Phát triển văn hóa đọc - gốc rễ từ giáo dục

Bích Hà |

Đọc sách - đáng lẽ cần được coi là một thói quen nên duy trì hàng ngày, nhưng giờ đây lại trở thành một thử thách với không ít bạn trẻ. Để nuôi dưỡng được thói quen đọc sách giữa rất nhiều phương tiện giải trí khác, giáo dục có lợi thế và cần được coi là gốc rễ để phát triển văn hóa đọc.

Những “tiết đọc hạnh phúc” - một phong trào đang được triển khai và nhân rộng trong toàn ngành giáo dục là một trong những nỗ lực để từng bước hiện thực hóa điều này.

Từ thói quen, tạo niềm vui

Nguyễn Anh Bình (lớp 11, Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội) lật giở từng trang sách và chăm chú đọc. Thỉnh thoảng em lại cẩn thận ghi chép lại những câu mà mình thấy tâm đắc vào vở “Nhật ký đọc”. Mỗi tuần, Bình và các bạn trong lớp đều có một tiết học dành riêng cho việc đọc sách và thảo luận các chủ đề liên quan đến sách.  Đọc sách, với Bình và nhiều học sinh cùng trường đã trở thành một thói quen.

Để tạo được thói quen rất hữu ích này cho học sinh là cả một hành trình dài tự mày mò, học hỏi và nỗ lực của các giáo viên trong trường. Từ những năm 2012, thầy cô đã cùng chung tay đi vận động, quyên góp để làm nên một phòng đọc với hàng vạn đầu sách phong phú, ở nhiều thể loại. Điểm đặc biệt ở phòng đọc này là học sinh thích cuốn nào thì tự lấy và ghi vào sổ. Đọc xong, các em tự mang trả, mất thì không phải đền. Nếu lỡ thích sách quá thì được tặng luôn.

Nhờ cách làm này mà phòng đọc đã trở thành nơi thỏa mãn “giấc mơ sách” của mọi học sinh trong trường. Mỗi học kì, nhà trường còn có quầy sách tặng tự chọn. Học sinh được lấy cuốn nào tùy thích hoặc được trao đổi, tặng những cuốn sách hay cho bạn bè.

Không những vậy, Trường THPT Phan Huy Chú còn là một trong những cơ sở giáo dục đầu tiên trên cả nước đưa tiết đọc sách trở thành tiết học chính thức, môn học chính thức trong nhà trường có tên là môn Văn hóa đọc. Mỗi tuần, học sinh có 45 phút học trong không gian thoải mái của thư viện, đọc những cuốn sách yêu thích và thảo luận, trao đổi với nhau, lên ý tưởng dựng lại câu chuyện mà các em tâm đắc theo chuyên đề của tháng. Các vở kịch dàn dựng sẽ được thi loại trực tiếp giữa các lớp và các khối, tạo sự thích thú cho học sinh.

Theo cô Trần Thị Thu Hương, giáo viên dạy môn Văn hóa đọc Trường THPT Phan Huy Chú, từ tiết thư viện chỉ dành cho học sinh vào thư viện mượn sách đọc, nhà trường đã chính thức xếp thời khóa biểu cho môn Văn hóa đọc. Mỗi tháng sẽ có một chủ đề được đưa ra để học sinh chọn sách.  Học sinh chủ động chọn đọc cuốn sách mình thích và ghi lại suy nghĩ dưới dạng viết nhật kí đọc. Học sinh có chia sẻ tốt trong tiết văn hóa đọc sẽ được giáo viên cho điểm. Điểm môn Văn hóa đọc được lấy cho các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân... tùy theo chủ đề từng tháng.

Nhờ cách làm thiết thực và sáng tạo này, nhiều năm nay Trường THPT Phan Huy Chú trở thành một trong những điểm sáng của việc phát triển văn hóa đọc trong ngành giáo dục. Điều ý nghĩa nhất, cô và trò của nhà trường đều cảm nhận được ý nghĩa của đọc sách mang lại trong việc nâng cao kiến thức, kĩ năng, phát triển tư duy giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Vì thế, mỗi tuần học sinh trong trường đều mong chờ và gọi tiết Văn hóa đọc là “tiết đọc hạnh phúc”.

Những năm gần đây, một số trường học khác cũng đã đưa đọc sách vào nội dung chuyên đề bắt buộc, thực hiện song song cùng môn học chính khóa. Tại Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (quận Cầu Giấy, Hà Nội), văn hóa đọc đã trở thành nếp của nhiều thế hệ học sinh với những đầu sách có chọn lọc đối với từng khối lớp. Các đầu sách này đã được thầy cô tổ bộ môn chọn lựa, là nội dung bắt buộc phải đọc, tìm hiểu. Để học sinh có cơ hội được tiếp cận và đọc sách liền mạch, ngoài thư viện của trường, mỗi lớp học còn hình thành các thư viện nhỏ do chính phụ huynh đi quyên góp sách để phục vụ nhu cầu đọc của các con.

Tại các trường học ở Quảng Nam, TPHCM, Đồng Nai và nhiều nơi cũng phát động phong trào xây dựng "tiết đọc hạnh phúc" để khuyến khích học sinh đọc sách.  Tại Hà Nội, từ hơn 10 năm trước, Sở Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các trường có thư viện đạt chuẩn hoặc đủ điều kiện bố trí học sinh mỗi lớp 1 tiết/tuần tham gia hoạt động tại thư viện. Những chủ trương tích cực này đã phần nào đưa văn hóa đọc trong nhà trường đi lên.

Văn hóa đọc - gốc rễ từ giáo dục

Đọc sách có lợi ích vô cùng to lớn, điều này ai cũng biết. Những năm qua, chúng ta cũng có rất nhiều phong trào để khuyến đọc, nhưng phải thừa nhận, thói quen đọc sách vẫn chưa thể “phổ cập” đến phần đông người dân. Thống kê từ Cục Xuất Bản In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho thấy, cho dù số sách xuất bản hàng năm đều tăng cao nhưng số đầu sách người Việt đọc trung bình hàng năm chỉ xấp xỉ 1 cuốn, con số rất thấp so với các nước trong khu vực (tỉ lệ đọc của người Malaysia  là 17 đầu sách/năm; trung bình người dân Thái Lan dành hơn 9 tiếng để đọc sách mỗi tuần...).

Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, nhiều người có thể dành nhiều giờ để lướt mạng xem TikTok, Facebook, nhưng việc cầm một cuốn sách để đọc lại không dễ dàng.  Việc phát triển văn hóa đọc, dù có sự chung tay, nỗ lực từ nhiều phía, nhưng vẫn gặp nhiều thách thức trong bối cảnh hiện nay. Nhưng không thể vì những khó khăn này mà từ bỏ việc khuyến đọc.

Theo ông Lê Hoàng - Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, đọc sách, một thói quen phải được hình thành từ khi còn trẻ, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì thế, ngành giáo dục có lợi thế để gây dựng và phát triển việc này và cần được coi là gốc rễ để phát triển văn hóa đọc. Ông kiến nghị các nhà trường cần đưa tiết đọc sách vào giờ học chính khóa tạo thành thói quen cho học sinh.

Ngoài lợi thế có hơn 23 triệu học sinh và sinh viên, cùng với đó là hàng triệu phụ huynh và gia đình, ngành giáo dục còn có một công cụ tạo và thúc đẩy việc đọc sách rất hiệu quả là trường học, nơi có đủ thời gian để rèn thói quen đọc sách, tạo ra động lực cho học sinh tìm đến sách. Và những “đốm sáng” như cách làm của Trường THPT Phan Huy Chú, hay Lương Thế Vinh cần được nhân rộng hơn nữa ra toàn ngành Giáo dục. Phát động phong trào đọc sách không chỉ là nỗ lực từ phía các nhà xuất bản, cần tiếng nói song hành từ trường học và trong mỗi gia đình. Trong đó phụ huynh và giáo viên cùng đồng hành để động  viên, khuyến khích, tổ chức các hoạt động giúp trẻ yêu sách, thích đọc sách.

Hiện nay, tại “Điều 24 Điều lệ Trường tiểu học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, đã đưa nội dung xây dựng và phát triển văn hóa đọc trở thành một trong những yêu cầu với các nhà trường. Theo đó, trường học cần tổ chức tiết đọc tại thư viện nhằm tạo hứng thú và đam mê với việc đọc sách, tăng cường vốn từ vựng và củng cố kĩ năng đọc cho học sinh. Quy định đã có, quan trọng nhất là việc thực hiện và giám sát để hoạt động khuyến học đi vào thực chất chứ không dừng ở việc hô hào.

Một tín hiệu tích cực là Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng vừa ban hành quy định bắt buộc với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn. Từ năm 2023, toàn bộ ngữ liệu trong kiểm tra, đánh giá cuối kỳ, cuối năm, cuối cấp sẽ hoàn toàn mới, không có trong sách giáo khoa. Đây là thách thức không nhỏ nhưng có vai trò tích cực thúc đẩy mạnh mẽ văn hóa đọc trong các nhà trường. Học sinh sẽ phải bắt buộc đọc nhiều, biết cách đọc có chọn lọc các thông tin từ nhiều nguồn (sách, báo, mạng xã hội) để thu thập dữ liệu của cuộc sống.

Giáo viên cũng phải đọc nhiều để có ngữ liệu đủ hay, sống động phục vụ cho việc học tập, kiểm tra, đánh giá trong nhà trường. Khi bắt đầu thực hiện đổi mới này, bao giờ cũng vất vả và khó khăn, nhưng đây là yêu cầu bắt buộc. Bởi vì một nền giáo dục không thể nói là thành công nếu không phát triển được việc đọc cho chính người học của mình.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Tin văn hóa trong tuần: Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần II

Hạ Âu |

Tin văn hóa trong tuần gây chú ý với việc Bộ VHTTDL ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ II.

Mở rộng thị trường xuất bản, phát triển văn hóa đọc

Mỹ Linh |

Lần đầu tiên, ngành xuất bản, phát hành cán mốc mục tiêu 6 bản/người/năm. Đây là con số tích cực được đưa ra tại Hội nghị triển khai công tác xuất bản và phát hành xuất bản phẩm năm 2023 do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam vừa được tổ chức.

Xây dựng văn hóa đọc cho công nhân-thực hiện Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị

Mỹ Linh |

Chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” sẽ được tổ chức tại Bắc Ninh ngày 17.12 tại Hội thảo Văn hóa 2022 được kỳ vọng là thúc đẩy xây dựng văn hóa, trong đó có văn hóa đọc cho công nhân, người lao động, phù hợp với yêu cầu tại Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị về về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.

Làm theo trend trên TikTok, du học sinh Việt tại Đức gặp rắc rối

KHÁNH AN |

Sau khi đăng tải đoạn video về một cụ già trong viện dưỡng lão lên TikTok, một du học sinh Việt tại Đức đã bị cảnh sát mời lên làm việc.

Chủ động ngăn chặn link bẩn tấn công website giáo dục và cơ quan Nhà nước

Mỹ Linh |

Tình trạng web cá độ, cờ bạc giả mạo tên miền các cơ sở giáo dục, cơ quan Nhà nước lại nở rộ khiến cơ quan chức năng phải lên tiếng cảnh báo và tìm giải pháp xử lí.

Bản tin công đoàn: Trợ cấp một lần của NLĐ khi có tỷ lệ lương hưu trên 75%

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Công nhân gặp sự cố tụt lò ở Quảng Ninh kể lại khoảnh khắc giữ được mạng sống; Còn 84 người lao động tại Công ty Haprosimex chưa được chốt sổ BHXH; Tỷ lệ lương hưu hàng tháng là 76%, mức trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu bao nhiêu?

Chi phí cấp sổ đỏ sẽ tăng sau năm 2023?

Trang Hà |

Nếu dự thảo Luật Đất đai được thông qua vào cuối năm nay thì có thể từ sau năm 2023 các chi phí làm sổ đỏ sẽ tăng.

Các yếu tố bên ngoài đang đe dọa tăng trưởng GDP của Việt Nam

Thái Mạnh |

Các chuyên gia của VSI Rating đánh giá, tăng trưởng GDP quý 1 so với cùng kỳ năm trước giảm mạnh xuống 3.32% thấp hơn mức tăng 5.9% của quý 4 năm trước, chủ yếu do sản xuất công nghiệp sụt giảm mạnh.

Tin văn hóa trong tuần: Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần II

Hạ Âu |

Tin văn hóa trong tuần gây chú ý với việc Bộ VHTTDL ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ II.

Mở rộng thị trường xuất bản, phát triển văn hóa đọc

Mỹ Linh |

Lần đầu tiên, ngành xuất bản, phát hành cán mốc mục tiêu 6 bản/người/năm. Đây là con số tích cực được đưa ra tại Hội nghị triển khai công tác xuất bản và phát hành xuất bản phẩm năm 2023 do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam vừa được tổ chức.

Xây dựng văn hóa đọc cho công nhân-thực hiện Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị

Mỹ Linh |

Chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” sẽ được tổ chức tại Bắc Ninh ngày 17.12 tại Hội thảo Văn hóa 2022 được kỳ vọng là thúc đẩy xây dựng văn hóa, trong đó có văn hóa đọc cho công nhân, người lao động, phù hợp với yêu cầu tại Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị về về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.