Thảm cảnh cắt điện giữa đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ ở châu Á

Ngọc Vân |

Tình trạng cắt điện thường xuyên do thiếu điện càng làm trầm trọng thêm nỗi thống khổ của người dân khi nắng nóng thiêu đốt ở Bangladesh.

Cắt điện giữa nắng nóng

Abdur Rahman suýt ngất khi kéo xe kéo dưới cái nắng nóng như thiêu đốt ở thủ đô Dhaka của Bangladesh. “Không thể tiếp tục làm việc trong thời tiết như vậy” - Rahman nói với tờ Al Jazeera.

Trong vài tuần qua, khu ổ chuột ở Dhaka nơi Rahman sống hầu như không có điện vào ban đêm.

“Sau một ngày vất vả, mệt nhọc, tôi thường chợp mắt một chút. Bây giờ ngủ cũng không được nữa vì không có quạt. Tôi thức dậy nhiều lần, ướt đẫm mồ hôi” - anh nói.

Cuộc khủng hoảng điện đã làm tăng thêm sự khốn khổ của người dân Bangladesh khi họ đã phải quay cuồng dưới đợt nắng nóng dài nhất của đất nước trong nhiều thập kỷ.

Chính phủ đã đóng cửa hàng chục nghìn trường tiểu học và trung học trong tuần này khi nhiệt độ tăng lên hơn 40 độ C ở Dhaka. Các thành phố khác như Rangpur ghi nhận nhiệt độ cao 41 độ C - cao nhất kể từ năm 1958.

Các quan chức tại Cục Khí tượng Bangladesh cho biết chưa từng chứng kiến đợt nắng nóng nào kéo dài như vậy kể từ khi đất nước giành được độc lập vào năm 1971.

Ảnh: AFP
Trẻ em tắm sông Buriganga ở Dhaka, Bangladesh để hạ nhiệt. Ảnh: AFP

Đầu tuần này, hoạt động tại nhà máy điện lớn nhất của Bangladesh đã bị đóng cửa do chính phủ không thể nhập khẩu nhiên liệu vì dự trữ ngoại hối giảm và đồng taka của Bangladesh mất giá. Đồng tiền này đã mất giá khoảng 25% so với đồng USD vào năm ngoái.

Nhà thiết kế đồ họa tự do Julfiqar Ali đã quyết định chuyển từ Dhaka đến Rangpur ở miền bắc Bangladesh cách đây 4 năm không chỉ để tránh chi phí sinh hoạt tăng vọt ở thủ đô mà còn vì mong muốn được trở lại sự yên bình ở quê hương.

“Tôi làm việc trực tuyến và chủ yếu nhận đơn đặt hàng từ Mỹ và khách hàng châu Âu. Vì vậy, việc tôi làm việc ở đâu không quan trọng miễn là tôi có điện và Internet ổn định. Và Rangpur có cả hai, vì vậy thật dễ dàng để tôi chuyển từ Dhaka đến đó” - Ali nói với Al Jazeera.

Tuy nhiên, trong vài tháng qua, Ali đã hủy bỏ quyết định của mình. Điện ở Rangpur không ổn định nên nhiều dự án của Ali đã trễ hạn.

“Điện bị cắt liên tục. Nhìn chung, chúng tôi chỉ có tối đa 8-9 tiếng có điện mỗi ngày. Tôi không thể làm việc trong tình cảnh này” - Ali nói.

Khủng hoảng kéo dài

Các quan chức cho biết cuộc khủng hoảng điện có thể sẽ kéo dài và thậm chí có thể trở nên tồi tệ hơn do cuộc khủng hoảng tài chính.

Theo Ngân hàng Bangladesh, dự trữ ngoại hối của nước này lần đầu tiên xuống dưới 30 tỉ USD sau 7 năm, từ mức 46 tỉ USD một năm trước đó.

Việc đóng cửa nhà máy nhiệt điện Payra 1320 MW - nhà máy điện lớn nhất của đất nước do thiếu than - làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng.

Nhà máy nhiệt điện than 1320MW ở Patuakhali, Bangladesh ngày 21.3.2022. Ảnh: Xinhua
Nhà máy nhiệt điện than 1320MW ở Patuakhali, Bangladesh ngày 21.3.2022. Ảnh: Xinhua

Mặc dù chính phủ đảm bảo rằng nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào cuối tháng này, nhưng một quan chức hàng đầu tại công ty vận hành nhà máy, Công ty Phát điện Tây Bắc (NWPGC), cho biết điều đó rất khó xảy ra.

Ít nhất 53 trong số 153 nhà máy điện của Bangladesh đã phải đóng cửa trong vài tuần qua để bảo trì hoặc thiếu nhiên liệu do thiếu hụt đồng USD - dữ liệu từ Công ty Lưới điện nhà nước của Bangladesh cho biết.

Dữ liệu cho thấy chỉ có 49 nhà máy điện đang hoạt động hết công suất trong khi 51 nhà máy còn lại đang hoạt động ở mức một nửa công suất do thiếu nhiên liệu.

Kết quả là, quốc gia Nam Á với 170 triệu dân này đang phải đối mặt với tình trạng giảm phụ tải chưa từng có, khoảng 2.500 megawatt, tương đương với sản lượng mà nước này sản xuất vào cuối những năm 1990.

Ngày 7.6, Thủ tướng Sheikh Hasina thừa nhận nỗi thống khổ của người dân do bị cắt điện và cho biết đợt nắng nóng gay gắt khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

“Ai có thể nghĩ rằng nhiệt độ sẽ lên tới 41 độ?” - Thủ tướng Hasina, nói.

Bà Hasina, cũng là Bộ trưởng Điện và Năng lượng, cho biết chính phủ Bangladesh đã kí thỏa thuận với Qatar và Oman để mua nhiên liệu và đã thực hiện các biện pháp để nhập khẩu thêm than.

“Phải tiết kiệm điện. Chúng tôi không đơn độc. Cả thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhiên liệu vì cuộc chiến Nga-Ukraina” - Thủ tướng Hasina nói.

Bangladesh đang trải qua đợt nắng nóng kỷ lục. Ảnh: AFP
Bangladesh đang trải qua đợt nắng nóng kỷ lục. Ảnh: AFP

Ảnh hưởng nặng nề

Các ngành công nghiệp ở Bangladesh, bao gồm cả lĩnh vực quần áo may sẵn (RMG) quan trọng của đất nước, chiếm hơn 80% thu nhập xuất khẩu của nước này, đã bị ảnh hưởng nặng nề do mất điện.

Các chủ nhà máy cho biết cuộc khủng hoảng đã làm tăng chi phí sản xuất và buộc họ phải cắt giảm hoặc trì hoãn sản lượng.

Sazzad Hossain - người sở hữu một công ty RMG - nói với Al Jazeera rằng máy móc trong nhà máy của ông nằm im hàng giờ do thường xuyên bị cắt điện.

“Chúng tôi đang chạy đua với thời gian để giao hàng và nếu chúng tôi bỏ lỡ bất kì chuyến hàng nào, người mua sẽ không trả tiền cho chúng tôi” - Hossain nói.

Shamsul Alam - cố vấn năng lượng của Hiệp hội Người tiêu dùng Bangladesh (CAB) - cho biết cuộc khủng hoảng điện sẽ không được giải quyết trong tương lai gần.

Ông nói với Al Jazeera: “Chính phủ đã nói điều này trong một năm qua nhưng thực tế là nó chỉ trở nên tồi tệ hơn”.

Theo ông Alam, thiếu điện không chỉ do xung đột Nga - Ukraina mà còn do những bất cập trong chính sách năng lượng của chính phủ.

Ông nói: “Chúng tôi đã bỏ quá nhiều trứng vào một giỏ vì sản xuất điện của chúng tôi phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt. Ít nhất 52% điện năng của đất nước được sản xuất bằng khí đốt tự nhiên”.

Trong khi đó, trữ lượng tại các mỏ khí đang giảm và chính phủ, thay vì tập trung vào việc thăm dò các mỏ khí mới, đã chọn nhập khẩu LNG tốn kém.

Alam cho biết sự phụ thuộc vào LNG rất nguy hiểm vì các sự kiện như chiến tranh có thể phá vỡ thị trường và khiến giá tăng vọt.

Ông nói, chính phủ nên lựa chọn nhiều loại để giảm sự phụ thuộc vào một nhiên liệu duy nhất.

Trong khi đó, tại Rangpur, nhà thiết kế đồ họa Ali không được cứu trợ ngay lập tức. “Mất điện không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôi. Vì nhiệt độ quá cao, tôi cảm thấy mệt mỏi cả ngày. Và tôi không thể hạ nhiệt bằng cách bật quạt” - Ali nói.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Nhiệm vụ cấp bách mới là đối phó với nắng nóng tàn khốc

Khánh Minh |

Nhiệm vụ cấp bách mới của Đông Nam Á là đối phó với nắng nóng tàn khốc, theo tiến sĩ Vinod Thomas của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak.

Không chỉ Việt Nam, nhiều nước quay cuồng với nắng nóng hơn 40 độ

Khánh Minh |

Năm nay, các kỷ lục về nắng nóng bị phá vỡ không chỉ ở Việt Nam, ngay cả trước khi mùa nóng ở Bắc bán cầu bắt đầu.

Thủy điện Trung Quốc gặp thách thức vì nắng nóng

Song Minh |

Thủy điện Trung Quốc đối mặt với mùa hè nắng nóng và hạn hán đầy thách thức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng điện.

Cả nhà nhịn đói, lang thang vì mất điện

Minh Ánh - Đức Mạnh |

Mất điện giữa những ngày hè nắng nóng đã làm đảo lộn cuộc sống của nhiều hộ dân, nhất là với trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Khởi tố 2 cán bộ ăn chặn hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện Tuần Giáo vừa khởi tố 2 cán bộ xã ăn chặn khoản hỗ trợ tiền điện của hộ nghèo, hộ chưa có điện.

Nhiều cổ phiếu bất động sản tăng nóng không phải vì kinh doanh hiệu quả

Gia Miêu |

Dòng tiền đầu cơ đang nhập cuộc khá tích cực ở một số cổ phiếu bất động sản nhờ các tín hiệu như hạ lãi suất, các chính sách hỗ trợ, kết hợp với phân tích kỹ thuật cho thấy nhịp hồi phục so với giai đoạn giảm sâu.

Khởi tố 19 người liên quan trục lợi bảo hiểm tại các phòng khám ở Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Biên Hòa đã ra quyết định khởi tố 19 bị can để điều tra về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức liên quan đến vụ trục lợi tiền bảo hiểm xảy ra tại 6 phòng khám trên địa bàn TP Biên Hòa.

Quy định mới yêu cầu cán bộ, công chức xã 100% phải có bằng Đại học trở lên

Trà My |

Bộ Nội Vụ vừa công bố những điểm mới cơ bản của Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10.6.2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Nhiệm vụ cấp bách mới là đối phó với nắng nóng tàn khốc

Khánh Minh |

Nhiệm vụ cấp bách mới của Đông Nam Á là đối phó với nắng nóng tàn khốc, theo tiến sĩ Vinod Thomas của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak.

Không chỉ Việt Nam, nhiều nước quay cuồng với nắng nóng hơn 40 độ

Khánh Minh |

Năm nay, các kỷ lục về nắng nóng bị phá vỡ không chỉ ở Việt Nam, ngay cả trước khi mùa nóng ở Bắc bán cầu bắt đầu.

Thủy điện Trung Quốc gặp thách thức vì nắng nóng

Song Minh |

Thủy điện Trung Quốc đối mặt với mùa hè nắng nóng và hạn hán đầy thách thức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng điện.