ Đề cương về Văn hóa Việt Nam trong phát triển văn hóa

Hải Minh |

Trong suốt 80 năm qua, Đề cương về Văn hóa Việt Nam vẫn còn giữ nguyên giá trị thực tiễn trong sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam.

Mở rộng thị trường xuất bản, phát triển văn hóa đọc

Mỹ Linh |

Lần đầu tiên, ngành xuất bản, phát hành cán mốc mục tiêu 6 bản/người/năm. Đây là con số tích cực được đưa ra tại Hội nghị triển khai công tác xuất bản và phát hành xuất bản phẩm năm 2023 do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam vừa được tổ chức.

Alcaraz vô địch Wimbledon 2023 sau 4 giờ 46 phút đấu Djokovic

TAM NGUYÊN |

Chưa chạm đến kỉ lục về trận đấu dài nhất nhưng điều đó không quan trọng khi Carlos Alcaraz vượt qua Novak Djokovic để vô địch Wimbledon 2023.

Bị cầm hoà, Công an Hà Nội vẫn tạm dẫn đầu nhóm đua vô địch V.League 2023

HOÀNG HUÊ |

Trận hoà 1-1 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vẫn giúp câu lạc bộ Công an Hà Nội duy trì vị trí dẫn đầu trong nhóm đua vô địch V.League 2023.

Giờ thứ 9: Bí mật của vợ tôi - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Đôi vợ chồng trong câu chuyện của chúng ta giàu và có cuộc hôn nhân đẹp như mơ. Nhưng giấc mơ nào rồi cũng tỉnh. Sau khi vắng mặt một tuần, người chồng đã phát hiện ra bí mật của người vợ. Bí mật này là gì?

Quan tâm thực chất, đúng mức đến phát triển văn hóa và con người Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu làm rõ nội hàm, mối quan hệ mật thiết giữa “văn hóa” và “con người”, từ đó xác định những nội dung, mục tiêu trọng tâm mà Chương trình tổng thể cần đạt được.

Đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng tại Đà Nẵng

Mai Hương |

Thời gian gần đây, tại TP Đà Nẵng, phong trào đọc sách được phát triển mạnh mẽ, nhận lại sự quan tâm của đông đảo người dân.

Phát triển văn hóa đọc - gốc rễ từ giáo dục

Bích Hà |

Đọc sách - đáng lẽ cần được coi là một thói quen nên duy trì hàng ngày, nhưng giờ đây lại trở thành một thử thách với không ít bạn trẻ. Để nuôi dưỡng được thói quen đọc sách giữa rất nhiều phương tiện giải trí khác, giáo dục có lợi thế và cần được coi là gốc rễ để phát triển văn hóa đọc.

Giá trị thực tiễn từ Đề cương về Văn hóa Việt Nam trong phát triển văn hóa

Hải Minh |

Trong suốt 80 năm qua, Đề cương về Văn hóa Việt Nam vẫn còn giữ nguyên giá trị thực tiễn trong sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam.

Mở rộng thị trường xuất bản, phát triển văn hóa đọc

Mỹ Linh |

Lần đầu tiên, ngành xuất bản, phát hành cán mốc mục tiêu 6 bản/người/năm. Đây là con số tích cực được đưa ra tại Hội nghị triển khai công tác xuất bản và phát hành xuất bản phẩm năm 2023 do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam vừa được tổ chức.