Những dấu mốc dẫn tới ngân hàng Silicon Valley phá sản

Thanh Hà |

Khi tìm cách huy động vốn để củng cố bảng cân đối kế toán, ngân hàng Silicon Valley (SVB) đã kích hoạt cuộc rút tiền gửi đột biến. Trong vòng 48 giờ, ngân hàng này đã sụp đổ.

Trước khi phá sản, ngân hàng Silicon Valley có tổng tài sản khoảng 209 tỉ USD. Dưới đây là các sự kiện dẫn đến vụ phá sản ngân hàng lớn nhất của Mỹ kể từ năm 2008.

Ngân hàng cho giới khởi nghiệp

Được thành lập năm 1983 tại Santa Clara, California, Silicon Valley nhanh chóng trở thành ngân hàng đáng tin cậy cho lĩnh vực công nghệ khi tập trung vào những nhu cầu tài chính đặc biệt của các công ty mới thành lập.

Khi ngành công nghệ phát triển và mở rộng ra ngoài Thung lũng Silicon, ngân hàng cũng mở rộng, thành lập văn phòng tại các trung tâm công nghệ lớn khác tại Mỹ như: Boston, New York và Austin, cũng như tại các quốc gia như Vương quốc Anh, Trung Quốc và Israel.

Dù còn khá xa lạ với công chúng, nhưng ngân hàng Silicon Valley là 1 trong 20 ngân hàng thương mại hàng đầu của Mỹ, với tổng tài sản trị giá 209 tỉ USD và khoảng 175,4 tỉ USD tiền gửi, theo Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang (FDIC).

Đại dịch COVID-19

Trong những ngày đầu của đại dịch COVID-19, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) duy trì lãi suất gần bằng 0 để thúc đẩy tăng trưởng trong thời kỳ kinh tế suy yếu. Lĩnh vực công nghệ được hưởng lợi đáng kể từ chính sách này, dẫn đến việc định giá bị thổi phồng.

Ngân hàng Silicon Valley đã tăng trưởng rất nhanh trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2022. Tuy nhiên, việc tiếp xúc không cân xứng với các công ty khởi nghiệp công nghệ là một lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Fed tăng lãi suất

Khi Fed bắt đầu tăng lãi suất mạnh vào năm ngoái để kiềm chế lạm phát, chi phí đi vay cao hơn làm chậm đà phát triển của các công ty công nghệ vốn là nguồn tăng trưởng của ngân hàng Silicon Valley.

Khi vốn đầu tư mạo hiểm cạn kiệt do lãi suất tăng và lo ngại về suy thoái kinh tế, khách hàng của ngân hàng Silicon Valley khai thác tiền gửi của họ để có tiền duy trì hoạt động.

Lãi suất cao hơn cũng tác động tới giá trị của trái phiếu có lãi suất cố định dài hạn mà ngân hàng Silicon Valley đã mua, khiến ngân hàng này bị tổn thương trước sự thay đổi chính sách tiền tệ của Fed.

CEO ngân hàng bán cổ phiếu

Chưa đầy hai tuần trước khi ngân hàng Silicon Valley phá sản, CEO Greg Becker đã bán cổ phiếu trị giá 3,6 triệu USD. Đây là lần đầu tiên sau hơn một năm, ông bán cổ phần của công ty mẹ SVB Financial Group, theo hồ sơ pháp lý.

Công ty xếp hạng Moody's sau đó cảnh báo SVB Financial Group về khả năng bị hạ cấp.

CEO  ngân hàng Silicon Valley Greg Becker. Ảnh: Ngân hàng Silicon Valley
CEO ngân hàng Silicon Valley Greg Becker. Ảnh: Ngân hàng Silicon Valley

Theo các nguồn tin của Reuters, ông Becker đã gọi cho các chủ ngân hàng của Goldman Sachs để xin lời khuyên và bay tới New York để gặp Moody's cũng như các công ty xếp hạng khác. Ông lo ngại việc hạ cấp có thể làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư vào tình hình tài chính của ngân hàng Silicon Valley.

Kế hoạch chống đỡ

Ngày 8.3, SVB Financial Group thông báo đã bán 21 tỉ USD chứng khoán từ danh mục đầu tư với khoản lỗ 1,8 tỉ USD và hãng sẽ bán 2,25 tỉ USD cổ phiếu mới để củng cố tài chính.

Chính sách này phản tác dụng. Các nhà đầu tư mạo hiểm không ủng hộ với kế hoạch này nên đã khuyên các doanh nghiệp trong danh mục đầu tư của họ rút tiền khỏi ngân hàng Silicon Valley. Kế hoạch tăng vốn khiến cổ phiếu của ngân hàng Silicon Valley sụt giảm 60%.

Tới ngày 9.3, SVB Financial Group nỗ lực trấn an khách hàng rằng tiền của họ vẫn an toàn.

Ngân hàng Silicon Valley sụp đổ

Đến sáng 10.3, giao dịch cổ phiếu của ngân hàng Silicon Valley bị dừng. Giới chức Mỹ ập vào và tịch thu tài sản của ngân hàng Silicon Valley sau khi có thông tin rõ ràng rằng việc rút tiền gửi khiến ngân hàng không còn khả năng tự tồn tại. FDIC tiếp quản ngân hàng Silicon Valley.

Đây là vụ phá sản ngân hàng lớn nhất kể từ vụ Washington Mutual năm 2008, và cũng là vụ phá sản lớn thứ 2 với một ngân hàng bán lẻ ở Mỹ.

Cuộc họp khẩn của cơ quan quản lý Mỹ

Sau vụ sụp đổ đột ngột, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp các nhà quản lý ngân hàng hàng đầu của Mỹ trong ngày 10.3.

Bà Janet Yellen và Nhà Trắng tin tưởng vào khả năng ứng phó với sự cố ngân hàng và công bố loạt biện pháp nhằm khôi phục niềm tin vào lĩnh vực ngân hàng và giải quyết những thị trường hỗn loạn.

Các cơ quan tài chính Mỹ ra tuyên bố chung ngày 12.3 cho biết, những người gửi tiền của ngân hàng Silicon Valley sẽ có quyền truy cập vào "tất cả tiền của họ".

Bà Yellen nói rằng, động thái này sẽ bảo vệ “tất cả những người gửi tiền”. “Chúng tôi đang thực hiện những hành động quyết đoán để bảo vệ nền kinh tế Mỹ bằng cách củng cố niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng của chúng tôi" - các cơ quan tài chính Mỹ thông tin.

Signature Bank phá sản

Chỉ 2 ngày sau khi ngân hàng Silicon Valley phá sản, các cơ quan quản lý Mỹ đã đóng cửa Signature Bank có trụ sở tại New York. Đây là một ngân hàng thương mại có văn phòng khách hàng tư nhân ở Connecticut, California, Nevada và Bắc Carolina.

Tính đến tháng 9.2022, gần 1/4 số tiền gửi của Signature Bank đến từ lĩnh vực tiền điện tử. Tuy nhiên, vào tháng 12 cùng năm, Signature Bank thông báo sẽ giảm 8 tỉ USD tiền gửi liên quan đến tiền điện tử.

Tin tức về việc 2 ngân hàng ở Mỹ phá sản đã gây chấn động khắp các sàn giao dịch toàn cầu.

Tổng thống Mỹ lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden có động thái trấn an thị trường và người gửi tiền vào ngày 13.3, sau khi biện pháp khẩn cấp cho phép các ngân hàng tiếp cận nguồn vốn bổ sung không thể xua tan lo ngại về khả năng lây lan sang những ngân hàng khác.

“Người Mỹ có thể tin tưởng rằng hệ thống ngân hàng an toàn. Tiền gửi của các bạn sẽ ở đó khi các bạn cần" - ông Biden nói.

Dù Mỹ có động thái bảo vệ tiền gửi của khách hàng, ông Biden làm rõ rằng chính phủ sẽ không bảo lãnh cho các nhà đầu tư của ngân hàng.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Giải pháp cho lĩnh vực ngân hàng nhìn từ vụ Silicon Valley phá sản

Thanh Hà |

Đã có những dấu hiệu cảnh báo trước về vụ sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley vào tuần trước nhưng cả các nhà đầu tư và nhà quản lý ngân hàng đã bỏ lỡ, theo AFP.

Động thái đầu tiên của Tổng thống Biden vụ ngân hàng Silicon Valley phá sản

Thanh Hà |

Tổng thống Joe Biden tuyên bố sẽ buộc những người có liên quan trong "mớ hỗn độn" ngân hàng Silicon Valley (SVB) phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.

24h trước khi Silicon Valley phá sản, giám đốc gọi điện trấn an khách

Thanh Hà |

Greg Becker, giám đốc điều hành ngân hàng Thung lũng Silicon ở Mỹ vừa phá sản, đã gia nhập ngân hàng 3 thập kỷ trước với tư cách là nhân viên cho vay.

Ám ảnh cảnh hút chích, kim tiêm trong nhà vệ sinh công cộng

HỮU CHÁNH - KHÁNH AN |

Hà Nội - “Ám ảnh tới già” là cảm nhận của nhiều người dân sau khi trải nghiệm nhà vệ sinh công cộng tại bến xe, công viên bởi kim tiêm, rác thải. Còn nhân viên dọn dẹp vệ sinh tại đây cũng cảm thấy "ớn" mỗi khi phải chạm mặt với những đối tượng nghiện hút chích.

Sau Nghị Quyết 30: Cần Thơ vẫn sốt ruột chờ cấp trên phê duyệt

Phong Linh |

Sau khi Nghị quyết 30 của Chính phủ về việc đảm bảo thuốc, trang thiết bị y tế được ban hành, tình trạng thiếu thuốc tại TP Cần Thơ đã phần nào được tháo gỡ. Song, vật tư, hóa chất vẫn "dậm chân tại chỗ" do chờ đợi cấp trên phê duyệt. Mặt khác, Sở Y tế cũng băn khoăn Luật đấu thầu vẫn còn vướng mắc.

Công khai tổ chức đánh bạc, quay video phát lên mạng xã hội

Vân Trường |

Nhiều đối tượng công khai đánh bạc, tổ chức đánh bạc, quay lại video rồi phát lên mạng xã hội thu hút hàng triệu lượt xem.

Nga phản công mạnh mẽ với trừng phạt của phương Tây

Thảo Phương |

Những chính sách thúc đẩy kinh tế của chính quyền Nga là đòn phản công mạnh mẽ đáp trả trừng phạt của Mỹ và các đồng minh.

Bình Định: Không rõ ràng về nguồn gốc đất dùng để san lấp dự án đầu tư công

Hoài Luân |

Bình Định - Do thiếu nguồn vật liệu thi công, nhà thầu đã không lấy đất theo mỏ đất hồ sơ thiết kế để san lấp dự án. Điều đáng nói, cả chủ đầu tư và nhà thầu đều tỏ ra "mơ hồ" khi được hỏi về nguồn gốc đất dùng để san lấp dự án.

Giải pháp cho lĩnh vực ngân hàng nhìn từ vụ Silicon Valley phá sản

Thanh Hà |

Đã có những dấu hiệu cảnh báo trước về vụ sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley vào tuần trước nhưng cả các nhà đầu tư và nhà quản lý ngân hàng đã bỏ lỡ, theo AFP.

Động thái đầu tiên của Tổng thống Biden vụ ngân hàng Silicon Valley phá sản

Thanh Hà |

Tổng thống Joe Biden tuyên bố sẽ buộc những người có liên quan trong "mớ hỗn độn" ngân hàng Silicon Valley (SVB) phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.

24h trước khi Silicon Valley phá sản, giám đốc gọi điện trấn an khách

Thanh Hà |

Greg Becker, giám đốc điều hành ngân hàng Thung lũng Silicon ở Mỹ vừa phá sản, đã gia nhập ngân hàng 3 thập kỷ trước với tư cách là nhân viên cho vay.