Những bảo vật bên trong bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng

HOÀNG VINH |

Được xây dựng từ năm 1915 và khánh thành vào năm 1919, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là nơi bảo quản và trưng bày các bộ sưu tập quý hiếm bậc nhất về nghệ thuật điêu khắc Chămpa. Trong đó, có lưu giữ 4 bảo vật quốc gia Việt Nam.
Bảo tàng được xây dựng dựa theo phác thảo ý tưởng của ông Henri Parmentier, chuyên gia khảo cổ của Trường Viễn Đông Bác cổ - Pháp và được hai kiến trúc sư là Delaval và Auclair thiết kế.
Bảo tàng được xây dựng dựa theo phác thảo ý tưởng của ông Henri Parmentier, chuyên gia khảo cổ của Trường Viễn Đông Bác cổ - Pháp và được 2 kiến trúc sư là Delaval và Auclair thiết kế.
Bảo tàng hiện có các phòng trưng bày Trà Kiệu – Mỹ Sơn – Đồng Dương – Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam – Tháp Mẫm - Bình Định – Văn Khắc. Trên tầng hai còn có phòng trưng bày Gốm Sa Huỳnh – Champa và phòng văn hóa và nghề truyền thống Chăm. Ngoài ra còn 2 phòng trưng bày tranh ảnh và 1 phòng trưng bày chuyên đề.
Bảo tàng có các phòng trưng bày Trà Kiệu – Mỹ Sơn – Đồng Dương – Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam – Tháp Mẫm - Bình Định – Văn Khắc. Trên tầng 2 còn có phòng trưng bày Gốm Sa Huỳnh – Champa và phòng văn hóa và nghề truyền thống Chăm. Ngoài ra, còn 2 phòng trưng bày tranh ảnh và 1 phòng trưng bày chuyên đề.
Theo ông Hồ Tấn Tuấn - Giám đốc bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng, hiện bảo tàng có 275 hiện vật đang được trưng bày thường xuyên. Trong đó có 4 báu vật quốc gia của Việt Nam như: Đài thờ Trà Kiệu. Đài thờ Mỹ Sơn E1, tượng Bồ tát Tara và Đài thờ Đồng Dương 22.24.
Theo ông Hồ Tấn Tuấn - Giám đốc bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng, hiện bảo tàng có 275 hiện vật được trưng bày thường xuyên. Trong đó, có 4 báu vật quốc gia của Việt Nam như: Đài thờ Trà Kiệu, đài thờ Mỹ Sơn E1, tượng Bồ tát Tara và đài thờ Đồng Dương 22.24.
Đài thờ Trà Kiệu bảo vật quốc gia được làm bằng đá sa thạch xanh xám, có niên đại trong khoảng từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 10. Đây là một đài thờ còn nguyên vẹn 3 phần, gồm: đế thờ, thân thờ và vật thờ với 4 cạnh chạm nổi hoạt cảnh đám cưới của chàng Rama và nàng Sita trong tác phẩm văn học Ramayana - bộ sử thi vĩ đại của người Ấn Độ.
Đài thờ Trà Kiệu được làm bằng đá sa thạch xanh xám, có niên đại trong khoảng từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 10. Đây là một đài thờ còn nguyên vẹn 3 phần, gồm: Đế thờ, thân thờ và vật thờ với 4 cạnh chạm nổi hoạt cảnh đám cưới của chàng Rama và nàng Sita trong tác phẩm văn học Ramayana - bộ sử thi vĩ đại của người Ấn Độ.
Đài thờ Mỹ Sơn E1 được phát hiện tại tháp E1 thuộc khu đền tháp Mỹ Sơn có niên đại thế kỷ 7 - 8.
Đài thờ Mỹ Sơn E1 được phát hiện tại tháp E1 thuộc khu đền tháp Mỹ Sơn có niên đại thế kỷ 7 - 8.
Đây là công trình nghệ thuật được lắp ghép từ nhiều khuôn hình chạm nổi mô tả những sinh hoạt đời thường của các tu sĩ Bà la môn như: chơi nhạc, đàm đạo, làm thuốc…
Đây là công trình nghệ thuật được lắp ghép từ nhiều khuôn hình chạm nổi mô tả những sinh hoạt đời thường của các tu sĩ Bà la môn như: chơi nhạc, đàm đạo, làm thuốc…
Đây là công trình nghệ thuật được lắp ghép từ nhiều khuôn hình chạm nổi mô tả những sinh hoạt đời thường của các tu sĩ Bà la môn như: Chơi nhạc, đàm đạo, làm thuốc…
Tượng Bồ tát Laskmindra Avalokitesvara Đồng Dương (còn gọi là tượng Bồ tát Tara) được dân làng Đồng Dương phát hiện vào năm 1978. Đây là bức tượng bằng đồng nguyên chất lớn nhất mang phong cách nghệ thuật điêu khắc Chămpa. Tượng cao 1,148m, thể hiện hoá thân của Bồ tát Tara với ngoại hình cân đối.
Tượng Bồ tát Laskmindra Avalokitesvara Đồng Dương (được gọi là tượng Bồ tát Tara) được dân làng Đồng Dương phát hiện vào năm 1978. Đây là bức tượng bằng đồng nguyên chất lớn nhất mang phong cách nghệ thuật điêu khắc Chămpa. Tượng cao 1,148m, thể hiện hoá thân của Bồ tát Tara với ngoại hình cân đối.
Ngoài hình thể, trang phục, kiểu tóc của tượng cũng góp phần khiến cho tác phẩm đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình. Tóc tượng được tết thành nhiều lọn nhỏ, búi cao hai tầng trên đỉnh đầu.
Ngoài hình thể, trang phục, kiểu tóc của tượng cũng góp phần khiến cho tác phẩm đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình. Tóc tượng được tết thành nhiều lọn nhỏ, búi cao hai tầng trên đỉnh đầu.
Ở tầng tóc thứ 2 có gắn tượng Phật A Di Đà ngồi xếp bàn. Bức tượng không chỉ mang vẻ đẹp vô cùng thanh thoát, quyến rũ mà còn ẩn chứa sâu bên trong những bí mật của nền văn hóa Chămpa.
Ở tầng tóc thứ 2 có gắn tượng Phật A Di Đà ngồi xếp bàn. Bức tượng không chỉ mang vẻ đẹp vô cùng thanh thoát, quyến rũ mà còn ẩn chứa sâu bên trong những bí mật của nền văn hóa Chămpa.
Bảo vật thứ 4 ở bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng là đài thờ Đồng Dương 22.24 có niên đại vào cuối thế kỷ 9 - đầu thế kỷ 10 cũng vừa được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận bảo vật quốc gia năm 2018.
Bảo vật thứ 4 ở bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng là đài thờ Đồng Dương 22.24 có niên đại vào cuối thế kỷ 9 - đầu thế kỷ 10 cũng vừa được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận bảo vật quốc gia năm 2018.
Bảo vật thứ 4 ở bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng là đài thờ Đồng Dương 22.24 có niên đại vào cuối thế kỷ 9 - đầu thế kỷ 10 cũng vừa được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận bảo vật quốc gia năm 2018.
Đây là đài thờ đầy đủ, hoàn chỉnh, độc đáo nhất, nguyên gốc độc bản với các nội dung được thể hiện qua hình thức riêng biệt không trộn lẫn với bất cứ đài thờ nào khác trong nền văn hóa Chămpa ở Việt Nam.
Đây là đài thờ đầy đủ, hoàn chỉnh, độc đáo nhất, nguyên gốc độc bản với các nội dung được thể hiện qua hình thức riêng biệt không trộn lẫn với bất cứ đài thờ nào khác trong nền văn hóa Chămpa ở Việt Nam.
Đây là đài thờ đầy đủ, hoàn chỉnh, độc đáo nhất, nguyên gốc độc bản với các nội dung được thể hiện qua hình thức riêng biệt không trộn lẫn với bất cứ đài thờ nào khác trong nền văn hóa Chămpa ở Việt Nam.
Hằng năm, bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng luôn đón hàng ngàn khách du lịch trong nước và ngoài nước đến tham quan. Bên cạnh đó, bảo tàng vinh dự đón hàng loạt các lãnh đạo các nước trên thế giới như: Tổng thống Ấn Độ và phu nhân; Quốc vương Campuchia Norodom Shihamoni; đoàn Phó Thủ tướng Singapore. Trong ảnh là Tổng thống Ấn Độ và Phu nhân thăm bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng vào năm 2018.
Hằng năm, bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng luôn đón hàng nghìn khách du lịch trong nước và ngoài nước đến tham quan. Bảo tàng vinh dự đón hàng loạt các lãnh đạo các nước trên thế giới như: Ấn Độ; Campuchia; Singapore. Trong ảnh là Tổng thống Ấn Độ và Phu nhân thăm bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng vào năm 2018.
HOÀNG VINH
TIN LIÊN QUAN

Choáng ngợp trước bảo tàng ánh sáng 3D

HOÀI ANH (T/H) |

Đến với bảo tàng kỹ thuật số Mori Building ở Tokyo (Nhật Bản), du khách sẽ lập tức được chìm đắm trong một thế giới tràn ngập ánh sáng ảo diệu được tạo ra từ kỹ thuật 3D.

Bảo tàng Heo tại Hàn Quốc đắt khách dịp Tết Kỷ Hợi

HOÀI ANH (THEO CCTV) |

Bảo tàng Heo ở Gyeonggido (Incheon, Hàn Quốc) hiện trưng bày 7.000 hiện vật nghệ thuật liên quan tới loài heo. Đây cũng là nơi chăm sóc nhiều chú heo con rất dễ thương để tham gia vào các trò chơi biểu diễn.

Bảo tàng chó có một không hai trên thế giới sắp mở cửa tại New York

HOÀI ANH (THEO AP) |

Bảo tàng chó của Câu lạc bộ chó giống Mỹ sẽ bắt đầu mở cửa vào ngày 8.2.2019 tại New York. Bảo tàng có một màn hình tìm kiếm, giúp bạn tìm ra được giống chó phù hợp với bạn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Choáng ngợp trước bảo tàng ánh sáng 3D

HOÀI ANH (T/H) |

Đến với bảo tàng kỹ thuật số Mori Building ở Tokyo (Nhật Bản), du khách sẽ lập tức được chìm đắm trong một thế giới tràn ngập ánh sáng ảo diệu được tạo ra từ kỹ thuật 3D.

Bảo tàng Heo tại Hàn Quốc đắt khách dịp Tết Kỷ Hợi

HOÀI ANH (THEO CCTV) |

Bảo tàng Heo ở Gyeonggido (Incheon, Hàn Quốc) hiện trưng bày 7.000 hiện vật nghệ thuật liên quan tới loài heo. Đây cũng là nơi chăm sóc nhiều chú heo con rất dễ thương để tham gia vào các trò chơi biểu diễn.

Bảo tàng chó có một không hai trên thế giới sắp mở cửa tại New York

HOÀI ANH (THEO AP) |

Bảo tàng chó của Câu lạc bộ chó giống Mỹ sẽ bắt đầu mở cửa vào ngày 8.2.2019 tại New York. Bảo tàng có một màn hình tìm kiếm, giúp bạn tìm ra được giống chó phù hợp với bạn.