Người trực tiếp điêu khắc tượng Bác trên đảo Cô Tô: “Hạnh phúc để đời”

Nguyễn Hùng |

Huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh là nơi duy nhất trên cả nước được Bác Hồ cho phép dựng tượng của Người khi Người còn sống. Nhóm 3 nhà điêu khắc được giao điêu khắc bức tượng Bác trên đảo tiền tiêu ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc lúc bấy giờ hiện chỉ còn nhà điêu khắc Nguyễn Đức Nựu, 87 tuổi.

Trong căn nhà của nhà điêu khắc quê Hà Tĩnh nhưng gắn bó gần cả cuộc đời với Quảng Ninh ở phường Cao Thắng, TP.Hạ Long có khá nhiều những kỉ vật liên quan đến Bác Hồ, từ những ngày ông còn là sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật công nghiệp (Hà Nội) đến những năm tháng công tác ở Quảng Ninh.

Ông bảo, nếu trong đời có hạnh phúc thì việc được tham gia trực tiếp điêu khắc tượng Bác trên đảo Cô Tô là hạnh phúc đầu tiên. Đó là hạnh phúc để đời.

Sinh thời, Bác Hồ có 9 lần về thăm Quảng Ninh. Trong đó, lần thứ 5, ngày 9.5.1961, Bác Hồ đã ra thăm đảo Cô Tô. Tại đảo Cô Tô, Bác động viên đồng bào: “Thủ đô Hà Nội tuy cách xa các đảo, nhưng Đảng và Chính phủ luôn luôn quan tâm đến đồng bào các đảo và mong muốn đồng bào đoàn kết, cố gắng và tiến bộ”. Sau chuyến đi này, Bác Hồ đã đồng ý cho dựng tượng Người trên đảo Cô Tô. Và đây là tượng duy nhất được Bác Hồ cho phép dựng khi Người còn sống.

Nhà điêu khắc Nguyễn Đức Nựu kể, đầu năm 1968, ông Hoàng Chính - Chủ tịch UBND tỉnh lúc đó - giao cho ông và 2 đồng nghiệp khác là Nguyễn Văn Quế, Lê Khắc Minh (hiện đều đã mất) tạc tượng Bác Hồ trên đảo Cô Tô.

Cả 3 cùng phác thảo chân dung và bản phác thảo chân dung tượng Bác của ông Quế được lãnh đạo tỉnh phê chuẩn. Nhiệm vụ của nhóm là tạc tượng bán thân Bác Hồ cao 1,8 m, hoàn thành vào dịp sinh nhật lần thứ 78 của Người.

Ông Nựu được giao làm trưởng nhóm. Cả 3 bắt tay vào việc ngay. Thời điểm đó phải sơ tán do bom Mỹ, nhóm của ông Nựu phải tiến hành nhiệm vụ ở Đồng Dinh, huyện Hoành Bồ (nay đã nhập vào Hạ Long).

Trong điều kiện khó khăn mọi mặt, nhưng với tình cảm sâu đậm, sự kính trọng Bác Hồ và lại được giao nhiệm vụ vô cùng vinh quang, nên cả 3 nỗ lực ngày đêm để hoàn thành tượng Bác Hồ trong vòng 5 tháng.

Sau khi hoàn thành, tượng Bác được chuyển ra bến cảng Hòn Gai, để từ đây tàu của Hải quân chở trực tiếp ra đảo Cô Tô.

Bệ tượng cao khoảng 4m đã được dựng sẵn trên bờ biển - tại nơi Bác đứng nói chuyện với quân và dân đảo Cô Tô ngày 9.5.1961.

Ông Nựu nhớ như in ngày khánh thành tượng Bác đúng dịp sinh nhật Người vào 19.5.1968 đông vui như ngày hội, nhân dân các đảo kéo đến với cờ hoa, biểu ngữ rực rỡ…

Chiều hôm đó, có một cán bộ bộ đội biên phòng biếu nhóm 2 tút thuốc lá Điện Biên và 10 gói chè Ba Đình, nói là quà của tỉnh tặng các tác giả làm tượng.

Sau đó, Chủ tịch tỉnh Hoàng Chính còn mời nhóm tác giả vào trong Đá Trắng, Hoành Bồ (nơi sơ tán của UBND tỉnh) gặp mặt. Chủ tịch chiêu đãi bánh kẹo Hải Châu, bia chai Hà Nội và tặng bằng khen của tỉnh cho nhóm tác giả.

Sau này, năm 1976, kỷ niệm Ngày sinh lần thứ 86 của Bác, tượng Bác của nhóm ông Nựu được thay bằng tượng toàn thân, với chất liệu bêtông cốt thép của một nhà điêu khắc Nguyễn Phước Sanh. Tượng có chiều cao 4,5m, cả bệ cao 9m, nằm cách bờ biển 100m. Năm 1996, kỷ niệm Ngày sinh lần thứ 106 của Bác, tượng Bác bằng bêtông được thay bằng đá granít. Cho đến ngày nay, tượng Bác Hồ ở Cô Tô vẫn được đánh giá là tượng Bác có quy mô to lớn, đẹp nhất vùng Đông Bắc của Tổ quốc.

Bức tượng Bác Hồ của nhóm ông Nựu được chuyển vào trụ sở UBND Cẩm Phả lúc bấy giờ (khi đó cả Vân Đồn, Cô Tô đều thuộc Cẩm Phả) và hiện ở trước trụ sở các cơ quan hành chính của huyện Vân Đồn.

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Cận cảnh bức phù điêu "Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân Tiên phong"

Tô Công |

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng (Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ), Bác Hồ gặp gỡ các cán bộ đại diện cho Đại đoàn Quân Tiên Phong. Chính tại nơi đây, Người đã có lời căn dặn lịch sử: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" .

Chuyện về một nhà sư học tập và làm theo Bác Hồ

Nguyễn Phấn Đấu |

Cuối tháng 4.2023, Đại đức Thích Minh Phước (trụ trì chùa Liên Hoa, xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) đã vinh dự được Tỉnh ủy Tiền Giang tuyên dương về thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trước đó, Đại đức Thích Minh Phước đã được Huyện ủy Chợ Gạo khen thưởng về thành tích trên từ những hoạt động thiết thực, không mệt mỏi vì cộng đồng, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường…

Chiêm ngưỡng 20 tác phẩm điêu khắc từ đá và kim loại được đánh giá cao

DI PY |

Giới chuyên môn đánh giá cao triển lãm điêu khắc "Áp lực ngược" gồm 20 tác phẩm bằng đá và kim loại của điêu khắc gia Hoàng Tường Minh.

Bia đá chùa Giàu trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc dân tộc

Nguyễn Hữu Mạnh - đào xuân ngọc |

Bia đá chùa Giàu khắc họa chân dung vua/Ngọc Hoàng Thượng Đế sớm nhất hiện biết trong lịch sử nghệ thuật Đại Việt. Tác phẩm này là minh chứng cho bàn tay chạm khắc điêu luyện của người thợ xưa, là một trong những bảo vật quốc gia của Việt Nam, có giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt.

Khai mạc Hội thi điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước Ngũ Hành Sơn

Hương Mai |

Đà Nẵng - Sáng 9.3, Lễ khai mạc Hội thi điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn năm 2023 diễn ra tại khuôn viên chùa Quán Thế Âm.

Tiết lộ của chủ tranh điêu khắc gỗ "Vinh quy bái tổ" với 2 kỷ lục Việt Nam

Vương Trần |

Tác phẩm điêu khắc gỗ thủ công “Vinh quy bái tổ” khiến ai nấy cũng phải trầm trồ, kinh ngạc về sự kỳ công, khéo léo của những người thợ yêu nghề. Qua tác phẩm này, họ mong muốn lan toả những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc qua các điển tích xưa.

Va chạm với xe khách Hà Sơn - Hải Vân và xe bán tải, 3 học sinh tử vong

Tân Văn |

Lào Cai - Tại khu vực Km7, xã Cốc San đã xảy ra vụ tai nạn giữa nghiêm trọng giữa xe khách Hà Sơn - Hải Vân, xe bán tải và một xe máy.

Ngổn ngang dự án đường tránh 800 tỉ đồng ở Lâm Đồng

Phan Tuấn |

Tuyến đường tránh phía Nam thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) có tổng chiều dài 15,6km với tổng mức đầu tư là hơn 800 tỉ đồng. Đến nay, dự án đã chậm tiến độ gần 3 năm, trên toàn tuyến vẫn hết sức ngổn ngang và chưa biết khi nào mới hoàn thành.

Cận cảnh bức phù điêu "Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân Tiên phong"

Tô Công |

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng (Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ), Bác Hồ gặp gỡ các cán bộ đại diện cho Đại đoàn Quân Tiên Phong. Chính tại nơi đây, Người đã có lời căn dặn lịch sử: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" .

Chuyện về một nhà sư học tập và làm theo Bác Hồ

Nguyễn Phấn Đấu |

Cuối tháng 4.2023, Đại đức Thích Minh Phước (trụ trì chùa Liên Hoa, xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) đã vinh dự được Tỉnh ủy Tiền Giang tuyên dương về thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trước đó, Đại đức Thích Minh Phước đã được Huyện ủy Chợ Gạo khen thưởng về thành tích trên từ những hoạt động thiết thực, không mệt mỏi vì cộng đồng, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường…

Chiêm ngưỡng 20 tác phẩm điêu khắc từ đá và kim loại được đánh giá cao

DI PY |

Giới chuyên môn đánh giá cao triển lãm điêu khắc "Áp lực ngược" gồm 20 tác phẩm bằng đá và kim loại của điêu khắc gia Hoàng Tường Minh.

Bia đá chùa Giàu trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc dân tộc

Nguyễn Hữu Mạnh - đào xuân ngọc |

Bia đá chùa Giàu khắc họa chân dung vua/Ngọc Hoàng Thượng Đế sớm nhất hiện biết trong lịch sử nghệ thuật Đại Việt. Tác phẩm này là minh chứng cho bàn tay chạm khắc điêu luyện của người thợ xưa, là một trong những bảo vật quốc gia của Việt Nam, có giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt.

Khai mạc Hội thi điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước Ngũ Hành Sơn

Hương Mai |

Đà Nẵng - Sáng 9.3, Lễ khai mạc Hội thi điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn năm 2023 diễn ra tại khuôn viên chùa Quán Thế Âm.

Tiết lộ của chủ tranh điêu khắc gỗ "Vinh quy bái tổ" với 2 kỷ lục Việt Nam

Vương Trần |

Tác phẩm điêu khắc gỗ thủ công “Vinh quy bái tổ” khiến ai nấy cũng phải trầm trồ, kinh ngạc về sự kỳ công, khéo léo của những người thợ yêu nghề. Qua tác phẩm này, họ mong muốn lan toả những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc qua các điển tích xưa.