Nhiều trường công lập tăng học phí, hướng đi nào cho học trò nghèo?

HUYÊN NGUYỄN |

Học phí tăng gấp đôi, học phí tăng mạnh… đọc từng dòng thông tin khiến chị Hoàng Thuỳ (Quỳnh Phụ, Thái Bình) thêm lo lắng. Với thu nhập, đồng lương công nhân ít ỏi, để có chi phí nuôi con ăn học đại học là khó khăn với không ít gia đình.

Học phí tăng - thêm gánh nặng

Năm học 2022-2023, nhiều trường ĐH sẽ có mức học phí tăng cao, thậm chí có trường tăng gấp đôi so với năm 2021. Trong hệ thống ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế dự kiến tăng học phí đối với khóa tuyển sinh năm 2022.

Mức thu dự kiến áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2022-2023 là 4,2 triệu đồng/tháng, so với mức 3,5 triệu đồng/tháng năm 2021 đã tăng thêm hơn 20%. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng lần đầu tiên áp dụng học phí theo định mức kinh tế - kỹ thuật cho 8 ngành đào tạo trong trường gồm: Tâm lí học, Quốc tế học, Chính trị học, Xã hội học, Lịch sử, Văn học, Lưu trữ học, Việt Nam học.

Tại ĐH Quốc gia TPHCM, mức học phí Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn dự kiến tăng lên từ 16-60 triệu đồng/năm/sinh viên, gần gấp đôi đến gấp đôi so với năm 2021. Trong khi đó, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên có mức học phí tăng từ 21,5 - 47,3 triệu đồng/năm học. So với mức học phí chương trình đại trà năm học trước là 11,7 triệu đồng/năm, có ngành tăng hơn 2 lần.

Theo ghi nhận của Lao Động, mức học phí công lập cao nhất thuộc ngành Y Dược, cao nhất gần 100 triệu đồng/năm. Đề án của Khoa Y - ĐH Quốc gia TPHCM đã công bố mức thu học phí giai đoạn 1 (2021 - 2023) dự kiến được triển khai tăng theo lộ trình như sau: Năm 2022, học phí ngành Y khoa là 66 triệu đồng/năm, ngành Dược học là 60,5 triệu đồng/năm, ngành Răng - Hàm - Mặt là 96,8 triệu đồng/năm. Năm 2023, mức học phí lần lượt là 72,6 triệu đồng/năm; 66,55 triệu đồng/năm; 106,480 triệu đồng/năm.

Đáng chú ý, học phí Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng tăng mạnh, các ngành Y khoa, Dược học, Răng - Hàm - Mặt mức học phí cao nhất không vượt quá 44,368 triệu đồng/năm; các ngành còn lại không vượt quá 41 triệu đồng/năm. Đây là năm thứ hai liên tiếp trường điều chỉnh học phí.

Trường Đại học Y Hà Nội cũng vừa công bố mức học phí năm 2022, cao nhất tăng hơn 1,7 lần. Ở bậc đại học, mức thu cao nhất là ngành Điều dưỡng chương trình tiên tiến với 3,7 triệu đồng/tháng. Ở hệ đại trà, các ngành Răng Hàm Mặt, Y khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng có mức thu 2,45 triệu đồng/tháng. Các ngành còn lại là Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Khúc xạ nhãn khoa, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Y tế công cộng có mức học phí 1,85 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, hàng loạt các ngôi trường danh giá khác như Trường ĐH Bách Khoa, Học viện Báo chí Tuyên truyền, Trường ĐH Công nghệ thông tin, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM… cũng tăng học phí.

Chị Hoàng Thuỳ (Quỳnh Phụ, Thái Bình) - công nhân một khu công nghiệp tại Thái Bình cho hay, chồng chị là công nhân từng bị tai nạn lao động nên sức khoẻ giảm sút, mình chị vất vả chăm lo nuôi 2 con ăn học nên nghe nói học phí từ mầm non đến đại học đều tăng thì rất lo lắng. Đây cũng là nỗi niềm của chị Minh Thuỷ (Quận 12, TPHCM).

Trước đó chị làm công nhân cho một công ty may mặc, trong suốt hai năm qua, công ty chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh nên ít việc, chị đành phải nghỉ việc để đi làm nấu ăn cho trường học trong khi vẫn phải lo toan rất nhiều khoản, từ học hành của các con, chi tiêu cuộc sống.

Quan tâm hơn tới chính sách tín dụng

Chia sẻ về vấn đề học phí đại học hiện nay, PGS.TS Bùi Hoài Thắng - Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách Khoa TPHCM cho rằng, ngoài học phí tăng theo lộ trình đã được công bố trước thì có trường chuyển sang tự chủ, không nhận ngân sách từ nhà nước nữa nên người học cần chia sẻ với nhà trường.

Ông Thắng nhận định, chi phí đi học không phải chỉ là học phí mà còn bao gồm chi phí ăn ở, đi lại. “Nếu hồi xưa học phí nhà nước bao cấp nên ở mức thấp thì rõ ràng cũng nhẹ bớt một gánh. Tuy nhiên, phải nhìn nhận chi phí cho việc học tập không phải chỉ có học phí thôi mà còn chuyện ăn ở, sinh hoạt, đi lại… Vì thế, khi quyết định học trường nào, đầu tư ra sao, cơ hội việc làm, thu nhập khi ra trường so với mức đầu tư… thì cần có sự tính toán kỹ lưỡng”, ông Thắng phân tích.

Để giải bài toán học phí cho sinh viên nghèo, GS Nguyễn Minh Hà - Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho hay, khi tăng học phí sẽ đi cùng với tăng chất lượng và nâng chuẩn đầu ra. Tuy nhiên, ông Hà cũng chỉ ra mặt tiêu cực đối với những em có gia đình khó khăn sẽ thêm gánh nặng khi học phí tăng cao.

“So với học phí ở nước ngoài thì thấy mức học phí trong nước còn thấp. Chúng ta không thể bao cấp được mãi. Nhìn lại con em mình, ở bậc mẫu giáo 1 tháng đi học các chi phí phải mất khoảng 5-6 triệu đồng/tháng”, ông Hà phân tích.

Từ đó, GS Minh Hà cho rằng, ngoài việc các trường có chính sách học bổng cho những sinh viên khó khăn, chia ra nhiều kỳ học để dễ đóng thì cần đẩy mạnh chính sách tín dụng. Người học sẽ được vay chi phí đi học không lãi suất hoặc lãi suất thấp, sau đó khi ra trường sẽ hoàn trả lại dần. Bên cạnh đó, người học đại học vừa có thể đi học và đã có khả năng đi làm rồi do đó sinh viên có thể làm thêm để trang trải một phần nào đó chi phí học tập. Việc tham gia thị trường lao động cũng giúp sinh viên nâng cao kỹ năng mềm.

Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận thì chính sách tín dụng cho học tập ở nước ta thời gian qua chưa được quan tâm đúng mực, nhiều nơi thủ tục còn rườm rà hoặc phụ huynh có những lo ngại về rủi ro trong chi trả.

PGS.TS Bùi Hoài Thắng nhấn mạnh, chắc chắn khi đi vay sẽ có rủi ro, tuy nhiên chính bản thân người học cũng cần đặt cho mình một chức trách, nhiệm vụ, đánh giá năng lực học tập, làm việc để việc đi vay không quá trở thành gánh nặng tài chính ảnh hưởng đến kết quả học tập.


HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

"Tăng học phí có đi đôi với chất lượng không?"

Tường Vân |

Ngay sau khi có thông tin học phí sẽ tăng từ năm học sau, bên cạnh ý kiến phản đối, nhiều phụ huynh đặt câu hỏi: "Tăng học phí có đi đôi với chất lượng không?".

Phụ huynh Hà Nội "than trời" về đề xuất tăng học phí gấp đôi

Nhóm PV |

Mới đây, Thành phố Hà Nội vừa có dự thảo nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2022-2023. Trong đó, bậc THCS có mức tăng học phí dự kiến lên 300.000 đồng/ tháng, tăng gần gấp đôi so với năm học 2021 - 2022.

Lời giải nào cho bài toán tăng học phí đại học?

Huyên Nguyễn |

GS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường Đại học Mở TPHCM cho rằng nghịch lý tại Việt Nam hiện nay là càng lên cao chi phí học tập lại thấp đi. Nếu cứ đánh bằng học phí thấp như vậy thì vô hình trung chỉ đáp ứng được phân khúc học phí thấp, chất lượng phần nào bị hạn chế.

Giáo dục 24/7: TP HCM dự kiến tăng học phí bậc THCS gấp 5 lần hiện nay

Nhóm PV |

Tin tức giáo dục ngày 15.5: 1400 thí sinh cả nước tham gia vòng loại quốc gia Giải Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới; Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến tăng học phí bậc THCS gấp 5 lần hiện nay;...

Trường đại học đồng loạt tăng học phí, gánh nặng đè lên vai người học

Phùng Nhung |

Đối với nhiều phụ huynh và học sinh, học phí tăng đồng nghĩa với việc tăng áp lực tài chính, chồng chéo thêm nhiều nỗi lo. Đặc biệt, đối với các gia đình ở nông thôn, học phí cho con sẽ là khoản chi tiêu quá sức. 

Thí điểm tăng học phí trường công: Sẽ thiệt thòi cho "con nhà nghèo"?

QUANG ĐẠI |

Phát triển giáo dục cần được bảo đảm nguồn kinh phí, nhưng việc tăng học phí không hợp lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những học sinh là con em gia đình lao động nghèo, thu nhập thấp.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

"Tăng học phí có đi đôi với chất lượng không?"

Tường Vân |

Ngay sau khi có thông tin học phí sẽ tăng từ năm học sau, bên cạnh ý kiến phản đối, nhiều phụ huynh đặt câu hỏi: "Tăng học phí có đi đôi với chất lượng không?".

Phụ huynh Hà Nội "than trời" về đề xuất tăng học phí gấp đôi

Nhóm PV |

Mới đây, Thành phố Hà Nội vừa có dự thảo nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2022-2023. Trong đó, bậc THCS có mức tăng học phí dự kiến lên 300.000 đồng/ tháng, tăng gần gấp đôi so với năm học 2021 - 2022.

Lời giải nào cho bài toán tăng học phí đại học?

Huyên Nguyễn |

GS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường Đại học Mở TPHCM cho rằng nghịch lý tại Việt Nam hiện nay là càng lên cao chi phí học tập lại thấp đi. Nếu cứ đánh bằng học phí thấp như vậy thì vô hình trung chỉ đáp ứng được phân khúc học phí thấp, chất lượng phần nào bị hạn chế.

Giáo dục 24/7: TP HCM dự kiến tăng học phí bậc THCS gấp 5 lần hiện nay

Nhóm PV |

Tin tức giáo dục ngày 15.5: 1400 thí sinh cả nước tham gia vòng loại quốc gia Giải Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới; Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến tăng học phí bậc THCS gấp 5 lần hiện nay;...

Trường đại học đồng loạt tăng học phí, gánh nặng đè lên vai người học

Phùng Nhung |

Đối với nhiều phụ huynh và học sinh, học phí tăng đồng nghĩa với việc tăng áp lực tài chính, chồng chéo thêm nhiều nỗi lo. Đặc biệt, đối với các gia đình ở nông thôn, học phí cho con sẽ là khoản chi tiêu quá sức. 

Thí điểm tăng học phí trường công: Sẽ thiệt thòi cho "con nhà nghèo"?

QUANG ĐẠI |

Phát triển giáo dục cần được bảo đảm nguồn kinh phí, nhưng việc tăng học phí không hợp lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những học sinh là con em gia đình lao động nghèo, thu nhập thấp.