Giá trị thực tiễn từ Đề cương về Văn hóa Việt Nam trong phát triển văn hóa

Hải Minh |

Trong suốt 80 năm qua, Đề cương về Văn hóa Việt Nam vẫn còn giữ nguyên giá trị thực tiễn trong sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam.

Bản “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo năm 1943, được đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong số 1. Đến nay, Bản đề cương đã được thực hiện trong 80 năm.

Bên cạnh những giá trị quý báu về nền tảng lý luận, nguyên tắc cốt lõi, những nội dung của Đề cương về Văn hóa Việt Nam còn có giá trị thực tiễn lớn lao trong sự nghiệp phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong suốt 8 thập niên qua.

Khẳng định nguyên tắc cốt lõi, giá trị thực tiễn

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết từ Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943, chúng ta khẳng định giá trị lý luận, nguyên tắc cốt lõi, giá trị thực tiễn.

Từ đó đề ra những định hướng, giải pháp nhằm khơi dậy khát vọng cống hiến, tạo động lực chấn hưng văn hóa, phát triển toàn diện con người Việt Nam trong bối cảnh mới.

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, hệ thống văn bản do Đảng, Nhà nước ban hành đã từng bước tạo ra cơ sở chính trị, pháp lý nhất quán, hình thành môi trường thể chế có khả năng điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể văn hóa theo hướng hài hòa, lành mạnh giúp phát huy hiệu quả vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và chủ thể sáng tạo của nhân dân.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng. Ảnh: Trần Huấn
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng. Ảnh: Trần Huấn

Bên cạnh đó, vận dụng các nguyên tắc của Đề cương Văn hóa Việt Nam, trong suốt những thập niên qua, việc kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Cơ chế xử lý hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế đã từng bước được xác lập và vận hành trên thực tế góp phần gia tăng sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết thêm, thông qua Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam và Chương quốc gia về văn hóa qua các giai đoạn, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa được Đảng và Nhà nước quan tâm, đạt nhiều kết quả, các thiết chế văn hóa từng bước được đầu tư đồng bộ… Nhiều di tích được trùng tu, nâng cấp.

Nhiều di sản văn hóa của Việt Nam được ghi danh vào danh mục quốc gia, quốc tế như một cách ghi nhận và bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa và sự đặc sắc về nghệ thuật, với 3.602 di tích quốc gia, 128 di tích quốc gia đặc biệt, 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 15 di sản văn hóa phi vật thể và 9 di sản tư liệu được UNESCO ghi danh, 469 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đội ngũ văn nghệ sĩ ngày càng phát triển một cách hùng mạnh, phát huy được vai trò quan trọng trong việc tham gia phát triển văn hóa.

Nhà nước đã phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân cho 131 cá nhân, danh hiệu nghệ nhân ưu tú cho 1.619 cá nhân, 452 Nghệ sĩ nhân dân, 2.623 nghệ sĩ ưu tú, 136 tác phẩm, cụm tác phẩm về văn học nghệ thuật được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, 669 tác phẩm, cụm tác phẩm được trao tặng giải thưởng Nhà nước

Xác lập đúng đắn ba nguyên tắc cơ bản

Theo GS.TS Từ Thị Loan, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, có thể nói, bản Đề cương mang đầy đủ ý nghĩa của một Cương lĩnh về văn hóa, bổ sung cho Cương lĩnh chính trị của Đảng (Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930) phục vụ đắc lực cho cuộc cách mạng “phản đế, phản phong” của dân tộc.

Bản Đề cương đã góp phần thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, đặt nền móng cho đường lối văn hóa, văn nghệ sau này, làm kim chỉ nam trong xây dựng nền văn hóa mới, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cho các chặng đường cách mạng tiếp theo.

Theo GS.TS Từ Thị Loan, Đề cương có giá trị thực tiễn quan trọng ở chỗ đã xác lập rất đúng đắn ba nguyên tắc cơ bản của cuộc vận động văn hóa Việt Nam là: Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa. Bên cạnh đó, bản Đề cương còn chỉ rõ các nhiệm vụ, cách thức, giải pháp để đạt được các mục tiêu đó.

Thực tế đã chứng minh, ba nguyên tắc trên có tác dụng to lớn biến nền văn hóa Việt Nam từ một nền văn hóa chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa phong kiến, thực dân, nô dịch trở thành một nền văn hóa độc lập, tự cường, vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc.

Bên cạnh đó, Đề cương đã thể hiện khả năng dự báo chính  xác,  tầm nhìn vượt thời gian khi khẳng định tiền đồ, tương lai của văn hóa Việt Nam là:

"Văn hóa dân tộc Việt Nam sẽ do cách mạng dân chủ giải phóng thắng lợi mà được cởi mở xiềng xích và sẽ đuổi kịp văn hóa tân dân chủ thế giới". Điều đó sau này đã trở thành hiện thực, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã khai sinh ra một nhà nước độc lập và nền văn hóa Việt Nam thực sự được tự do và cất cánh.

"Với những nội dung, quan điểm, vấn đề quan thiết như vậy, bản Đề cương đã có sức lôi cuốn, quy tụ, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trí thức, văn nghệ sĩ tích cực tham gia cách mạng và xây dựng nền văn hóa mới.

Nhiều hồi ký, phát biểu, suy ngẫm của giới văn nghệ sĩ đều cho thấy sự hấp dẫn, sức thuyết phục của bản Đề cương đã giúp họ khai mở nhận thức, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc..." -  GS.TS Từ Thị Loan khẳng định.

Hải Minh
TIN LIÊN QUAN

Bản Đề cương dự báo sáng suốt về tương lai của văn hóa Việt Nam

Hương Mai |

Không chỉ có giá trị gắn với yêu cầu của thời kỳ 1943 - 1945, Đề cương về Văn hóa Việt Nam còn hàm chứa một nội dung sâu sắc.

80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam - Khởi nguồn và động lực phát triển

Hải Ngọc |

Sáng nay (27.2), Hội thảo "80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển" chính thức diễn ra tại Hà Nội.

Yếu tố Khoa học hóa trong Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943

Hải Minh |

Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 đã chỉ ra ba nguyên tắc vận động của văn hóa Việt Nam là Dân tộc hóa, Đại chúng hóa, Khoa học hóa.

Nhập nhằng nguồn gốc dâu tây Mộc Châu giá rẻ

Bảo Thoa - Đức Trung |

Theo một số tiểu thương tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên - nơi cung cấp dâu tây cho rằng giá dâu tây Mộc Châu ở thời điểm hiện tại đắt hơn khoảng 3 - 4 lần so với dâu tây Trung Quốc đang bán trên thị trường. Vì vậy, đã có không ít người bán trà trộn dâu Trung Quốc gắn mác dâu Mộc Châu để kiếm lợi nhuận.

Chân dung tân Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC Lê Tiến Dũng

Đức Mạnh |

Ông Lê Tiến Dũng sẽ chính thức đảm nhiệm vai trò Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC từ ngày hôm nay (2.3).

Vụ trục lợi đất công tại Công viên Phần mềm Quang Trung: Sẽ xử lý dứt điểm

Huân Duy |

Liên quan đến tuyến bài điều tra "Trục lợi đất công tại công viên Phần mềm Quang Trung", Sở Xây dựng TPHCM cho biết, vụ việc đang được tiếp tục xử lý sai phạm dứt điểm theo chỉ đạo của lãnh đạo UBND TPHCM.

Uống 2 chai bia sau giờ làm, người đàn ông dính phạt kịch khung

Chân Phúc - Nguyễn Ly |

TPHCM -  Bị CSGT phát hiện vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất (vượt mức 0,4 miligam/lít khí thở), người đàn ông cho biết, chỉ uống có 2 chai bia và nghĩ uống chừng đó sẽ không sao.

Bóng đá Việt Nam cùng huấn luyện viên Troussier: Định hình bước đầu mục tiêu World Cup

TAM NGUYÊN |

Huấn luyện viên Philippe Troussier sớm định hình những vấn đề quan trọng cho bóng đá Việt Nam giai đoạn mới.

Bản Đề cương dự báo sáng suốt về tương lai của văn hóa Việt Nam

Hương Mai |

Không chỉ có giá trị gắn với yêu cầu của thời kỳ 1943 - 1945, Đề cương về Văn hóa Việt Nam còn hàm chứa một nội dung sâu sắc.

80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam - Khởi nguồn và động lực phát triển

Hải Ngọc |

Sáng nay (27.2), Hội thảo "80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển" chính thức diễn ra tại Hà Nội.

Yếu tố Khoa học hóa trong Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943

Hải Minh |

Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 đã chỉ ra ba nguyên tắc vận động của văn hóa Việt Nam là Dân tộc hóa, Đại chúng hóa, Khoa học hóa.