Học phí tăng cao, lương ra trường chỉ 5-7 triệu, có nên vay vốn đi học?

Huyên Nguyễn |

Học phí tăng cao nhưng mức lương khởi điểm khi ra trường thấp, làm thế nào để sinh viên vay vốn tín dụng có thể an tâm khi đi học, đi làm trả nợ – đây là băn khoăn của không ít gia đình trong bối cảnh học phí đại học tăng cao. Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ThS Trần Nam, Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM, về vấn đề này.

Thưa Thạc sĩ Trần Nam, năm học 2022-2023, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM bắt đầu thực hiện tự chủ, học phí cũng tăng cao hơn. Nhà trường đã có những giải pháp nào để hỗ trợ sinh viên?

- Từ năm 2022, nhà trường bắt đầu áp dụng mức học phí mới theo cơ chế tự chủ, mỗi ngành học sẽ dao động từ 16-24 triệu đồng/năm với các hệ đào tạo đại trà. Đại học Quốc gia TPHCM cũng đã có hỗ trợ học phí cho một số ngành học thuộc khoa học lĩnh vực cơ bản.

Cùng với đó, nhà trường quan tâm tới những giải pháp để hỗ trợ những sinh viên có nguyện vọng học tập tại trường đều có thể theo học. Thứ nhất, nhà trường sử dụng tới quỹ học bổng và chương trình hỗ trợ khác từ doanh nghiệp, nhà tài trợ. Tổng mức hỗ trợ khoảng 15 tỉ đồng/khoá tuyển sinh 2022.

Hiện nhà trường đang đàm phán với một số đối tác thiết kế chương trình cho sinh viên vay vốn không lãi suất trong 4 năm học. Đồng thời, làm việc với nhiều doanh nghiệp để có học bổng miễn phí cho sinh viên hoặc các quỹ học bổng quốc tế để hỗ trợ phần nào những khó khăn về tài chính.

ThS Trần Nam.
ThS Trần Nam chia sẻ về tăng học phí đại học. Ảnh: Huyên Nguyễn

Đại học Quốc gia TPHCM cũng có quỹ phát triển cho sinh viên khó khăn vay ưu đãi học tập với lãi suất 0%. Nhà trường cũng sẽ tìm cách để tăng lượng sinh viên được tiếp cận nguồn này.

Bên cạnh đó, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng thành lập Trung tâm tư vấn tuyển sinh và hỗ trợ người học để nâng cao các hoạt động hỗ trợ sinh viên, tìm hiểu các khó khăn về tài chính, về học tập, sinh hoạt hoặc vấn đề về tâm lí, kết nối với doanh nghiệp giúp các em có việc làm, những nơi thực tập, thực tế. Đó là một số giải pháp dài hơi.

Tuy nhiên, việc để các chính sách có thể bao phủ cho toàn thể sinh viên khó khăn thì cũng chưa thể thực thi ngay được.

Hiện nay, tâm  của phụ huynh học sinh khi nhắc tới vay tín dụng để đi học phần nào còn e dè, không ít người e ngại tính rủi ro. Ông có thể đưa ra một vài lời khuyên về vấn đề này?

- Thực ra, việc vay vốn ở địa chỉ tin cậy là điều rất bình thường. Ở các đại học trên thế giới, kể cả những nước phát triển như Mỹ, Châu Âu thì vẫn có chính sách đó cho sinh viên khó khăn có thể vay vốn của nhà nước. Cho nên, việc vay vốn để học tập không có gì là định kiến cả, đó là câu chuyện rất bình thường.

Có một vài lời khuyên cho quý vị phụ huynh và các bạn sinh viên là phải xác lập được kế hoạch học tập thật rõ ràng, kỷ luật, kèm theo đó là mức vay vốn mong muốn là bao nhiêu – điều này rất quan trọng. Chúng ta không nhất thiết phải vay trong 4 năm mà có thể chỉ vay trong 2 năm đầu để trang trải chi phí ban đầu còn sau đó sinh viên có thể vừa học vừa làm thêm để có chi phí trang trải.

Vay vốn đồng nghĩa với việc chúng ta phải trả, nếu như không có kế hoạch học tập thật tốt thì sẽ rất khó khăn cho chúng ta trong việc trả nợ.

Cùng với đó, cần chọn địa chỉ của đơn vị cho vay hợp pháp và uy tín để hạn chế những rủi ro không mong muốn.

Mặt khác, tuy được vay vốn nhưng sinh viên cũng nên chọn chương trình có học phí phù hợp, nếu học phí quá cao so với điều kiện gia đình thì cũng khó trang trải hết được bởi ngoài học phí còn nhiều chi phí khác như ăn ở, đi lại…. Vay một mức quá cao sẽ khó, không trụ nổi về mặt lâu dài.

Nhiều sinh viên thắc mắc học phí tăng cao, vay vốn đi học đại học trong khi đó mức lương khi ra trường chỉ khoảng 5-7 triệu đồng/tháng thì bao giờ trả được nợ? Có nên vay vốn hay không? Ông suy nghĩ sao về lo ngại này?

- Thực ra thu nhập bình quân của sinh viên khi ra trường có rất nhiều mức khác nhau, có những bạn thu nhập khởi điểm 5-6 triệu đồng/tháng nhưng sau 1 năm có thể lên đến 10-15 triệu đồng/tháng. Hoặc đó chỉ là mức lương cơ bản, ngoài ra còn các khoản thu nhập khác. Thực tế, mức thu nhập cao hay thấp tùy thuộc nhiều yếu tố, quan trọng nhất là năng lực của mình. Trong quá trình học, chúng ta vừa phải học về chuyên môn vừa phải rèn các yếu tố liên quan tới kỹ năng, thực tập thực tế nghề nghiệp cho tốt, điều này sẽ giúp cho cơ hội việc làm và thu nhập cao hơn nhiều.

Tôi cho rằng việc thu nhập thấp sau khi ra trường nằm ở một số đối tượng nhất định nào đó chứ không phải là tất cả. Không ít sinh viên lo áp lực khi học phí cao, vay vốn đi học và thu nhập thấp khi ra trường, theo tôi, chúng ta cần có kế hoạch dài hơi trong học tập, phân kỳ để trả nợ, chi tiêu tiết kiệm để có thể chi trả các chi phí.

Cảm ơn ông!  

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Sinh viên "cuồng làm thêm" để có tiền đóng học phí

Thiều Trang |

Với nhiều sinh viên, học phí đại học là nỗi lo không nhỏ, đặc biệt là khi mức phí này tăng chóng mặt. Nhiều em vì khó khăn đã dốc sức đi làm thêm để có tiền trang trải, nhưng lại rơi vào trạng thái bỏ bê việc học khiến nhà trường cảnh cáo.

Nhiều trường công lập tăng học phí, hướng đi nào cho học trò nghèo?

HUYÊN NGUYỄN |

Học phí tăng gấp đôi, học phí tăng mạnh… đọc từng dòng thông tin khiến chị Hoàng Thuỳ (Quỳnh Phụ, Thái Bình) thêm lo lắng. Với thu nhập, đồng lương công nhân ít ỏi, để có chi phí nuôi con ăn học đại học là khó khăn với không ít gia đình.

"Tăng học phí có đi đôi với chất lượng không?"

Tường Vân |

Ngay sau khi có thông tin học phí sẽ tăng từ năm học sau, bên cạnh ý kiến phản đối, nhiều phụ huynh đặt câu hỏi: "Tăng học phí có đi đôi với chất lượng không?".

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Sinh viên "cuồng làm thêm" để có tiền đóng học phí

Thiều Trang |

Với nhiều sinh viên, học phí đại học là nỗi lo không nhỏ, đặc biệt là khi mức phí này tăng chóng mặt. Nhiều em vì khó khăn đã dốc sức đi làm thêm để có tiền trang trải, nhưng lại rơi vào trạng thái bỏ bê việc học khiến nhà trường cảnh cáo.

Nhiều trường công lập tăng học phí, hướng đi nào cho học trò nghèo?

HUYÊN NGUYỄN |

Học phí tăng gấp đôi, học phí tăng mạnh… đọc từng dòng thông tin khiến chị Hoàng Thuỳ (Quỳnh Phụ, Thái Bình) thêm lo lắng. Với thu nhập, đồng lương công nhân ít ỏi, để có chi phí nuôi con ăn học đại học là khó khăn với không ít gia đình.

"Tăng học phí có đi đôi với chất lượng không?"

Tường Vân |

Ngay sau khi có thông tin học phí sẽ tăng từ năm học sau, bên cạnh ý kiến phản đối, nhiều phụ huynh đặt câu hỏi: "Tăng học phí có đi đôi với chất lượng không?".