Nhiều sân khấu kịch TPHCM tiếp tục đóng cửa: Nghệ sĩ chịu áp lực “cơm áo gạo tiền”

Ngọc Dủ |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hàng loạt sân khấu kịch tại TPHCM phải đóng cửa. Nghệ sĩ lại chịu áp lực và trăn trở.

Từ đầu năm, các sân khấu kịch ở TPHCM luôn trong tình trạng đóng cửa hoặc biểu diễn cầm chừng vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Hàng loạt nghệ sĩ gạo cội như NSƯT Trịnh Kim Chi, Minh Nhí... đã quyết định chuyển một số vở diễn lâu đời của sân khấu lên kênh YouTube nhằm phục vụ khán giả. Và những ngày đầu tháng 8 này, sân khấu lại tiếp tục khổ sở vì COVID-19.

Sân khấu đóng cửa, và những gánh nặng

Từ đầu năm 2020, Hồng Vân phải đóng cửa sân khấu nhiều lần vì dịch bệnh và việc hoạt động “lúc đóng, lúc mở” cộng với tình hình khán giả đến rạp ngày một thưa vắng nên thua lỗ lớn. Sau khi mở sân khấu kịch Chợ Lớn trên đường Hồng Bàng (Quận 5, TPHCM), Hồng Vân và Minh Luân cùng hùn vốn 1 tỉ đồng, đến thời điểm hiện nay vẫn chưa thu hồi lại vốn. Theo tiết lộ của nữ nghệ sĩ, sau khi có công văn của UBND TPHCM về việc cấm tụ tập đông người tại các tụ điểm, chị đã bàn với các nghệ sĩ và quyết định đóng cửa cả sân khấu kịch Phú Nhuận lẫn Chợ Lớn, với quan điểm sự an toàn của khán giả và các nghệ sĩ được đặt lên trên hết. Hồng Vân không muốn các nghệ sĩ phải mang khẩu trang diễn hay khán giả phải xem kịch trong tình trạng thấp thỏm, lo âu.

Ngoài việc tạm dừng các sân khấu, NSND Hồng Vân còn quyết định ngưng một thời gian với các lớp đào tạo diễn viên sân khấu. Theo chia sẻ, đa số học trò đều từ các tỉnh, khi lên thành phố theo đuổi nghệ thuật phải thuê nhà để ở, chi phí đi lại, sinh hoạt tốn kém. Vậy nên khi dịch bùng phát, NSND Hồng Vân đã khuyến khích học trò về quê một thời gian để nghỉ ngơi, khi dịch tạm lắng xuống sẽ trở lại học.

Trước tình hình dịch bệnh, NSND Hồng Vân nói riêng và các nghệ sĩ đang duy trì sân khấu nói chung đang phải gánh những khoản phí lớn. Chính vì thế, họ đã gửi nhiều công văn để mong các chủ mặt bằng giảm tiền thuê hàng tháng trong lúc sân khấu “đóng băng”. Ngoài ra, các nghệ sĩ còn trăn trở cho những bạn trẻ mới tham gia hoạt động nghệ thuật vì sân khấu đóng cửa khiến nhiều người thất nghiệp, buộc phải chuyển sang làm các công việc tay trái cầm chừng.

Mới đây, sân khấu Hoàng Thái Thanh của nghệ sĩ Ái Như và Thành Hội cũng phải tạm dừng. Theo các nghệ sĩ tiết lộ, hiện tại họ còn 4 suất diễn đã được khán giả mua vé từ trước. Chính vì thế buộc phải diễn để phục vụ khán giả và sau đó sân khấu sẽ thông báo ngưng hoạt động. Theo nghệ sĩ Ái Như, dịch bệnh khiến mọi thứ đã khó càng khó thêm, các nghệ sĩ phải chịu gánh nặng. “Cơm áo gạo tiền”, câu chuyện muôn thủa với giới nghệ sĩ nay càng trở thành bài toán lớn. Trong hơn nửa năm qua, sân khấu Hoàng Thái Thanh phải hoạt động với  mô hình “lúc diễn, lúc nghỉ” nhưng vẫn phải trả lương cho nhân viên hậu đài hay chủ mặt bằng. Vì thế, áp lực ngày một đè nặng lên những người làm sân khấu nói riêng và nghệ sĩ nói chung.

Cố gắng duy trì cầm cự

Ở TPHCM, một số sân khấu vẫn cố gắng duy trì các suất diễn. Tuy không dày đặc như trước nhưng, diễn viên, nghệ sĩ vẫn diễn cầm chừng vào cuối tuần. Ở các sân khấu như 5B, Thế giới trẻ hay Idecaf hiện đang có suất diễn cuối tuần. Các sân khấu sẽ bán vé trước 1 tháng, đến khi đủ lượng khán giả sẽ mở các suất diễn phục vụ người hâm mộ.

Trước tình hình dịch bệnh, đại diện của các sân khấu này cho biết sẽ tiến hành đo nhiệt độ, sát khuẩn, phát khẩu trang cho khán giả đến xem kịch nhằm hạn chế rủi ro dịch bệnh. Đây cũng được xem là biện pháp giúp các nghệ sĩ sân khấu có thêm việc làm, vượt qua giai đoạn khó khăn ngay tâm điểm mùa dịch.

Ngọc Dủ
TIN LIÊN QUAN

Sân khấu bão hòa, nghệ sĩ trẻ trăn trở với nghề

BỈ ĐÔNG |

Mưu sinh trong thời điểm sân khấu bão hòa và chịu nhiều ảnh hưởng sau dịch bệnh, giống như một “cuộc chiến”. Nhưng, có những nghệ sĩ trẻ vẫn kiên trì diễn, dù khán phòng thưa vắng khán giả.

Nghệ sĩ “chuyển nhà” qua YouTube, sân khấu chỉ còn lại... hoài niệm?

NGỌC DỦ |

Khi các nghệ sĩ gạo cội có sân khấu riêng như Minh Nhí, NSND Hồng Vân hay NSƯT Trịnh Kim Chi,... đang dần bắt nhịp với sân chơi YouTube; nhiều người còn mong muốn chuyển những vở kịch sang chiếu mạng, thì liệu sân khấu có thật sự rơi vào khủng hoảng?

Nhiều nhà hát, sân khấu lỡ hẹn với khán giả nhí

THANH CHÂU |

Ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6 năm nay, do dịch COVID-19, nhiều nhà hát và sân khấu trong Nam, ngoài Bắc không thể ra mắt các vở diễn như những món quà tặng đặc sắc cho khán giả nhí, mà chỉ có thể biểu diễn cầm chừng một số chương trình.

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Sân khấu bão hòa, nghệ sĩ trẻ trăn trở với nghề

BỈ ĐÔNG |

Mưu sinh trong thời điểm sân khấu bão hòa và chịu nhiều ảnh hưởng sau dịch bệnh, giống như một “cuộc chiến”. Nhưng, có những nghệ sĩ trẻ vẫn kiên trì diễn, dù khán phòng thưa vắng khán giả.

Nghệ sĩ “chuyển nhà” qua YouTube, sân khấu chỉ còn lại... hoài niệm?

NGỌC DỦ |

Khi các nghệ sĩ gạo cội có sân khấu riêng như Minh Nhí, NSND Hồng Vân hay NSƯT Trịnh Kim Chi,... đang dần bắt nhịp với sân chơi YouTube; nhiều người còn mong muốn chuyển những vở kịch sang chiếu mạng, thì liệu sân khấu có thật sự rơi vào khủng hoảng?

Nhiều nhà hát, sân khấu lỡ hẹn với khán giả nhí

THANH CHÂU |

Ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6 năm nay, do dịch COVID-19, nhiều nhà hát và sân khấu trong Nam, ngoài Bắc không thể ra mắt các vở diễn như những món quà tặng đặc sắc cho khán giả nhí, mà chỉ có thể biểu diễn cầm chừng một số chương trình.