Nguồn cơn khủng hoảng của Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ

Thanh Hà |

Cổ phiếu của Credit Suisse rơi tự do ngày 15.3, trong bối cảnh gã khổng lồ ngân hàng Thuỵ Sĩ dính vào loạt vụ bê bối cùng với đó là thị trường hoảng loạn sau vụ phá sản của 2 ngân hàng Mỹ.

Dưới đây là tổng quan về tình thế đang ngân hàng lớn thứ hai của Thụy Sĩ do AFP chỉ ra:

Mở đầu với vụ phá sản của Greensill

Trước hết, loạt rắc rối bắt đầu từ vụ sụp đổ của Greensill - công ty tài chính của Anh chuyên cho các doanh nghiệp vay ngắn hạn thông qua một mô hình kinh doanh phức tạp và không minh bạch -  xảy ra năm 2021.

Greensill phá sản khiến một số công ty gặp khó khăn, nhưng khó khăn nhất là Credit Suisse - ngân hàng đã đầu tư rất nhiều vào công ty này.

Tháng 3.2021, sau khi Greensill tuyên bố mất khả năng thanh toán, Credit Suisse đã đóng 4 quỹ liên quan tới khoảng 10 tỉ USD đã đầu tư.

Cơ quan quản lý tài chính Thụy Sĩ Finma kết luận, ngân hàng đã "vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám sát" trong vụ việc và ra lệnh triển khai "các biện pháp khắc phục hậu quả".

Chỉ 4 tuần sau khi Greensill sụp đổ, Credit Suisse tiếp tục chịu đòn giáng khác từ vụ sụp đổ quỹ phòng hộ Archegos của Mỹ và thiệt hại hơn 5 tỉ USD.

Vào tháng 10.2021, ngân hàng Credit Suisse bị giới chức Mỹ và Anh phạt 475 triệu USD sau khi vướng vào vụ bê bối hối lộ ở Mozambique liên quan đến các khoản vay của các công ty nhà nước.

Các khoản tín dụng, được cấp từ năm 2013 đến 2016, được cho là để tài trợ cho các dự án giám sát hàng hải, đánh bắt cá và đóng tàu, nhưng một phần đã bị chuyển hướng để hối lộ.

Cựu lãnh đạo Lloyds Banking Group, ông Antonio Horta-Osorio, được bổ nhiệm làm Chủ tịch Credit Suisse vào tháng 4.2021.

Ông cam kết đưa quản lý rủi ro tốt hơn vào trung tâm của văn hóa ngân hàng này. Tuy nhiên, chưa tới 9 tháng sau, ông từ chức bởi có thông tin vi phạm quy định ngừa COVID-19 của Thuỵ Sĩ.

Tiếp đó, cuộc điều tra của giới truyền thông vào tháng 2.2022 với bí danh "Suisse Secrets" (tạm dịch: Những bí mật của Suisse) cáo buộc ngân hàng này giữ hàng tỉ USD tiền bẩn trong nhiều thập kỷ.

Cuộc điều tra, có sự phối hợp với Dự án Báo cáo Tội phạm Có Tổ chức và Tham nhũng, cho biết, thông tin bị rò rỉ về hơn 18.000 tài khoản ngân hàng được lập ra từ những năm 1940 nhận thấy Credit Suisse giữ hơn 8 tỉ USD trong các tài khoản ngân hàng của những tội phạm, quan chức tham nhũng...

Ngân hàng lớn thứ 2 của Thuỵ Sĩ bác bỏ kết quả điều tra này, nhấn mạnh kết quả này "dựa trên những thông tin chọn lọc, không chính xác hoặc chưa đầy đủ bị lấy ra khỏi bối cảnh".

Những vụ việc đáng chú ý

Cuối tháng 3.2022, một thẩm phán Bermuda phán quyết rằng cựu Thủ tướng Gruzia Bidzina Ivanishvili đã phải chịu lỗ 553 triệu USD do Credit Suisse Life Bermuda - chi nhánh của Credit Suisse -  không thực hiện nghĩa vụ ủy thác.

Vụ việc này bắt nguồn từ hành động của cựu nhân viên ngân hàng Credit Suisse Patrice Lescaudron - người đã bị giới chức Thụy Sĩ kết án 5 năm tù vào năm 2018 vì tội lừa đảo và giả mạo. Lescaudron tự sát năm 2020.

Toà án Bermuda nhận thấy chi nhánh của Credit Suisse không ngăn chặn hành vi gian lận bởi "ưu tiên doanh thu mà Lescaudron tạo ra cho Credit Suisse hơn là lợi ích của khách hàng".

Tháng 7.2022, Credit Suisse bị phạt 2 triệu USD trong vụ rửa tiền liên quan tới mạng lưới cocaine Bulgaria.

Toà án Tội phạm Liên bang của Thuỵ Sĩ cũng nhận thấy, ngân hàng này thất bại trong triển khai các biện pháp để ngăn chặn các tổ chức tội phạm rửa tiền.

Một cựu nhân viên của ngân hàng Credit Suisse bị xác định phạm tội hỗ trợ rửa tiền trong một loạt giao dịch mà nữ nhân viên này thực hiện hoặc được lệnh thực hiện trong giai đoạn từ tháng 7.2007 đến tháng 12.2008 dù đã có những dấu hiệu rõ ràng những khoản tiền đó có nguồn gốc từ phạm tội mà có. Hành động của nữ nhân viên này khiến giới chức không tiếp cận được hơn 19 triệu franc Thuỵ Sĩ (20,4 triệu USD) của băng đảng tội phạm.

Tháng 10.2022, Credit Suisse cho biết sẽ trả 495 triệu USD cho bang New Jersey của Mỹ liên quan tới chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Cũng trong tháng đó, tại Pháp, Credit Suisse nhất trí thanh toán 238 triệu Euro (252 triệu USD) để tránh bị truy tố về các cáo buộc rửa tiền và trốn thuế trong năm 2016 liên quan tới các tài khoản không khai báo mà các công dân Pháp mở tại ngân hàng.

Trong năm nay, Credit Suisse cũng buộc phải huỷ báo cáo thường kỳ - vốn có lịch trình ban đầu để công bố vào tuần trước - sau khi Uỷ ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) yêu cầu xem xét lại thông tin về dòng tiền từ 2019-2020. Khi công bố báo cáo vào ngày 14.3, Credit Suisse thừa nhận những yếu kém trong kiểm soát nội bộ.

Trong bối cảnh lo ngại về sự lây lan sau khi 2 ngân hàng Mỹ phá sản hồi tuần trước, các cổ đông chính của Credit Suisse cho biết sẽ không đầu tư thêm vào ngân hàng và khiến thị trường hoảng loạn. 

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

6 ngân hàng Mỹ trong tầm ngắm sau vụ Silicon Valley phá sản

Thanh Hà |

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service đang cân nhắc việc hạ cấp tín dụng đối với 6 ngân hàng Mỹ sau vụ phá sản của ngân hàng Silicon Valley.

Những dấu mốc dẫn tới ngân hàng Silicon Valley phá sản

Thanh Hà |

Khi tìm cách huy động vốn để củng cố bảng cân đối kế toán, ngân hàng Silicon Valley (SVB) đã kích hoạt cuộc rút tiền gửi đột biến. Trong vòng 48 giờ, ngân hàng này đã sụp đổ.

Hé lộ trọng tâm cuộc điều tra vụ ngân hàng Silicon Valley phá sản

Thanh Hà |

Trọng tâm của cuộc điều tra vụ phá sản ngân hàng Silicon Valley (SVB) có thể là bán hàng nội bộ của một số giám đốc điều hành ngân hàng này trong những tuần trước khi phá sản.

SVB sụp đổ - kinh tế Việt Nam không chịu tác động trực tiếp

Trà My |

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã hạ triển vọng đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng ở Mỹ xuống mức tiêu cực sau những bất ổn mà hệ thống này trải qua trong những ngày gần đây. Nhóm cổ phiếu ngân hàng trên thị trường quốc tế trồi sụt liên tục sau sự kiện SVB. Theo một chuyên gia kinh tế, trọng tâm của kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian tới không phải là câu chuyện lãi suất và lạm phát mà là rủi ro hệ thống ngân hàng và suy thoái kinh tế.

Đánh giá tác động khi tích hợp thông tin cá nhân vào căn cước công dân

PHẠM ĐÔNG |

Các thông tin được đề xuất tích hợp bổ sung vào thẻ căn cước công dân đều là thông tin cá nhân, bí mật đời tư như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tài khoản ngân hàng, lý lịch tư pháp… gắn với quyền con người.

Người mua nhà ngán lãi vay, nhiều dự án tung chiêu kích cầu

Gia Miêu |

Nhiều chủ đầu tư bất động sản đang tung ra các chính sách thanh toán linh hoạt, hỗ trợ lãi suất, chiết khấu lớn cho khách hàng… nhằm đưa người có nhu cầu thật quay trở lại với thị trường trong bối cảnh lãi vay mua nhà đang neo cao.

Kinh nghiệm chặn nội dung xấu, độc trên TikTok ở Singapore, Trung Quốc

Thanh Hà |

Singapore có bộ quy tắc Internet mới yêu cầu các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok và Twitter chặn nội dung độc hại, trong khi Trung Quốc có những quy định nghiêm ngặt về nội dung chia sẻ, số giờ truy cập.

Ghép thận từ người chết não: Tôi luôn cầu nguyện và cảm ơn người hiến tạng

NGUYỄN LY |

TPHCM - Từ ca ghép thận đầu tiên cách đây 30 năm, Bệnh viện Chợ Rẫy đã ghép được trên 1.100 ca có tỉ lệ thành công cao, tương đương với các nước trên thế giới.

6 ngân hàng Mỹ trong tầm ngắm sau vụ Silicon Valley phá sản

Thanh Hà |

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service đang cân nhắc việc hạ cấp tín dụng đối với 6 ngân hàng Mỹ sau vụ phá sản của ngân hàng Silicon Valley.

Những dấu mốc dẫn tới ngân hàng Silicon Valley phá sản

Thanh Hà |

Khi tìm cách huy động vốn để củng cố bảng cân đối kế toán, ngân hàng Silicon Valley (SVB) đã kích hoạt cuộc rút tiền gửi đột biến. Trong vòng 48 giờ, ngân hàng này đã sụp đổ.

Hé lộ trọng tâm cuộc điều tra vụ ngân hàng Silicon Valley phá sản

Thanh Hà |

Trọng tâm của cuộc điều tra vụ phá sản ngân hàng Silicon Valley (SVB) có thể là bán hàng nội bộ của một số giám đốc điều hành ngân hàng này trong những tuần trước khi phá sản.