Câu chuyện tình trên dòng sông Tiền nổi tiếng thế giới - Kỳ cuối:

Tiểu thuyết Người tình - Di sản lớn để lại cho Sa Đéc, Cần Thơ

Tô Châu - phandauld@gmail.com |

Câu chuyện tình buồn giữa nữ văn sĩ người Pháp Marguerite Duras và người đàn ông xứ Sa Đéc (Việt Nam) Huỳnh Thủy Lê đã dẫn đến sự ra đời quyển tiểu thuyết lừng danh “L'amante” ("Người tình"), sau đó là bộ phim "Người tình" cũng không kém phần nổi tiếng. Một câu chuyện tình nhỏ ở Việt Nam đã để lại di sản văn hóa lớn cho cộng đồng Pháp ngữ trên toàn thế giới và cả nhân loại. Từ đó, đất Sa Đéc nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung được nhiều khách du lịch tìm đến, giúp phát triển ngành du lịch còn non trẻ nơi đây.
• "L'amante” - câu chuyện tình trên dòng sông Tiền nổi tiếng thế giới
• Sự ra đời của cuốn tiểu thuyết lừng danh “L'amante”
• Theo dấu “Người tình”

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Ngôi nhà cổ của ông Huỳnh Thủy Lê hiện tọa lạc tại số 225A đường Nguyễn Huệ, phường 2, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ngôi nhà này được ông Huỳnh Thuận - cha của ông Huỳnh Thủy Lê - xây dựng vào năm 1895 bằng vật liệu gỗ, mái lợp ngói, kết cấu nhà ba gian theo kiểu nhà truyền thống ở Nam Bộ. Đến năm 1917, chủ nhân ngôi nhà cho xây dựng lại theo kiến trúc của biệt thự Pháp, bằng vật liệu chính là gạch, có sự kết hợp hài hòa kiến trúc của 2 nền văn hóa Đông - Tây.

Nền nhà được nâng cao cách mặt đất gần 1m, sàn lát gạch bông được chở từ vùng Ardèche của Pháp sang, thay cho gạch Tàu truyền thống. Vách gỗ “bổ kho” cũng được thay bằng vách tường dày 30 - 40cm, bằng loại gạch được sản xuất ở miền Đông Nam Bộ. Riêng mái nhà vẫn giữ như cũ là lợp ngói âm dương, chứ không theo trào lưu sử dụng ngói Tây như nhiều ngôi nhà khác. Hai bên đầu hồi mái nhà được thiết kế hình chiếc thuyền lướt sóng, tượng trưng cho miền sông nước Tây Nam Bộ. Kiến trúc phương Tây có dấu ấn rất rõ ở mặt tiền ngôi nhà, trần nhà, hai balcon trước và sau nhà, còn kiến trúc phương Đông thể hiện ở nội thất và mái nhà. Các môtíp xây dựng kiến trúc phương Tây mang dáng dấp thời kỳ Phục hưng với vòm cửa cong theo kiến trúc La Mã.

Số phận của ngôi nhà cổ này cũng giống như số phận của mối tình Thủy Lê - Duras. Nếu không có cuộc gặp gỡ giữa họ ở Paris sau gần 50 năm xa cách, một năm trước khi ông Thủy Lê qua đời vì bệnh thì hẳn đã không có cuốn tiểu thuyết và bộ phim "Người tình", và cũng không còn ai biết về chuyện tình buồn của họ. Tương tự như thế, nếu không có cuốn tiểu thuyết "Người tình", đặc biệt là nếu không có bộ phim "Người tình" nổi tiếng được quay tại Việt Nam thì ngôi nhà cổ nói trên có lẽ đã bị quên lãng và tới lúc nào đó sẽ sụp đổ, trở thành phế tích, chung hoàn cảnh với bao ngôi nhà cổ khác ở miền Tây Nam Bộ.

Trải qua bao biến thiên của thời cuộc, ngôi nhà nói trên được dùng làm trụ sở làm việc của các cơ quan không quan trọng ở Sa Đéc. Cuối cùng, số phận cũng mỉm cười với ngôi nhà cổ của ông Huỳnh Thủy Lê. Vào giữa năm 2006, ngôi nhà được giao cho Cty Cổ phần du lịch Đồng Tháp quản lý để khai thác phục vụ du khách. Sau khi quét dọn, sơn phết lại chút ít, đầu năm 2007, Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Tháp chính thức đưa vào khai thác du lịch, phục vụ du khách nghỉ đêm theo kiểu homestay để họ được sống trong không gian “Người tình”.

Tuy chưa có sự đầu tư gì đáng kể, nhưng ngành du lịch Đồng Tháp đã có nhiều cố gắng để ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê trở thành điểm đến của du khách Châu Âu, mà động tác đáng khen ngợi là việc tổ chức tiếp đón khách khá chu đáo, lúc nào cũng có 2 người thuyết minh, nói tiếng Pháp và tiếng Anh trôi chảy để hướng dẫn du khách. Trung bình hiện nay, mỗi tháng có khoảng 3.000 khách nước ngoài, trong đó khoảng một nửa là người Pháp, còn lại là các nước nói tiếng Pháp, đến viếng thăm ngôi nhà cổ này, cùng với không ít khách nội địa.

Tìm về quá khứ

Cho tới lúc ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê được khai thác phục vụ khách du lịch, người ta còn biết quá ít về ngôi nhà cổ này cũng như về chủ nhân của ngôi nhà - gia tộc họ Huỳnh ở Sa Đéc, bởi vì tất cả con cháu của ông Thủy Lê đều đã định cư ở nước ngoài từ lâu. Một lần, sau khi ngôi nhà đưa vào phục vụ du lịch, nơi đây đón tiếp một người khách đặc biệt, đó là người con gái út của ông Huỳnh Thủy Lê đang định cư ở nước ngoài về thăm quê cha đất tổ. Người phụ nữ ấy đã giúp bổ sung nhiều thông tin quý giá về ngôi nhà, về cách bài trí sao cho giống thời của cha bà, cũng như thông tin về gia tộc họ Huỳnh ở Sa Đéc ngày trước.

Một lần khác, ngôi nhà đón một người khách là bà cụ người Pháp gốc Việt đã ngoài 90 tuổi. Bà cho biết, năm nào bà cũng về thăm Sa Đéc và đến đứng ngó ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (nhưng không thể vào vì lúc đó còn làm trụ sở cơ quan nhà nước). Lần này về, bà thấy ngôi nhà trở thành di tích lịch sử, đón khách du lịch, nên bà ghé thăm và cung cấp nhiều thông tin có giá trị. Bà cụ cho biết, ngày xưa gia tộc họ Huỳnh giàu lắm, có nhà khắp các dãy phố, riêng ngôi nhà chính (ngôi nhà di tích hiện nay) luôn kín cổng cao tường, mỗi lần có chuyện đi ngang, bà chỉ biết thèm thuồng đứng ngoài nhìn vào.

Không chỉ ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê mà ngôi trường tiểu học L’ecole Primaire De Jeunes Filles De Sadec (nay là Trường Tiểu học Trưng Vương) cũng được thay đổi số phận nhờ bà Duras và cuốn tiểu thuyết "Người tình". Ngày ấy, mẹ của cô nữ sinh Duras là bà giáo Marie Donnadieu - hiệu trưởng ngôi trường này. Cô Phạm Thị Đẹt - từng là hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Vương - cho biết, khi nhà văn Sơn Nam về đây làm cố vấn văn hóa - lịch sử cho bộ phim "Người tình", ông đã đến gặp bà Đẹt để hỏi han nhiều chuyện liên quan đến ngôi trường cũ. Từ cái duyên cớ đó, bà Đẹt đã bỏ công sưu tầm tất cả những gì có liên quan tới ngôi trường này và tìm được nhiều điều thú vị, đặc biệt, bà đã tìm được một văn bản có lưu lại bút tích của bà Maria Donnadieu.

Đến năm 2002, Trường Trưng Vương đã in cuốn kỷ yếu nhân 100 năm thành lập trường và gửi mấy cuốn qua Pháp tặng gia đình bà Duras. Sau đó, đại diện chính quyền nơi bà Duras sinh sống bên Pháp đã qua thăm trường và tặng 4.000 euro để sửa chữa, làm sạch, đẹp ngôi trường. Rồi con của bà Duras và cả người chồng cuối cùng của bà cũng qua thăm trường. Ngày nay, Trường Trưng Vương vẫn còn duy trì dạy tiếng Pháp cho học sinh theo chương trình hỗ trợ của Cộng đồng Pháp ngữ. Nhiều du khách nước ngoài sau khi thăm ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, đến thăm ngôi trường xưa, họ rất thích thú khi những học sinh nhỏ ở đây biết tiếng Pháp, có thể trò chuyện tiếng Pháp với họ.

 

Ảnh của nữ diễn viên trong vai Duras trong phim Người tình được trưng bày trong nhà cổ Bình Thủy.
Ảnh của nữ diễn viên trong vai Duras trong phim Người tình được trưng bày trong nhà cổ Bình Thủy.

Nơi quay bộ phim "Người tình"

Năm 1991, đạo diễn Jean-Jacques Annaud đến Việt Nam để quay bộ phim "Người tình" dựa trên tự truyện của bà Duras. Đạo diễn Annaud đã mời “ông già Nam Bộ” Sơn Nam làm cố vấn văn hóa - lịch sử cho bộ phim. Phim có sự tham gia của các ngôi sao điện ảnh trên thế giới như Jane March, Lương Gia Huy, Lisa Faulkner. Ông Sơn Nam đã đưa đạo diễn Annaud đến Sa Đéc để xem ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, theo kế hoạch sẽ là bối cảnh chính cho phim. Thế nhưng, lúc ấy ngôi nhà này còn là cơ quan nhà nước, lại xập xệ... Nhà văn Sơn Nam đã gợi ý đạo diễn Annaud chọn ngôi nhà cổ khác đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của bộ phim, đó là ngôi nhà của tộc họ Dương ở quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ. Để rồi, khi được đưa đến ngôi nhà này, đạo diễn Annaud đã thật sự bị mê hoặc bởi ngôi nhà đồ sộ, cổ kính, còn khá nguyên vẹn. Đạo diễn người Pháp đã ở trong chính ngôi nhà này hơn 1 tuần lễ để quay những cảnh phim có liên quan đến ngôi nhà của ông Huỳnh Thủy Lê ở Sa Đéc.

Vùng đất Tây Nam Bộ mới được khai phá trên dưới 300 năm, không có nhiều những kiến trúc cổ bề thế, lại bị thiên nhiên và chiến tranh tàn phá, nên số còn lại đến ngày nay rất ít. Ngôi nhà cổ đồ sộ, còn khá nguyên vẹn của tộc họ Dương ở Cần Thơ là vốn quý trên đất đồng bằng. Thế nhưng, cho tới lúc đạo diễn bộ phim "Người tình" đến và chọn quay ở đây, ngôi nhà này đang xuống cấp, kêu cứu, nhưng chưa có câu trả lời cho sự tồn tại của nó. Ngôi nhà được xây vào năm 1870, có lối kiến trúc pha trộn Đông - Tây còn khá nguyên vẹn và giữ nguyên hầu hết vật liệu, đồ đạc nguyên thủy. Ngôi nhà từng là bối cảnh cho hàng chục bộ phim nổi tiếng trong nước như “Những nẻo đường phù sa”, ”Người đẹp Tây Đô”, “Công tử Bạc Liêu”… Thế nhưng, ngôi nhà vẫn chưa thu hút được khách du lịch để có thể tự nuôi mình, tự tồn tại theo thời gian, trong khi chủ nhà thì nghèo không có tiền tu sửa, mà trông chờ nguồn kinh phí của Nhà nước thì không biết đến bao giờ, nên nó cứ thế mà xuống cấp.

Khi đạo diễn Annaud đến đây, rồi phim "Người tình" nổi tiếng, bất ngờ nhà cổ Bình thủy cũng nổi tiếng lây, khách du lịch nước ngoài bắt đầu kéo đến tham quan. Họ đến để biết cảnh quay trong phim "Người tình" ở ngoài đời thực ra sao, sau khi họ đã ghé Sa Đéc để tham quan ngôi nhà của ông Huỳnh Thủy Lê. Năm 2009, ngôi nhà này đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Một lần đến nơi đây, trong khoảng 2 giờ lưu lại để tham quan ngôi nhà, tôi đếm được hơn 50 du khách đến tham quan, chủ yếu là khách Châu Âu. Họ ngắm nghía thật kỹ các cổ vật và dừng lại lâu bên các dấu tích của bộ phim “Người tình”.

Mọi chuyện chỉ mới bắt đầu, cần có thêm thời gian để ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp và TP.Cần Thơ khai thác hiệu quả “mỏ vàng” du lịch mà nữ văn sĩ Duras cùng cuốn tiểu thuyết "Người tình" và đạo diễn Annaud cùng bộ phim cùng tên trao tặng cho họ. Nếu biết cách khai thác, các di tích báu vật nói trên không chỉ tạo được nguồn thu bảo đảm duy tu các ngôi nhà, mà có thể làm giàu cho doanh nghiệp, cho gia đình đang sở hữu ngôi nhà, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch 2 địa phương và cả vùng miền Tây Nam bộ.


10-1.tif

 

10-2.tif

Ảnh của nữ diễn viên trong vai Duras trong phim "Người tình" được trưng bày trong nhà cổ Bình Thủy.

Tô Châu - phandauld@gmail.com
TIN LIÊN QUAN

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, du lịch ở Bến Tre có gì hấp dẫn?

Thành Nhân |

Tại tỉnh Bến Tre với nhiều điểm du lịch sinh thái, trong đó, có du lịch tái tạo, săn bắt tôm trên các con sông và thưởng thức tại chỗ. Đây sẽ là trải nghiệm giúp du khách có được kỳ nghỉ tuyệt vời trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.