Lý do Ai Cập yêu cầu người dân ăn chân gà

Ngọc Vân |

Tình hình kinh tế của Ai Cập tồi tệ đến mức chính phủ yêu cầu người dân ăn chân gà.

CNN đưa tin, quốc gia đông dân nhất thế giới Arab đang phải hứng chịu cuộc khủng hoảng tiền tệ kỷ lục và lạm phát tồi tệ nhất trong 5 năm, khiến thực phẩm trở nên đắt đỏ đến mức nhiều người Ai Cập không còn đủ khả năng mua gà - loại thực phẩm chính.

Giá thịt gà tăng từ 30 bảng Ai Cập (1,01 USD) 1kg vào năm 2021 lên tới 70 bảng Ai Cập (2,36 USD) vào ngày 16.1.

Giá tăng cao đã khiến Viện Dinh dưỡng Quốc gia Ai Cập kêu gọi người dân chuyển sang ăn chân gà.

“Bạn đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế thực phẩm giàu protein để tiết kiệm ngân sách?” - Viện Dinh dưỡng đăng trên Facebook vào tháng trước, liệt kê một số mặt hàng bắt đầu từ chân gà và móng gia súc.

Nhiều người Ai Cập tức giận khi chính phủ yêu cầu người dân sử dụng các loại thực phẩm vốn là biểu tượng của tình trạng nghèo đói cùng cực ở nước này. Ở Ai Cập, chân gà được coi là mặt hàng thịt rẻ nhất, được hầu hết mọi người coi là đồ bỏ đi hơn là thực phẩm.

“Chúng ta đã bước vào thời đại của chân gà, sự sụp đổ của đồng bảng Ai Cập… và chìm trong nợ nần” - Mohamed Al-Hashimi, một người nổi tiếng của truyền thông, đã tweet trên tài khoản có 400.000 người theo dõi của mình.

Sau khuyến nghị chuyển sang chân gà, giá 1kg chân gà đã tăng gấp đôi lên 20 bảng Ai Cập (0,67 USD).

Các nhà chức trách nói rằng gần 30% dân số Ai Cập sống dưới mức nghèo khổ. Tuy nhiên, năm 2019, Ngân hàng Thế giới ước tính “khoảng 60% dân số Ai Cập là người nghèo hoặc dễ bị tổn thương”.

Ai Cập rơi vào khủng hoảng thế nào?

Ai Cập đã trải qua một số cuộc khủng hoảng tài chính trong thập kỷ qua, buộc nước này phải tìm kiếm gói cứu trợ từ các chủ nợ như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các đồng minh Arab vùng Vịnh.

Nhưng Cairo bị mắc kẹt trong vòng quay vay mượn mà các nhà phân tích cho rằng đã trở nên không bền vững. Nợ của Ai Cập trong năm nay lên tới 85,6% quy mô nền kinh tế, theo IMF.

Các tòa nhà chọc trời, bao gồm Iconic Tower (giữa), trong khu thương mại trung tâm của thủ đô hành chính mới, phía đông Cairo, Ai Cập. Ảnh: Getty
Các tòa nhà chọc trời, bao gồm Iconic Tower (giữa), trong khu thương mại trung tâm của thủ đô hành chính mới, phía đông Cairo, Ai Cập. Ảnh: Getty

Một số yếu tố góp phần vào sự thất bại của nền kinh tế Ai Cập bao gồm vai trò quá lớn của quân đội - điều mà các nhà phân tích cho rằng làm suy yếu khu vực tư nhân - cũng như việc phân bổ số tiền lớn cho các dự án lớn, như tòa tháp cao nhất Châu Phi và một thành phố thủ đô mới trên sa mạc, nơi đặt trụ sở Bộ Quốc phòng mà chính quyền khoe là lớn hơn cả Lầu Năm Góc.

Nền kinh tế Ai Cập đã chịu một đòn nặng nề trong hai năm qua khi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và chiến sự Nga - Ukraina làm cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại tệ và giá nhiên liệu tăng cao đẩy lạm phát lên cao.

Đại dịch khiến các nhà đầu tư rút 20 tỉ USD khỏi Ai Cập vào năm 2020 và sự suy thoái kinh tế từ cuộc chiến Ukraina khiến một lượng tiền tương tự rời khỏi đất nước này vào năm ngoái, theo Reuters.

“20 tỉ USD tương đương với mỗi xu mà Ai Cập đã vay từ IMF kể từ năm 2016, và nó đã biến mất trong vài tuần (năm ngoái)” - Timothy Kaldas, nhà nghiên cứu chính sách tại Viện Chính sách Trung Đông Tahrir ở Washington D.C, cho biết.

Những sự kiện đó đã góp phần gây ra cuộc khủng hoảng tiền tệ mà Ai Cập phải đối mặt ngày nay. Đồng bảng Ai Cập đã mất gần một nửa giá trị trong năm qua và tuần trước đã có thời gian ngắn ở tỉ giá 32 bảng đổi 1 USD, mức thấp nhất trong lịch sử.

Trong gói cứu trợ mới nhất được thông qua vào tháng 12, IMF đã cho Ai Cập vay 3 tỉ USD - khoản tiền mà IMF hy vọng sẽ là chất xúc tác cho khoản hỗ trợ bổ sung 14 tỉ USD từ các đối tác quốc tế và khu vực của Ai Cập, bao gồm cả các quốc gia vùng Vịnh giàu dầu mỏ.

Khoản vay của IMF năm nay có điều kiện là Ai Cập phải thực hiện một số cải cách cơ cấu.

Cùng với việc đưa ra tỉ giá hối đoái linh hoạt - cho phép giá trị của đồng tiền được quyết định bởi thị trường thay vì ngân hàng trung ương - IMF cũng yêu cầu Ai Cập giảm vai trò của nhà nước, bao gồm cả quân đội, trong nền kinh tế, và làm chậm các dự án quốc gia để hạn chế áp lực lên đồng tiền cũng như lạm phát.

Đồng bảng Ai Cập mất gần một nửa giá trị trong năm qua. Ảnh: AFP
Đồng bảng Ai Cập mất gần một nửa giá trị trong năm qua. Ảnh: AFP

Tại sao phần còn lại của thế giới cần quan tâm?

Khi Ai Cập phá giá tiền tệ vào tháng 10, Đại sứ quán Mỹ tại Cairo đã ra cảnh báo về tình trạng bất ổn có thể xảy ra.

Hơn một thập kỷ trước, Ai Cập và các quốc gia Trung Đông khác rơi vào làn sóng biểu tình lật đổ chính phủ, làm suy yếu nền kinh tế và thậm chí gây ra các cuộc nội chiến khiến hàng triệu người tị nạn phải chạy trốn khỏi khu vực.

Năm 2011, khi hàng triệu người xuống đường đòi thay đổi chế độ, khẩu hiệu được hô vang phổ biến nhất ở Ai Cập là “Bánh mì, tự do và bình đẳng xã hội”.

Ai Cập là nơi sinh sống của hơn 106 triệu người, hơn một nửa trong số đó đang sống trong điều kiện kinh tế bấp bênh. Nhiều người không đủ khả năng mua các loại lương thực cơ bản, hạn chế chi tiêu và thậm chí hạn chế ăn kiêng. Các nhà phân tích đã cảnh báo về tình trạng bất ổn nếu tình hình xấu đi đáng kể.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Mỹ trao trả quan tài cổ bị đánh cắp cho Ai Cập

Ngọc Vân |

Mỹ trao trả quan tài cổ bằng gỗ được gọi là "quan tài xanh" cho Ai Cập sau khi xác định quan tài bị đánh cắp nhiều năm trước.

Thách thức lớn nhất trong cuộc dời đô hàng tỉ USD của Ai Cập

Thanh Hà |

Ai Cập đang chi hàng tỉ USD cho một thủ đô mới mà người Ai Cập bình thường có thể sẽ không đến đây.

Ngân hàng Thế giới cho Ai Cập vay 500 triệu USD mua lúa mì

Hải Anh |

Ai Cập sẽ nhận được khoản vay 500 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới để hỗ trợ tài chính cho việc mua lúa mì của nước này khi giá cả tăng vọt sau chiến sự Ukraina, ngân hàng thông tin ngày 29.6.

Gặp gỡ ông đồ ngoại quốc mong muốn lan toả văn hoá Việt

Linh Trang - Việt Anh |

Hình ảnh ông đồ già trong thơ Vũ Đình Liên, bên cạnh những chữ thư pháp uyển chuyển đã trở nên thân thuộc với người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến. Năm nay, tại Hà Nội có sự xuất hiện của những ông đồ vô cùng đặc biệt đang tất bật để trao chữ dịp đầu xuân năm mới.

Hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo sức bật cho Hà Nội phát triển

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc phát triển và đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông. Để góp phần giảm ùn tắc giao thông, thành phố tập trung đẩy mạnh phát triển một hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đa dạng, xứng tầm với vị thế trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của cả nước.

Hành trình Việt Nam theo đuổi khát vọng thịnh vượng, hùng cường

Vương Trần |

Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, có thể thấy, khát vọng thường trực, cháy bỏng là độc lập, tự do, văn hiến và cường thịnh. Đại hội XIII của Đảng cũng đã tiếp tục, xác định hành trình xây dựng, phát triển đất nước hùng cường, xây dựng đất nước giàu mạnh sánh vai các cường quốc năm châu.

Giáp Tết, tiểu thương phải hạ giá, tách cành bán lỗ hoa lan hồ điệp

Hải Danh - Hà Chi |

Cận Tết, thị trường hoa lan vẫn rất ảm đạm do cung lớn hơn cầu. Nhiều tiểu thương chấp nhận xả hàng, giảm giá từ 30 - 50% để chạy đua với thời gian, mong sao bán được hết hoa để còn về quê ăn Tết.

Những bệnh nhi chạy thận xuyên Tết

NGUYỄN LY - PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Tết là khoảng thời gian sum họp bên gia đình, người thân. Điều tưởng chừng đơn giản đó, nhưng lại là mong ước xa xỉ của những đứa trẻ mang trong mình căn bệnh suy thận mãn vì phải chạy thận xuyên Tết.

Mỹ trao trả quan tài cổ bị đánh cắp cho Ai Cập

Ngọc Vân |

Mỹ trao trả quan tài cổ bằng gỗ được gọi là "quan tài xanh" cho Ai Cập sau khi xác định quan tài bị đánh cắp nhiều năm trước.

Thách thức lớn nhất trong cuộc dời đô hàng tỉ USD của Ai Cập

Thanh Hà |

Ai Cập đang chi hàng tỉ USD cho một thủ đô mới mà người Ai Cập bình thường có thể sẽ không đến đây.

Ngân hàng Thế giới cho Ai Cập vay 500 triệu USD mua lúa mì

Hải Anh |

Ai Cập sẽ nhận được khoản vay 500 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới để hỗ trợ tài chính cho việc mua lúa mì của nước này khi giá cả tăng vọt sau chiến sự Ukraina, ngân hàng thông tin ngày 29.6.