Đừng để đứt gãy những giá trị văn hóa truyền thống!

Việt Văn (thực hiện) |

Nhà nghiên cứu, họa sĩ, tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế có nhiều tâm huyết với các giá trị văn hóa dân tộc. Anh là tác giả của nhiều cuốn sách như “Dịch đồ - cách tiếp cận từ thị giác”, “Đồ án trang trí mỹ thuật ở đền Vua Đinh-Lê”, “Song xưa phố cũ”, “Nghê Việt tinh tuyển”... Anh cũng hai lần nhận Giải thưởng “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội”. Đặc biệt, anh đã đóng góp nhiều công sức nghiên cứu về con Nghê, đưa hình ảnh Nghê tạo hình trên nhiều chất liệu, phục dựng điệu múa Nghê để giới thiệu trong các tour du lịch khám phá Việt Nam…

Vì sao anh lại có tình yêu với Nghê Việt? Nó xuất phát từ đâu để anh có thể dành hơn 10 năm để nghiên cứu nó?

- Từ những mẫu khảo sát, tôi nghiên cứu cả quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa, do vậy công trình về Kinh Dịch, nghệ thuật sắt uốn, bia Văn Miếu  hay Nghê của tôi đều là giá trị không chỉ  riêng có ở Việt Nam. Nghê thu hút tôi dành nhiều thời gian vì con vật linh này có nguồn gốc từ Ấn Độ, Trung Á, Trung Hoa… rồi mới đến Việt Nam. Đó là sự thú vị khiến tôi dành nhiều thời gian và tâm sức để nghiên cứu Nghê, cũng như có những con sông bắt nguồn từ núi non Việt Nam chảy trong lãnh thổ Việt Nam, nhưng có những con sông khác như sông Hồng, sông Cửu Long bắt nguồn từ những miền đất khác, chảy qua Việt Nam, rồi đổ ra biển Đông. Khi chảy qua Việt Nam nó có tên gọi Việt Nam, mang phù sa Việt Nam, làm tươi tốt những mảnh đồng ruộng lúa của Việt Nam. Với tôi, vấn đề hồn Việt, nét Việt đáng quan tâm hơn là vấn đề thuần Việt.

Khi nghiên cứu Nghê, anh đã gặp phải những trở ngại gì về tư liệu hay sự mất mát theo thời gian của văn hóa đình làng không?

- Con Nghê cũng như nhiều di sản văn hóa người Việt trải qua hơn 100 năm chiến tranh, biến động chính trị tạo ra những mất mát, đổ vỡ và đứt gãy văn hóa không riêng gì ở đình làng mà chung cho cả Việt Nam. Mà một trong những biến động lớn là thay đổi chữ viết trong khoa cử, văn bản hành chính nên thế hệ trẻ chúng tôi nếu không chủ động quay trở lại chữ Hán, chữ Nôm sẽ gặp nhiều khó khăn trong nghiên cứu, tiếp cận tư liệu.

Vì sao anh thích nghiên cứu những thứ cổ xưa, đồ vật mà gần như mọi người ít để ý, thậm chí lãng quên bên lề cuộc sống?

- Có một trải nghiệm như là cú sốc cá nhân khi một lần đi xuống nghĩa trang Văn Điển, tôi được người ta giới thiệu mua bán những cánh cửa cũ, họ chỉ cho một nghĩa địa về các cánh cửa của một biệt thự Pháp. Tôi gặp những chứng nhân lịch sử có người bán đồ bảo cánh cửa này được dỡ ra từ Nhà hát Lớn sau một lần tu sửa. Con Nghê hay những chấn song hoa sắt thời Pháp thuộc nhanh chóng bị vứt bỏ bị lãng quên dù nó đã là một phần của lịch sử. Khi lang thang giữa bạt ngàn ô cửa song xưa, phố cũ, bị vất lăn lóc phơi mưa dãi nắng, may mắn thì được căn nhà trọ nào đó đưa về tái sử dụng để sống 1 cuộc sống lay lắt đến ngày nào đó có thể lại bị đập đi, vứt bỏ. Điều đó thúc đẩy tôi viết cuốn “Song xưa phố cũ”. Nhưng thực ra việc tôi quan tâm những gì cổ xưa, bị lãng quên do tôi chịu ảnh hưởng từ lý thuyết nghiên cứu hậu thuộc địa hoặc hậu hiện đại.

Và còn do nhân duyên của mình như việc nghiên cứu con Nghê dù nhà nghiên cứu thường chọn cái số 1, cái trọng tâm để nghiên cứu, trong khi bản chất con Nghê là con vật linh ở bên rìa, bên lề, tuy rất quan trọng nhưng không thể ví như con rồng, con phượng. Các cụ xưa có câu: Con Phượng thì múa, con Nghê thì chầu.

Sự bảo tồn văn hóa truyền thống luôn được đặt trong cuộc sống đương đại hôm nay. Anh nghĩ gì về sự kết nối giữa giá trị cổ xưa và giá trị đương đại?

- Tôi xin tự giới thiệu là thành viên nhóm đề tài “Phát huy biểu tượng giá trị văn hóa Việt Nam trong đời sống đương đại ngày hôm nay”.

Việc nghiên cứu thực trạng, nhận thấy thực trạng cho thấy sự đổ vỡ, đứt đoạn của giá trị cổ xưa, của giá trị tryền thống với đời sống hôm nay. Điều này không chỉ diễn ra ngày hôm qua mà thực sự từ rất lâu.

Họa sĩ Victor Tardieu (Pháp, từng là Hiệu trưởng đầu tiên trường Mỹ thuật Đông Dương thành lập năm 1924) từng nêu “Vì không được giáo dục và chỉ đạo nghệ thuật đúng đắn, mất niềm tin vào (vẻ đẹp) truyền thống, người An Nam tin rằng, họ đang làm tốt bằng cách coi thường lối sống và nếp nghĩ của tiền bối, họ lao vào những trò đùa tai hại, sắp xếp một cách vụng về các sản phẩm phương Tây để phát minh ra một phong cách lai tạp, sáng tạo ra các mẫu mã kinh dị khắp mọi nơi: Kệ tủ trưng bày hình ngôi chùa, tủ kiểu Henri II trang trí bằng rồng, bàn nhỏ Louis-Philippe không thể chấp nhận nổi,... Chẳng lẽ chúng ta không có khả năng chấm dứt những sai lầm đáng thương này của một chủng tộc tài năng xuất chúng mà ở một mức độ nào đó chúng ta là những người phải chịu trách nhiệm ?” (Trích dẫn từ Báo cáo Về việc giảng dạy mỹ thuật tại Đông Dương và việc thành lập một trường vẽ tổng quát tại Hà Nội - Sur L’Enseignement des  Beaux- Arts en Indochinde et la création d’une école Générale de dessin a Hanoi)

Văn hóa Việt Nam có điểm đặc biệt quan trọng là tính đa dạng của nó ở vị trí địa lý, môt nền văn hóa mở, thuận lợi trong việc giao lưu, tiếp biến văn hóa với bốn phương.

Nguy cơ lớn trong toàn cầu hòa là sự xâm lăng văn hóa từ bên ngoài, tạo ra sự đứt gãy văn hóa cổ xưa. Bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống là vô cùng quan trọng.

Trở lại chuyện con Nghê, thế hệ chúng tôi không biết con Nghê như thế nào trong các chương trình sách giáo khoa giáo dục từ nhỏ đến khi vào trường đại học. Con vật linh này cũng biến mất trong các công trình nghiên cứu quan trọng. Gần đây khi được tiếp xúc với những công trình nghiên cứu bậc sơ học của học giả Trần Trọng Kim sách cho trẻ em đồng ấu, đã có thấy có hình ảnh con Nghê. Thế hệ học giả xưa đã thấy con Nghê như những nét đặc sắc của văn hóa Việt phải trao truyền cho trẻ nhỏ để mai sau lớn lên khi ra năm châu bốn bể biết rõ mình đến từ đâu, mang nét văn hóa Việt và tự hào về bản lĩnh Việt ra thế giới. Ngay trên áp phích quảng cáo triển lãm hội chợ Đấu xảo thời Pháp thuộc, hình con Nghê thường được thiết kế trang trọng. Một giấy chứng nhận tham gia hội chợ Đấu xảo năm 1913 có hình cổng làng cổ xưa trên có 2 con Nghê đứng chầu.

Tôi nghĩ một dân tộc mà lãng quên các giá trị văn hóa truyền thống sẽ không có cơ hội, động lực để hòa nhập và đóng góp cho sự đa dạng của văn hóa thế giới. Năm 2007, Việt Nam đã ký vào Công ước UNESCO 2005 về Bảo vệ và Phát huy tính đa dạng của Biểu đạt văn hóa.

Việt Nam muốn cho bạn bè quốc tế thấy hình ảnh một đất nước năng động, hiện đại, đậm đà và phong phú những tinh hoa giá trị văn hóa truyền thống trong công nghiệp sáng taọ, công nghiệp văn hóa.

- Xin cảm ơn TS Trần Hậu Yên Thế và chúc cho những dự án bảo tồn văn hóa truyền thống của anh ngày càng phát huy giá trị lâu dài.

Việt Văn (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh nội sinh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phạm Đông |

Bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của GS.TS Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư BCH T.Ư Đảng CSVN - đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực văn hoá với định hướng văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước. Các nhà nghiên cứu cho rằng văn hóa đã bồi đắp và khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sớm nghiên cứu nguồn kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu này nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Nam ca sĩ sưu tầm 120 lá cờ khi du lịch vòng quanh thế giới

Chí Long |

Nhân dịp đầu năm mới 2023, ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về hành trình du lịch vòng quanh thế giới và sưu tầm 120 lá cờ từ các nước mà anh từng đi qua.

Tài chính thông minh: Kế hoạch chi tiêu để Tết không liêu xiêu

Nhóm PV |

Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn rất dễ bội chi và cháy túi vì tiêu xài quá nhiều trong dịp Tết. Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) này, bà Nguyễn Thùy Chi - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ bật mí bí quyết để có thể cùng gia đình tiết kiệm mà vẫn đón Tết ấm áp và trọn vẹn.

Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn: Cục Quản lý thị trường HN lên tiếng

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt bài phản ánh “Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn”, trao đổi với Lao Động, Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Trần Việt Hùng - thừa nhận: thực tế việc các đơn vị kinh doanh thực phẩm chỉ nhập một lượng nhỏ hàng hoá có hóa đơn, chứng từ rồi trà trộn thực phẩm bẩn sau đó bán ra thị trường là có tồn tại.

Thêm một giám đốc công ty đăng kiểm ở Bắc Giang bị bắt tạm giam

Vân Trường |

Công an tỉnh Bắc Giang vừa khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Mạnh Tuân, Giám đốc Công ty cổ phần đăng kiểm xe cơ giới Thái Nam.

Thân nhân 39 người Việt chết trong xe tải ở Anh có khả năng được bồi thường

Thanh Hà |

Tòa án Anh đã tịch thu tài sản của chủ công ty vận tải liên quan đến cái chết của 39 người Việt để bồi thường cho các gia đình nạn nhân.

Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh nội sinh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phạm Đông |

Bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của GS.TS Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư BCH T.Ư Đảng CSVN - đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực văn hoá với định hướng văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước. Các nhà nghiên cứu cho rằng văn hóa đã bồi đắp và khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.