Cây xương rồng Nguyễn Trí

HÀ ANH CHIẾN |

Nhà văn Nguyễn Trí chia sẻ, tác phẩm “Hoa xương rồng” của ông đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác văn học về Công nhân - Công đoàn do Tổng LĐLĐVN và Báo Lao Động tổ chức, bởi ông có vốn quý là 5 năm rưỡi làm công nhân trong các nhà máy ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch (Đồng Nai)…

Mang nguyên mẫu cuộc đời vào tiểu thuyết

Đi làm công nhân, cùng ăn, cùng ngủ, cùng trò chuyện với họ mới có sự thấu hiểu cặn kẽ đời sống của công nhân đằng sau bốn bức tường nhà máy. “Bởi thế, khi biết thông tin về Cuộc thi viết văn về đề tài công nhân - công đoàn do Tổng LĐLĐVN và Báo Lao Động tổ chức, tôi đã viết ngày viết đêm, mạch cảm xúc trong đầu tôi cứ tuôn ra cuồn cuộn, tôi viết liên tục và chỉ sau 35 ngày đã cho ra tác phẩm “Hoa xương rồng” đoạt giải Nhất ngoạn mục” - nhà văn Nguyễn Trí chia sẻ.

“Hoa xương rồng” không phải là tiểu thuyết hư cấu mà là câu chuyện về cuộc đời Nguyễn Trí, về gia đình ông, những người thân của ông, được kể bằng thứ ngôn ngữ giản dị và chân thật nhất - những dòng chữ Nguyễn Trí viết ra cũng chính là “một cuộc đời chứa đầy máu và nước mắt của gia đình”.

Trong “Hoa xương rồng”, ông Nguyễn Trí hóa thân thành nhân vật Năm Thao làm đủ nghề mưu sinh, bị tai nạn phải nằm viện. Bà Năm Thao - vợ ông phải đi vay tín dụng đen với lãi suất “cắt cổ” để lo cho chồng nhưng mất khả năng trả nợ. Con gái ông Năm Thao phải bỏ học sớm bán vé số để phụ giúp gia đình thì bị dân giang hồ đường phố trấn lột…

Cùng quẫn, bế tắc, gia đình ông Năm Thao phải trốn chạy khỏi Sài Gòn phồn hoa, trôi dạt về mảnh đất Nhơn Trạch (Đồng Nai) để tiếp tục cuộc mưu sinh đằng đẵng. Tại đây, ông Năm Thao xin làm nghề phụ hồ để phụ giúp vợ nuôi con, nhưng do đôi mắt bị đục thủy tinh thể, ông không thể làm công việc xây tô của thợ xây được và từ đây ông bắt đầu phần đời 5 năm 6 tháng làm công nhân trong nhà máy.

Trò chuyện với phóng viên Báo Lao Động tại căn nhà riêng ở xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai vào những ngày cuối năm- nơi hiện tại ông và con cháu sinh sống, ông Nguyễn Trí tâm sự: “Đời tôi đầy gió sương, tôi chỉ học hết lớp 10 rồi lăn lộn qua đủ thứ nghề để kiếm sống, trải qua hết những công việc tay chân nặng nhọc, nguy hiểm như làm đồ tể, đào vàng, chặt củi đốt than đến đi làm phụ hồ, công nhân dệt nhuộm…

May mắn thay, những năm tháng cơ cực đó đã không trở thành vô nghĩa khi tôi bước vào nghiệp viết văn. Những nghề tôi trải qua hóa thành vốn sống quý giá cho tôi. Trong đó có 5 năm rưỡi quý giá tôi làm công nhân sản xuất trực tiếp trong nhà máy. Đó là vốn quý góp phần giúp tôi đoạt giải viết văn về công nhân - công đoàn”.

Ông Nguyễn Trí kể về đời công nhân của mình, đủ mùi khổ cực nếm trải qua: “Hai năm đầu khi rời Sài Gòn về Nhơn Trạch (Đồng Nai), tôi làm công nhân cho một công ty Việt Nam chuyên đi sửa chữa các công trình xuống cấp ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch, công việc vất vả, đi làm lúc nào cũng như đi tắm vì nóng nực, mồ hôi nhễ nhại, nhưng thu nhập ổn định nên tôi cố bám.

Xui rủi sao công ty phá sản, tôi lại xin sang làm công nhân dệt nhuộm cho một công ty Đài Loan (Trung Quốc) được 3 năm, nhưng chủ công ty không ký hợp đồng nữa vì tôi đã lớn tuổi.

Tôi luôn trân trọng khoảng thời gian tôi làm công nhân, tôi đã chịu khó làm việc, chịu khó lắng nghe, quan sát mọi chi tiết, góc cạnh về đời sống của những người công nhân như tôi lúc đó. Họ dù cực khổ nhưng sống tử tế, chân thành và có phần cam chịu…”.

Thông qua tác phẩm “Hoa xương rồng”, ông Nguyễn Trí muốn gửi gắm tới những người công nhân lao động: Hãy như cây xương rồng - dù phải chịu nắng gió nơi sa mạc khô cằn vẫn xanh tươi và ra hoa. Con người, dù có bị cuộc đời vùi dập cách mấy, gian khổ cách mấy, cũng bình tĩnh bước tới, đừng tuyệt vọng đừng u buồn, vì khi chúng ta bước tới bằng những bước chân tích cực thì sự tích cực sẽ đến.

Kinh nghiệm sống Nguyễn Trí đúc rút ra từ chính cuộc đời thực của mình: Các bạn hãy nhìn cuộc đời tôi, khi chúng ta lâm thế cùng thì đều thở than. Tôi cũng vậy thôi! Nhưng dù than thân trách phận cũng phải bước tới chứ đừng ở đó mà “uống rượu quên sầu”. Dù khổ cách mấy hãy làm ơn sống với năng lượng tích cực, đừng để tâm hồn mình chìm vào tiêu cực.

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài và Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang cùng tác giả Nguyễn Trí (giải Nhất tiểu thuyết) và tác giả Trịnh Thị Phương Trà (giải Nhất truyện ngắn).
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài và Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang cùng tác giả Nguyễn Trí (giải Nhất tiểu thuyết) và tác giả Trịnh Thị Phương Trà (giải Nhất truyện ngắn).

Công đoàn nâng tầm tâm thế công nhân

Nhà văn Nguyễn Trí, sinh năm 1956 tại tỉnh Bình Định, bắt đầu viết văn từ năm 2008, đến nay ông đã cho ra 20 đầu sách được in, trong đó 8 cuốn tiểu thuyết và 12 tập truyện ngắn, ông cũng đạt nhiều giải thưởng viết văn danh giá.

Nguyễn Trí cho biết, ông rất vinh dự, tự hào khi đoạt giải Nhất giải viết văn về công nhân - công đoàn. Với ông, đây là một giải thưởng có quy mô thật lớn, cơ cấu giải thưởng lớn khi giải đặc biệt lên tới 400 triệu đồng, giải nhất 300 triệu đồng ở hạng mục tiểu thuyết.

Công nhân và công đoàn là đối tượng Nguyễn Trí yêu thích và có thời gian gắn bó. “Tôi đánh giá cao vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn trong đời sống của công nhân. Khi từng làm ở công ty, tôi đã chứng kiến cán bộ Công đoàn nỗ lực, đấu tranh cho lợi ích của công nhân. Vào các dịp lễ Tết, các ngày kỷ niệm, Công đoàn luôn có các phần quà cho công nhân. Ở những công ty, xí nghiệp có nhiều lao động hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ, tổ chức Công đoàn cũng luôn bên cạnh hỗ trợ, kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ” - Nguyễn Trí nói.

Ông chia sẻ thêm: “Đất nước chúng ta trải qua hàng nghìn năm văn hóa lúa nước, đi lên từ nông nghiệp đến công nghiệp hóa, vai trò của người nông dân, công nhân lao động có ý nghĩa lịch sử trên tiến trình dựng nước, giữ nước. Do đó tôi tin rằng, giải thưởng văn học này sẽ có sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng, đến đông đảo những người lao động vẫn đang hăng say sản xuất.

Hy vọng, với chất lượng và tiếng vang từ cuộc thi, các tác phẩm đoạt giải sẽ góp phần kéo văn hóa đọc trở lại vì hiện nay văn hóa đọc đang bị mai một bởi làn sóng công nghệ. Tôi vẫn trăn trở, vẫn còn đau đáu, muốn viết thêm nhiều tác phẩm về công nhân - công đoàn để độc giả hiểu hơn về người công nhân, người cán bộ công đoàn...”.

Nhà văn là người biết kể chuyện bằng chữ nghĩa. Về lối viết của mình, Nguyễn Trí cười, bảo “ưng đâu tôi kể đó. Có thể đang kể chuyện từ dưới đất, thì bất ngờ... bắn lên trời để kể. Từ trên trời xuyên qua kể chuyện đồng bằng. Bay lượn như thế, nhưng lại logic và hợp lý, nên người đọc thích đọc, người nghe thích nghe...”.

Với Nguyễn Trí, nghệ thuật không thể vị nghệ thuật mà phải vị nhân sinh. “Người viết phải có người đọc, nói chuyện phải có người nghe. Tất cả phải dẫn dắt mọi người tới một nẻo của chính đạo, hướng về cái thiện để cuộc sống tốt đẹp hơn”, ông nói, mỉm cười nhẹ nhõm.

“Quan điểm của tôi là phải viết đúng, viết thật với lòng mình, đừng viết dối, chỉ cần viết sáo ngữ, người đọc nhận ra ngay, nên phải viết bằng sự chân thật của lòng mình, vì sự thật bao giờ cũng dễ đi vào lòng người hơn là sự hư cấu, mà sự thật thì có ở khắp nơi…” - Nguyễn Trí tâm sự.

“Tôi thấy những công nhân làm việc trực tiếp trong nhà máy còn mang tâm thế e ngại khi phải đối diện với giới chủ, cũng bởi họ là những công nhân làm việc chân tay, đôi khi chỉ biết đọc biết viết. Trong mối quan hệ lao động, họ thiếu những kiến thức cơ bản về pháp luật lao động để tự bảo vệ mình. Bởi vậy, tôi rất trăn trở.

Tôi từng làm Ủy viên Ban chấp hành công đoàn công ty nên tôi rất hiểu vai trò vô cùng quan trọng của công đoàn. Tôi thấy, muốn công nhân triệt tiêu tâm thế sợ sệt e ngại này thì công đoàn cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, cần tổ chức nhiều hơn những buổi tuyên truyền, tư vấn pháp luật hiệu quả từ trong nhà máy về tới khu nhà trọ, “mưa dầm thấm lâu” sẽ làm tư tưởng người công nhân được đổi mới, không còn mang tâm thế e sợ nữa mà mang tâm thế kiến tạo, nảy ra các sáng kiến để tạo giá trị làm lợi cho doanh nghiệp. Bởi trong thời đại hiện nay khi cuộc sống biến chuyển liên tục, nếu người công nhân không tự trau dồi bản thân để nâng cao trình độ thì khó lòng mà tốt lên được”. (Nhà văn Nguyễn Trí)

HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Tác giả Nguyễn Trí: "Tôi còn nhiều điều muốn viết về công nhân, người lao động"

Hiền Hương (thực hiện) |

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Lao Động, tác giả Nguyễn Trí của tiểu thuyết “Hoa xương rồng” nhiều lần nghẹn lại. Ông kể, chính vốn sống, chính cuộc đời nhiều đau khổ, thăng trầm đã bắt ông viết. Viết văn là một cách để tác giả Nguyễn Trí được xoa dịu, an ủi, và vươn lên.

“Hoa xương rồng”, “Con đường của Hạ” đoạt giải cao nhất cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn

Nhóm PV |

Lễ trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, Báo Lao Động tổ chức, phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam, diễn ra tối nay (26.11) tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Ngư dân Nguyễn Trính với hơn 40 năm vươn khơi bám biển

Thành An |

Khởi nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1982, nổi chìm cùng với bao thăng trầm của nghề biển, đến nay, ngư dân Nguyễn Trính (sinh năm 1963, ngụ xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền) đang sở hữu 8 tàu cá với tổng công suất trên 5.000 CV hoạt động ổn định, tạo việc làm cho hơn 60 lao động. Ông là một trong những tấm gương tiêu biểu được tôn vinh tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc năm 2023, diễn ra vào ngày 11.6.2023. Và chính là một điển hình xuất sắc với khát vọng phát triển kinh tế đất nước theo định hướng của Nghị quyết XIII của Đảng.

Lạng Sơn sẽ xây dựng công trình tưởng niệm tại Pháo đài Đồng Đăng

Cẩm Hà |

Tỉnh Lạng Sơn dự kiến sẽ xây dựng công trình tưởng niệm tại Pháo đài Đồng Đăng (huyện Cao Lộc), địa điểm gắn liền với cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.

Giao công an điều tra vụ 4 người tử vong trong vụ tai nạn trên cao tốc

Bảo Nguyên |

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai giao công an khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai và xử lý nghiêm theo quy định.

Xe 7 chỗ gặp tai nạn, lao xuống vực sâu 20 mét trên đường Hồ Chí Minh

HƯNG THƠ |

Quảng Trị ​​​​- Lực lượng chức năng đang bảo vệ hiện trường nơi chiếc xe ôtô 7 chỗ gặp tai nạn trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây.

Giá vàng hôm nay 16.2: Ồ ạt tăng, nguy cơ thua lỗ khi mua vào

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 16.2 điều chỉnh tăng ở cả thị trường trong nước và thế giới. Chênh lệch mua - bán vàng cao khiến nhà đầu tư trong nước đối diện nguy cơ thua lỗ.

Giải pháp tạm để người dân không chui rào, leo thang vào quán tự phát ven cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Liên quan đến việc dây kẽm gai hàng rào bảo vệ cao tốc bị vén tại khe hở, dựng cầu thang vượt hàng rào cao tốc để khách leo vào quán tự phát ven cao tốc, theo ông Trần Ngọc Hiền - Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận, đây là những hành vi không đúng quy định pháp luật...

Tác giả Nguyễn Trí: "Tôi còn nhiều điều muốn viết về công nhân, người lao động"

Hiền Hương (thực hiện) |

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Lao Động, tác giả Nguyễn Trí của tiểu thuyết “Hoa xương rồng” nhiều lần nghẹn lại. Ông kể, chính vốn sống, chính cuộc đời nhiều đau khổ, thăng trầm đã bắt ông viết. Viết văn là một cách để tác giả Nguyễn Trí được xoa dịu, an ủi, và vươn lên.

“Hoa xương rồng”, “Con đường của Hạ” đoạt giải cao nhất cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn

Nhóm PV |

Lễ trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, Báo Lao Động tổ chức, phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam, diễn ra tối nay (26.11) tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Ngư dân Nguyễn Trính với hơn 40 năm vươn khơi bám biển

Thành An |

Khởi nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1982, nổi chìm cùng với bao thăng trầm của nghề biển, đến nay, ngư dân Nguyễn Trính (sinh năm 1963, ngụ xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền) đang sở hữu 8 tàu cá với tổng công suất trên 5.000 CV hoạt động ổn định, tạo việc làm cho hơn 60 lao động. Ông là một trong những tấm gương tiêu biểu được tôn vinh tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc năm 2023, diễn ra vào ngày 11.6.2023. Và chính là một điển hình xuất sắc với khát vọng phát triển kinh tế đất nước theo định hướng của Nghị quyết XIII của Đảng.