Những bài học đã phải trả bằng rất nhiều tiền trong đầu tư cho các lĩnh vực văn hóa

Mi Lan |

Trong cuộc trao đổi với phóng viên Lao Động xung quanh Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025 - 2035 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương - nhiều lần nhấn mạnh, việc đầu tư cho văn hóa phải thận trọng, khoa học để tránh thất thoát.

Những bảo tàng nghìn tỉ hoang vắng, những thư viện “vắng như chùa Bà Đanh”, những bộ phim triệu USD không bán được vé, những vụ trùng tu di tích hàng chục tỉ đồng nhưng lại hủy hoại di tích... là hàng loạt hiện trạng tiêu tiền vô tội vạ đến mức nguy hiểm trong lĩnh vực đầu tư cho văn hóa.

Những vụ đầu tư “nguy hiểm” vào di tích

Theo đó, liên quan đến trùng tu, tôn tạo di tích, nhiều dự án đã “ngốn” rất nhiều tiền, nhưng không đạt hiệu quả, thậm chí còn góp phần hủy hoại di tích.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ dẫn lại nhiều trường hợp cụ thể, trong đó có dự án trùng tu Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia thành nhà Mạc với số tiền lên đến 10 tỉ đồng (từ năm 2010) đã biến di tích thành... “lò gạch”.

Hàng loạt vụ việc trùng tu, tôn tạo nhưng góp phần “bức tử” di tích từng trở thành vấn nạn ở nhiều địa phương khắp cả nước. Có thể kể đến như: Bêtông hóa đình Lương Xá - một ngôi đình cổ đã tồn tại hàng trăm năm ở xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội năm 2018.

Hai ngôi đình Trùng Thượng và đình Trùng Hạ, xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình khiến dư luận phản ứng dữ dội khi “khoác áo mới” đầy hiện đại với hai màu đỏ, vàng.

Trào lưu “hiện đại hóa” di tích còn xảy ra với cây cầu Ngói chợ Thượng (Nam Định), hay chùa Bối Khê (Thanh Oai, Hà Nội) được dựng lên những cột đèn chiếu sáng như... công viên.

Hàng loạt vụ việc trùng tu khác khiến dư luận “bàng hoàng” đã kéo dài trong nhiều thập kỷ, gây lãng phí không biết bao nhiêu tiền của.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ gọi đây là những vụ đầu tư “nguy hiểm”.

Bên cạnh đó, sự nguy hiểm còn đến từ những vụ đổ tiền đổ của vào xây bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa... nhưng không có chương trình phát triển, không có hoạt động đi kèm, xây lên chỉ để... cho có.

Những vụ thất thoát tiền trong các dự án phim nhà nước

Năm 2011, vụ thất thoát 42 tỉ đồng ở Cục Điện ảnh đã gây chấn động với giới làm phim. Kế toán của Cục Điện ảnh đã làm giả hàng loạt hồ sơ ủy nhiệm chi của Cục Điện ảnh Việt Nam và rút khoảng 42 tỉ đồng. Vụ việc khiến giới làm phim sửng sốt, vì họ không ngờ, một nền điện ảnh vốn nổi tiếng nghèo khổ, thiếu thốn như thế lại có đến 42 tỉ đồng để thất thoát.

Đạo diễn Lưu Trọng Ninh cho rằng, những dự án Nhà nước đầu tư hàng triệu USD vào các phim chào mừng, lễ lạt cũng là một sự thất thoát khác của điện ảnh Việt.

Việc phim Nhà nước đặt hàng sản xuất tốn kém nhưng chỉ chiếu vài ngày rồi xếp kho đã trở thành câu chuyện không hồi kết, kéo dài đến tận bây giờ. Bất chấp những phản ứng, tháng 10.2023, hai bộ phim lấy đề tài lịch sử do Cục Điện ảnh đặt hàng là, “Đào, phở và piano”, “Hồng Hà nữ sĩ” vẫn được ra mắt, cả hai tác phẩm làm phim theo lối cũ, được đánh giá kén khán giả và “chìm nghỉm” nếu so với sức hút và sự rầm rộ của “Đất rừng phương Nam”.

Điện ảnh được xác định là một trong 12 ngành mũi nhọn của công nghiệp văn hóa nhưng cho đến nay, luôn thể hiện sự đầu tư kém hiệu quả.

Ngay sau khi cổ phần hóa, Hãng phim truyện Việt Nam và Hãng phim truyện I - vốn được ví là những cánh chim đầu đàn của điện ảnh cách mạng, đã lập tức rơi vào thế... “dặt dẹo”, “sống mòn”. Rời túi tiền đầu tư của nhà nước, các hãng phim và cả giới nghệ sĩ vốn quen với cách làm “bao cấp” đã không thể tồn tại trong cơ chế thị trường. Nhiều nghệ sĩ chỉ biết... khóc khi nhìn hãng phim tiêu điều, xập xệ. Bi kịch ở Hãng phim truyện Việt Nam đến nay vẫn kéo dài, khi doanh nghiệp và nghệ sĩ chỉ lên báo tố nhau.

Bên cạnh đó, việc đầu tư vào trường quay cũng thất bại, dù được coi là vấn đề cấp thiết để công nghiệp hóa điện ảnh. Trường quay Cổ Loa (Hà Nội) từng được vẽ ra dự án hoành tráng, hứa hẹn là trường quay hiện đại nhất Việt Nam, mức đầu tư lên đến hàng trăm tỉ đồng từ cách đây hơn 10 năm, nhưng chỉ quay được vài dự án phim chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long (2010) rồi... bỏ hoang.

Nhắc đến trường quay Cổ Loa cách đây 2 năm, Cục trưởng Cục Điện ảnh - Vi Kiến Thành nói: “Nó gần như chưa có gì và phải đầu tư lại”.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ cho rằng: “Dù xây trường quay hay bảo tàng, chúng ta đều phải học hỏi nước bạn, phải cử người đi học, phải có chuyên gia tư vấn, phải cần đội ngũ quản lý có tài có tầm... Trước mắt, phải cần đến đề án khoa học, chi tiết cụ thể và hợp lý”. Nếu không, “đặt tiền vào tay những người chỉ chăm chăm tiêu tiền, sẽ rất nguy hiểm”.

Mi Lan
TIN LIÊN QUAN

Phát triển văn hóa không chỉ là dành bao nhiêu ngân sách, làm những việc gì

PHẠM ĐÔNG |

Để văn hóa được chú trọng, có sự chuyển biến về chất thực sự, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, không phải chỉ đơn thuần là việc dành bao nhiêu ngân sách cho văn hóa hay giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) làm những việc gì.

Đề nghị làm rõ nhiều nội dung chương trình chấn hưng phát triển văn hóa

Anh Tuấn |

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch làm rõ một số vấn đề về dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035.

Phát triển văn hóa đọc thông qua chuyển đổi số

Tam Nguyên |

Chỉ với một thiết bị công nghệ, ai cũng có thể mang theo cả kho sách…

Quan tâm thực chất, đúng mức đến phát triển văn hóa và con người Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu làm rõ nội hàm, mối quan hệ mật thiết giữa “văn hóa” và “con người”, từ đó xác định những nội dung, mục tiêu trọng tâm mà Chương trình tổng thể cần đạt được.

Giải bài toán quản lý để du lịch Phú Quốc không thua trên sân nhà

Phạm Huyền |

Chuyên gia cho rằng, việc đánh giá và dự báo sai quy mô thị trường của cơ quan quản lý du lịch địa phương đã khiến lượng khách đến Phú Quốc sụt giảm mạnh, gây cú sốc lớn cho doanh nghiệp.

Lý do nhiều người phản ứng gay gắt với các giải chạy bộ tại Hà Nội

Thế Kỷ |

Chưa bao giờ phong trào chạy bộ lại được quan tâm như thời điểm này, cả về mặt tích cực và chưa tích cực.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte uống trà ở Hà Nội

Thanh Hà |

Sau khi cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đạp xe trên đường phố Hà Nội, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đến phố Điện Biên Phủ, thưởng thức trà và nói chuyện với những người bạn Việt Nam.

Sắp có quyết định xử lý trách nhiệm vụ việc đội tuyển bóng bàn trẻ quốc gia

AN NGUYÊN |

Nếu không có gì thay đổi, Cục Thể dục Thể thao sẽ có quyết định xử lí trách nhiệm các cá nhân, tập thể liên quan đến vụ việc của đội bóng bàn trẻ quốc gia vào ngày 5.11 tới.

Phát triển văn hóa không chỉ là dành bao nhiêu ngân sách, làm những việc gì

PHẠM ĐÔNG |

Để văn hóa được chú trọng, có sự chuyển biến về chất thực sự, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, không phải chỉ đơn thuần là việc dành bao nhiêu ngân sách cho văn hóa hay giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) làm những việc gì.

Đề nghị làm rõ nhiều nội dung chương trình chấn hưng phát triển văn hóa

Anh Tuấn |

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch làm rõ một số vấn đề về dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035.

Phát triển văn hóa đọc thông qua chuyển đổi số

Tam Nguyên |

Chỉ với một thiết bị công nghệ, ai cũng có thể mang theo cả kho sách…

Quan tâm thực chất, đúng mức đến phát triển văn hóa và con người Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu làm rõ nội hàm, mối quan hệ mật thiết giữa “văn hóa” và “con người”, từ đó xác định những nội dung, mục tiêu trọng tâm mà Chương trình tổng thể cần đạt được.