Đánh giá tác động khi tích hợp thông tin cá nhân vào căn cước công dân

PHẠM ĐÔNG |

Các thông tin được đề xuất tích hợp bổ sung vào thẻ căn cước công dân đều là thông tin cá nhân, bí mật đời tư như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tài khoản ngân hàng, lý lịch tư pháp… gắn với quyền con người.

Phục vụ ngành giáo dục, giảm thủ tục hành chính

Sáng 17.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 đối với dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, sau khi ban hành Luật Căn cước công dân đã có nhiều văn bản của Đảng được ban hành, chỉ đạo rất cụ thể về quản lý xã hội và phục vụ nhân dân.

Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, triển khai Chính phủ điện tử, sửa Luật Căn cước công dân giúp phục vụ ngành giáo dục có thông tin về số lượng trẻ trong độ tuổi đi học, phục vụ tốt cho các kỳ thi của học sinh… việc tích hợp thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ giúp giảm thủ tục hành chính trong việc nhập học của học sinh.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Theo tờ trình của Chính phủ, việc đề nghị sửa Luật Căn cước công dân bao gồm 4 chính sách, trong đó quy định việc tích hợp thông tin khác ngoài thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân vào căn cước công dân.

Căn cước công dân có giá trị sử dụng để cung cấp thông tin về công dân và tương đương việc xuất trình các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp có thông tin đã được in hoặc tích hợp trong thẻ căn cước công dân.

Bổ sung đối tượng được cấp thẻ căn cước công dân và đối tượng được cấp giấy chứng nhận căn cước...

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, với quy định việc tích hợp thông tin khác ngoài thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước công dân vào căn cước công dân, thường trực ủy ban và các cơ quan tán thành với chính sách này.

Tuy nhiên, theo báo cáo, việc đưa nhiều thông tin cá nhân vào thẻ căn cước công dân dẫn đến tăng nguy cơ lộ, lọt thông tin cá nhân. Đề nghị cần giải pháp chỉ cấp quyền đọc thông tin tích hợp trong căn cước công dân phù hợp với yêu cầu quản lý, giao dịch của công dân trong từng trường hợp cụ thể.

Các thông tin được đề xuất tích hợp bổ sung vào thẻ căn cước công dân đều là thông tin cá nhân, bí mật đời tư như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tài khoản ngân hàng, lý lịch tư pháp… gắn với quyền con người.

Vì vậy đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động, thống nhất với các bộ, cơ quan quản lý để đưa ra giải pháp phù hợp, có tính khả thi. Cạnh đó đề nghị bổ sung đánh giá về chi phí xã hội và ngân sách nhà nước dành cho việc này.

Theo ông Tùng, một số ý kiến cho rằng theo quy định hiện hành thì “căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân”.

Nên việc tích hợp các thông tin không phải về lai lịch, nhân dạng theo báo cáo như thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, khai sinh, chứng nhận kết hôn... vào căn cước công dân là không phù hợp với nội hàm “căn cước công dân”.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Cân nhắc cấp căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi

Về bổ sung quy định cấp căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi, theo ông Hoàng Thanh Tùng, đa số ý kiến đề nghị cân nhắc việc bổ sung quy định này. Bởi độ tuổi dưới 14, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển nên thông tin nhân dạng khó chính xác. Phần lớn trẻ em dưới 14 tuổi không tự mình (hoặc không được phép) thực hiện các giao dịch hành chính, dân sự.

Thêm vào đó, hồ sơ đề nghị chưa làm rõ, đánh giá đầy đủ về nhu cầu cấp thẻ của lứa tuổi này, trong khi việc cấp thẻ dù không bắt buộc vẫn phát sinh chi phí.

Mặt khác, khi xem xét, thông qua Luật căn cước công dân năm 2014, vấn đề này đã được thảo luận nhưng Quốc hội quyết định chỉ cấp căn cước công dân cho người từ đủ 14 tuổi trở lên.

Một số ý kiến cho rằng việc cấp căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi như đề xuất là phù hợp. Tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu quy định rõ hơn về đặc điểm nhân dạng của trẻ em để ghi nhận, xác định cụ thể lộ trình thực hiện theo từng lứa tuổi nhất định để bảo đảm tính khả thi.

Tại phiên họp, 100% các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết về việc bổ sung nội dung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, xã: Người dân có cần làm lại căn cước công dân?

PHẠM ĐÔNG |

Theo Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, khi thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thì cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ tự động cập nhật, đồng bộ thông tin trên căn cước công dân (CCCD) gắn chíp.

Trên 76 triệu căn cước gắn chíp điện tử được cấp năm 2022

Quang Việt |

Trên 76 triệu thẻ căn cước gắn chip điện tử, đồng bộ trên 234 triệu thông tin tiêm chủng và kích hoạt gần 2,6 triệu tài khoản định danh điện tử đã thể hiện rõ vai trò của công tác chuyển đổi số năm 2022.

Người dân được sử dụng tài khoản định danh điện tử thay căn cước công dân

Vương Trần |

Người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tương đương việc sử dụng thẻ căn cước công dân hoặc tương đương hộ chiếu với trường hợp là người nước ngoài, khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ căn cước công dân.

iPhone 15 Pro Max sẽ là smartphone viền màn hình mỏng nhất

Anh Vũ |

iPhone 15 Pro Max, flagship sắp ra mắt của Apple được cho là sẽ có viền màn hình smartphone mỏng nhất từng được sản xuất.

Chứng khoán: Đề cao quản trị rủi ro trước luồng tin liên tục đảo chiều

Đức Mạnh |

Trước luồng thông tin liên tục đảo chiều, các chuyên gia cho rằng, vấn đề quan trọng vẫn là cổ phiếu. Nếu nhà đầu tư chứng khoán mải chạy theo tin tức thì sẽ khó có quản trị danh mục.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định: Không có chuyện bao che việc xây dựng trái phép

Hoài Luân |

Về tình trạng xây dựng trái phép trên địa bàn TP Quy Nhơn, trong đó có cả nhà của một nguyên lãnh đạo sở, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định cho biết: Sẽ xử lý kiên quyết, kể cả cán bộ Đảng viên.

“Thần đồng” 35 tháng tuổi biết đọc hai ngôn ngữ tại Cần Thơ

YẾN PHƯƠNG |

Những ngày gần đây, nhiều cư dân mạng "phát sốt" với khả năng của một bé trai 35 tháng tuổi tại Cần Thơ, biết đọc được gần hết mặt chữ cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh và đếm được những con số hàng tỉ.

Cần Thơ chờ thông tư vật tư y tế để gỡ khó toàn diện

Phong Linh |

Sau Nghị Quyết 30 của Chính phủ và Thông tư 06/2023/TT-BYT của Bộ Y tế được ban hành, TP Cần Thơ đã đảm bảo 85% thuốc để cung ứng cho người bệnh. Riêng vật tư y tế, hóa chất vẫn phải chờ Thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế để tiếp tục tháo gỡ.

Thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, xã: Người dân có cần làm lại căn cước công dân?

PHẠM ĐÔNG |

Theo Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, khi thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thì cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ tự động cập nhật, đồng bộ thông tin trên căn cước công dân (CCCD) gắn chíp.

Trên 76 triệu căn cước gắn chíp điện tử được cấp năm 2022

Quang Việt |

Trên 76 triệu thẻ căn cước gắn chip điện tử, đồng bộ trên 234 triệu thông tin tiêm chủng và kích hoạt gần 2,6 triệu tài khoản định danh điện tử đã thể hiện rõ vai trò của công tác chuyển đổi số năm 2022.

Người dân được sử dụng tài khoản định danh điện tử thay căn cước công dân

Vương Trần |

Người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tương đương việc sử dụng thẻ căn cước công dân hoặc tương đương hộ chiếu với trường hợp là người nước ngoài, khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ căn cước công dân.