Hy vọng giải quyết những vấn đề thực tiễn trong phát triển văn hóa, con người Việt Nam

PGS. TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội |

Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 là một trong những cuộc chiến thảm khốc bậc nhất của nhân loại. Một trong những bài học được rút ra sau cuộc chiến chính là vai trò của văn hóa như một nền tảng giúp các dân tộc hiểu biết nhau nhiều hơn, khoan dung với những khác biệt, tạo ra sức mạnh tinh thần để vượt qua những khó khăn. Đó cũng là một trong những mục đích ra đời của Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) vào ngày 16.11.1945.

Đảng luôn coi trọng vai trò của văn hóa

Sự ra đời của tổ chức quốc tế lớn nhất về văn hóa - UNESCO - đã truyền cảm hứng cho các quốc gia đầu tư nhiều hơn cho phát triển văn hóa, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguyên Tổng thư ký Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO), ông Federico Mayor nhấn mạnh: “Kinh nghiệm của hai thập niên qua cho thấy rằng trong mọi xã hội ngày nay, bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào hoặc theo xu hướng chính trị nào, văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền với nhau (...).

Hễ nước nào tự đặt ra cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều. Một sự phát triển chân chính đòi hỏi phải sử dụng một cách tối ưu nhân lực và vật lực của mỗi cộng đồng. Vì vậy, phân tích đến cùng, các trọng tâm, các động lực và các mục đích của phát triển phải được tìm trong văn hóa (...). Từ nay trở đi văn hóa cần coi mình là một nguồn bổ sung trực tiếp cho phát triển và ngược lại phát triển cần thừa nhận văn hóa giữ một vị trí trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội...”.

Ngay từ khi ra đời, kể cả trước khi giành được độc lập cho dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi trọng vai trò của văn hóa như một lực lượng quan trọng trong công cuộc giành độc lập, thống nhất cho dân tộc. Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 với 3 nguyên tắc dân tộc hóa, khoa học hóa và đại chúng hóa đã trở thành kim chỉ nam cho việc phát triển nền văn hóa cứu quốc.

Để lắng nghe ý kiến của đội ngũ văn nghệ sĩ - những chiến sĩ tiên phong trong lĩnh vực nghệ thuật - cách đây đúng 75 năm, ngày 24.11.1946, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức với 200 nhà hoạt động văn hóa do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì. Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai (1948) với hơn 80 văn nghệ sĩ tiêu biểu do các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương chủ trì. Qua các hội nghị này, những tư tưởng quan trọng nhất về văn hóa như Văn hóa soi đường quốc dân đi; Văn hóa là một mặt trận, anh chị em văn nghệ sĩ là những chiến sĩ trên mặt trận đó; Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam... đã truyền cảm hứng cho những người làm việc trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật phấn đấu hết mình cho sự nghiệp cách mạng, hình thành nên một nền văn hóa cứu quốc làm nên những chiến thắng vẻ vang cho dân tộc từ sức mạnh của văn hóa.

Kể từ khi đất nước tiến hành công cuộc Đổi mới, sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng đã đặt ra nhiều thách thức, cũng như thời cơ cho sự phát triển đất nước nói chung, văn hóa nói riêng. Vì vậy, phát triển văn hóa kiến quốc, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước hùng cường trở thành một nhiệm vụ trọng tâm, có tính đột phá.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc sẽ là một “hội nghị Diên Hồng”...

Gần đây, tiếp theo việc ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm (Ban chấp hành Trung ương Khóa VIII) năm 1998 về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, việc ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín (Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI) năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đặt ra những cách tiếp cận, quan điểm và vấn đề mới đối với sự phát triển văn hóa.

Cùng với đó, việc xây dựng một Chính phủ hành động và kiến tạo đòi hỏi một tư duy mới về quản lý văn hóa, theo đó, quản lý văn hóa cần hướng tới sự chủ động hỗ trợ hoạt động văn hóa - nghệ thuật, tiếp cận gần hơn quy luật thị trường trong sản xuất, phân phối, tiêu dùng và hưởng thụ văn hóa. Quan điểm văn hóa là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị và xã hội, xây dựng thị trường văn hóa đi đôi với phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh để văn hóa thực sự là hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là những tư tưởng mới cần được thảo luận rộng rãi để lấy ý kiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý cho định hướng cụ thể phát triển văn hóa trong những năm sắp tới.

Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp lâu dài của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng, cần phải được thực hiện một cách kiên trì, thận trọng. Chính vì thế, việc tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc sẽ là một “hội nghị Diên Hồng” để lãnh đạo Đảng, Nhà nước đưa ra những thông điệp quan trọng về văn hóa, cũng như là cơ hội để huy động trí tuệ tập thể của đội ngũ văn nghệ sĩ, hiến kế phát triển văn hóa là hết sức cần thiết.

Sau Hội nghị này, chắc chắn các quan điểm chỉ đạo, định hướng lớn cũng như các ý kiến tâm huyết sẽ thể chế hóa, giúp giải quyết những vấn đề thực tiễn trong phát triển văn hóa, con người Việt Nam, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội.

PGS. TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội
TIN LIÊN QUAN

Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc thực hiện “Tri ân” người có công với cách mạng

Thanh Huyền |

Hưởng ứng Pháp lệnh của Nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng, phát huy tinh thần “Tương thân thương ái” “Đền ơn đáp nghĩa”, Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc (Viện PTVHDT) đã vận động và tổ chức Chương trình “Tri ân”. Hoạt động đã thu hút được sự hưởng ứng tham gia của nhiều tổ chức, đơn vị, cơ quan đoàn thể trên mọi miền Tổ quốc. Trong những tháng đầu năm 2021, Viện PTVHDT đã làm cầu nối, chắp cánh cho những tấm lòng hảo tâm đến được với những người có công, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn ở nhiều địa phương đặc biệt là tại TP.Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Đừng để đứt gãy những giá trị văn hóa truyền thống!

Việt Văn (thực hiện) |

Nhà nghiên cứu, họa sĩ, tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế có nhiều tâm huyết với các giá trị văn hóa dân tộc. Anh là tác giả của nhiều cuốn sách như “Dịch đồ - cách tiếp cận từ thị giác”, “Đồ án trang trí mỹ thuật ở đền Vua Đinh-Lê”, “Song xưa phố cũ”, “Nghê Việt tinh tuyển”... Anh cũng hai lần nhận Giải thưởng “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội”. Đặc biệt, anh đã đóng góp nhiều công sức nghiên cứu về con Nghê, đưa hình ảnh Nghê tạo hình trên nhiều chất liệu, phục dựng điệu múa Nghê để giới thiệu trong các tour du lịch khám phá Việt Nam…

Tin văn hoá trong tuần: Việt Nam tham dự Liên hoan Văn hóa Á – Âu 2021

Hạ Âu |

Bản tin văn hoá trong tuần nổi bật với sự kiện Việt Nam đăng ký tham dự Liên hoan Văn hóa Á – Âu 2021 tại Campuchia.

Xây dựng và phát triển văn hóa đọc từ tiết đọc sách

PHAN DUY NGHĨA (HÀ TĨNH) |

Rèn luyện thói quen và kĩ năng đọc sách cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường và giáo viên tiểu học.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc thực hiện “Tri ân” người có công với cách mạng

Thanh Huyền |

Hưởng ứng Pháp lệnh của Nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng, phát huy tinh thần “Tương thân thương ái” “Đền ơn đáp nghĩa”, Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc (Viện PTVHDT) đã vận động và tổ chức Chương trình “Tri ân”. Hoạt động đã thu hút được sự hưởng ứng tham gia của nhiều tổ chức, đơn vị, cơ quan đoàn thể trên mọi miền Tổ quốc. Trong những tháng đầu năm 2021, Viện PTVHDT đã làm cầu nối, chắp cánh cho những tấm lòng hảo tâm đến được với những người có công, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn ở nhiều địa phương đặc biệt là tại TP.Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Đừng để đứt gãy những giá trị văn hóa truyền thống!

Việt Văn (thực hiện) |

Nhà nghiên cứu, họa sĩ, tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế có nhiều tâm huyết với các giá trị văn hóa dân tộc. Anh là tác giả của nhiều cuốn sách như “Dịch đồ - cách tiếp cận từ thị giác”, “Đồ án trang trí mỹ thuật ở đền Vua Đinh-Lê”, “Song xưa phố cũ”, “Nghê Việt tinh tuyển”... Anh cũng hai lần nhận Giải thưởng “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội”. Đặc biệt, anh đã đóng góp nhiều công sức nghiên cứu về con Nghê, đưa hình ảnh Nghê tạo hình trên nhiều chất liệu, phục dựng điệu múa Nghê để giới thiệu trong các tour du lịch khám phá Việt Nam…

Tin văn hoá trong tuần: Việt Nam tham dự Liên hoan Văn hóa Á – Âu 2021

Hạ Âu |

Bản tin văn hoá trong tuần nổi bật với sự kiện Việt Nam đăng ký tham dự Liên hoan Văn hóa Á – Âu 2021 tại Campuchia.

Xây dựng và phát triển văn hóa đọc từ tiết đọc sách

PHAN DUY NGHĨA (HÀ TĨNH) |

Rèn luyện thói quen và kĩ năng đọc sách cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường và giáo viên tiểu học.