Không chỉ Việt Nam, nhiều nước quay cuồng với nắng nóng hơn 40 độ

Khánh Minh |

Năm nay, các kỷ lục về nắng nóng bị phá vỡ không chỉ ở Việt Nam, ngay cả trước khi mùa nóng ở Bắc bán cầu bắt đầu.

Tây Ban Nha đã chứng kiến nhiệt độ 38,8 độ C vào tháng 4 - mức nhiệt chưa từng ngay cả vào cao điểm của mùa hè.

Nam Á và Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi một đợt nắng nóng dai dẳng và nhiệt độ kỷ lục mọi thời đại đã xảy ra ở các quốc gia như Việt Nam và Thái Lan (lần lượt là 44 độ C và 45 độ C).

Tại Singapore, kỷ lục khiêm tốn hơn cũng bị phá vỡ khi nhiệt độ lên tới 37 độ C. Và tại Trung Quốc, thành phố Thượng Hải vừa ghi nhận nhiệt độ tháng 5 cao nhất trong hơn một thế kỷ là 36,7 độ C.

Biến đổi khí hậu khiến nền nhiệt cao như vậy dễ xảy ra hơn, nhưng các đợt nắng nóng có cường độ tương tự có thể có những tác động rất khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như độ ẩm hoặc mức độ chuẩn bị của một khu vực đối với nhiệt độ cực cao.

Vậy làm thế nào để một quốc gia có độ ẩm cao như Việt Nam đối phó với đợt nắng nóng 44 độ C, và so với đợt nắng nóng khô hoặc ít nóng hơn nhưng độ ẩm cao hơn ở Singapore thì thế nào?

Nhiều tỉnh thành ở Việt Nam đang trải qua những ngày nắng nóng gay gắt. Ảnh: Vũ Linh
Nhiều tỉnh thành ở Việt Nam đang trải qua những ngày nắng nóng gay gắt. Ảnh: Vũ Linh
Thời tiết và sinh lý học

Đợt nắng nóng gần đây ở Đông Nam Á có thể được nhớ đến với mức độ stress nhiệt gây ra đối với cơ thể. Stress nhiệt được định nghĩa là nền nhiệt độ cao hơn mức cơ thể có thể chịu đựng được mà không gây ảnh hưởng xấu đến sinh lý.

Stress nhiệt chủ yếu là do nhiệt độ gây ra, nhưng các yếu tố khác liên quan đến thời tiết như độ ẩm, bức xạ và gió cũng rất quan trọng.

Cơ thể con người thu nhiệt từ không khí xung quanh, từ mặt trời hoặc từ các quá trình bên trong của chính con người như tiêu hóa và tập thể dục.

Để đối phó với điều này, cơ thể phải mất một số nhiệt - một số nhiệt mất trực tiếp vào không khí xung quanh và một số thông qua hơi thở. Nhưng phần lớn nhiệt thoát qua mồ hôi, vì khi mồ hôi trên bề mặt da bay hơi, nó sẽ lấy năng lượng từ da và không khí xung quanh dưới dạng ẩn nhiệt.

Các yếu tố khí tượng ảnh hưởng đến tất cả những điều này. Ví dụ, không có bóng râm sẽ khiến cơ thể tiếp xúc với nhiệt từ ánh sáng mặt trời trực tiếp, trong khi độ ẩm cao hơn có nghĩa là tốc độ bay hơi từ da của sẽ giảm.

Chính độ ẩm này khiến đợt nắng nóng gần đây ở Đông Nam Á rất nguy hiểm, vì đây vốn là một khu vực cực kỳ ẩm ướt trên thế giới.

Chống chọi với nắng nóng ở Yangon, Myanmar, ngày 27.4.2023. Ảnh: Xinhua
Chống chọi với nắng nóng ở Yangon, Myanmar, ngày 27.4.2023. Ảnh: Xinhua

Giới hạn stress nhiệt

Bệnh nền và các yếu tố cá nhân khác có thể khiến một số người dễ bị stress nhiệt hơn. Tuy nhiên, stress nhiệt có thể đạt đến giới hạn mà trên đó tất cả con người, ngay cả những người rõ ràng không dễ bị tổn thương do nhiệt - nghĩa là những người khỏe mạnh, và thích nghi tốt - cũng không thể sống sót ngay cả khi gắng sức ở mức độ vừa phải.

Một cách để đánh giá stress nhiệt là nhiệt độ bầu ướt (WBGT). Trong điều kiện đầy nắng, WBGT xấp xỉ tương đương với 39 độ C kết hợp với độ ẩm tương đối 50%. Giới hạn này có thể đã bị vượt quá ở một số nơi trong đợt nắng nóng gần đây trên khắp Đông Nam Á.

Ở những nơi ít ẩm hơn xa vùng nhiệt đới, độ ẩm, nhiệt độ bầu ướt và mức nguy hiểm sẽ thấp hơn nhiều. Đợt nắng nóng tháng 4 ở Tây Ban Nha với nhiệt độ tối đa 38,8 độ C có giá trị WBGT “chỉ” khoảng 30 độ C, đợt nắng nóng năm 2022 tại Vương quốc Anh, khi nhiệt độ vượt quá 40 độ C, có độ ẩm dưới 20% và giá trị WBGT khoảng 32 độ C.

Tờ The Conversation cho hay, Alan Thomas Kennedy-Asser và Eunice Lo - hai nhà nghiên cứu về khoa học khí hậu - cùng giáo sư khoa học khí hậu Dann Mitchell tại Đại học Bristol ở Vương quốc Anh gần đây đã sử dụng dữ liệu khí hậu để lập bản đồ stress nhiệt trên toàn thế giới.

Nghiên cứu nhấn mạnh đến những khu vực có nguy cơ vượt quá các ngưỡng này cao nhất, với các điểm nóng theo nghĩa đen bao gồm Ấn Độ và Pakistan, Đông Nam Á, bán đảo Arab, Châu Phi xích đạo, Nam Mỹ xích đạo và Australia.

Ở những khu vực này, ngưỡng stress nhiệt bị vượt quá với tần suất tăng lên cùng với sự nóng lên toàn cầu.

Trên thực tế, hầu hết mọi người đều dễ bị tổn thương dưới ngưỡng có thể sống sót, đó là lý do chúng ta có thể thấy số người chết lớn trong các đợt nắng nóng chưa đến mức kỷ lục.

Hồ khô cạn ở Malaga, Tây Ban Nha, ngày 8.5.2023. Ảnh: Xinhua
Hồ khô cạn ở Malaga, Tây Ban Nha, ngày 8.5.2023. Ảnh: Xinhua

Biến đổi và thích nghi

Các vùng nhiệt đới thường có nhiệt độ ít thay đổi hơn. Ví dụ, Singapore gần như nằm trên xích đạo và nhiệt độ tối đa hàng ngày vào khoảng 32 độ C quanh năm, trong khi nhiệt độ tối đa điển hình ở thủ đô London của Anh vào giữa mùa hè chỉ là 24 độ C. Tuy nhiên, London có nhiệt độ kỷ lục cao hơn (40 độ C so với 37 độ C ở Singapore).

Các khu vực như Đông Nam Á luôn có mức độ cao về stress nhiệt, cho thấy người dân ở đây thích nghi tốt để đối phó với nhiệt độ. Tuy nhiên, báo cáo ban đầu cho thấy stress nhiệt độ của đợt nắng nóng gay gắt gần đây dẫn đến một số trường hợp tử vong trực tiếp, nhưng vẫn chưa có báo cáo chính xác về các trường hợp tử vong do nguyên nhân gián tiếp.

Mặt khác, do sự ổn định tương đối về nhiệt độ quanh năm, có lẽ ít có sự chuẩn bị cho những thay đổi lớn về nhiệt độ liên quan đến đợt nắng nóng gần đây.

Ngay cả khi không có biến đổi khí hậu, sự thay đổi thời tiết tự nhiên có thể tạo ra những đợt nắng nóng đáng kể phá vỡ kỷ lục vài độ C, thậm chí gần đến giới hạn sinh lý, có thể là một ranh giới rất rủi ro để vượt qua.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Châu Á hứng chịu đợt nắng nóng cực độ, phá vỡ kỷ lục

Thanh Hà |

Các quốc gia khắp châu Á đã phải hứng chịu đợt nắng nóng cực độ, phá vỡ kỷ lục nhiệt độ theo mùa trong toàn khu vực, làm dấy lên lo ngại về khả năng thích ứng của khu vực với khí hậu thay đổi nhanh chóng.

Mối liên hệ bất thường giữa bão Mawar và nắng nóng

Khánh Minh |

Bão Mawar khiến nắng nóng gia tăng, gây ô nhiễm không khí dù không đổ bộ trực tiếp Hong Kong (Trung Quốc).

Dự báo đáng ngại về các đợt nắng nóng dữ dội hơn

Ngọc Vân |

Theo các chuyên gia dự báo thời tiết, nắng nóng ở châu Á có thể ngày càng gay gắt hơn do ảnh hưởng của El Nino.

Đặc sản sỏi mầm độc lạ chỉ có ở Hậu Giang

Mộc Anh |

Sỏi mầm là món ăn gây tò mò với nhiều du khách khi ghé Hậu Giang bởi cái tên có một không hai.

Vi khuẩn bệnh than có thể tồn tại ngoài môi trường từ 30-40 năm

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Giải thích về trường hợp mắc bệnh than không rõ nguồn lây, lãnh đạo CDC Điện Biên cho biết, vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại ngoài môi trường từ 30-40 năm.

Xe đầu kéo đâm vỡ lan can đường Vành đai 3 trên cao, ùn tắc kéo dài

Tô Thế |

Hà Nội - Xe đầu kéo lưu thông theo hướng từ quận Cầu Giấy đi Hoàng Mai, đến khu vực trụ cầu T157 Vành đai 3 trên cao thì bất ngờ bị mất lái, tông thẳng vào lan can.

Xét xử các cựu lãnh đạo Cienco 1 vì gây thất thoát 240 tỉ đồng

Việt Dũng |

Hà Nội - Phạm Dũng - cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên cùng cựu Tổng Giám đốc Cấn Hồng Lai và cấp dưới Cienco 1 bị cáo buộc gây thất thoát gần 240 tỉ đồng.

Đi biển xuyên đêm, phụ huynh vẫn đội mưa đưa đón con thi lớp 10

THUỲ TRANG - MAI HƯƠNG |

Sau một đêm dài lênh đênh trên biển đánh bắt cá, ông Nguyễn Văn Bảy (trú phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) vẫn tranh thủ trở về nhà từ sáng sớm để đưa con gái đi thi tuyển sinh lớp 10. “Kỳ thi quan trọng, cháu chỉ tin tưởng ba đưa đi cho may mắn nên tôi cố gắng hỗ trợ con. Con thi áp lực nên chút mệt nhọc của cha mẹ cũng chẳng có gì” – ông Bảy nói.

Châu Á hứng chịu đợt nắng nóng cực độ, phá vỡ kỷ lục

Thanh Hà |

Các quốc gia khắp châu Á đã phải hứng chịu đợt nắng nóng cực độ, phá vỡ kỷ lục nhiệt độ theo mùa trong toàn khu vực, làm dấy lên lo ngại về khả năng thích ứng của khu vực với khí hậu thay đổi nhanh chóng.

Mối liên hệ bất thường giữa bão Mawar và nắng nóng

Khánh Minh |

Bão Mawar khiến nắng nóng gia tăng, gây ô nhiễm không khí dù không đổ bộ trực tiếp Hong Kong (Trung Quốc).

Dự báo đáng ngại về các đợt nắng nóng dữ dội hơn

Ngọc Vân |

Theo các chuyên gia dự báo thời tiết, nắng nóng ở châu Á có thể ngày càng gay gắt hơn do ảnh hưởng của El Nino.