Lục tung đại dương tìm kiếm hợp chất bào chế thuốc thế hệ mới

Ngọc Vân |

Các nhà khoa học đang sử dụng nhiều công cụ để lùng sục khắp các đại dương trên thế giới nhằm tìm thuốc điều trị ung thư hoặc kháng sinh mạnh thế hệ tiếp theo.

Một phân tử thuốc có thể được tìm thấy ở các vi khuẩn trong trầm tích, được tạo ra bởi bọt biển hoặc hải tiêu - những sinh vật bám vào đá hoặc mặt dưới của thuyền - hoặc bởi vi khuẩn sống cộng sinh trong ốc.

Nhưng một khi hợp chất tiết lộ tiềm năng điều trị bệnh Alzheimer hoặc động kinh, việc phát triển nó thành một loại thuốc thường mất một thập kỷ trở lên và tiêu tốn hàng trăm triệu USD.

“Giả sử bạn muốn chữa bệnh ung thư - làm sao bạn biết phải nghiên cứu cái gì?” - AFP dẫn lời ông William Fenical, giáo sư tại Viện Hải dương học Scripps - được coi là người tiên phong trong việc săn lùng các loại thuốc có nguồn gốc từ biển - cho biết.

Với ngân sách eo hẹp và ít sự hỗ trợ từ các công ty dược phẩm lớn, các nhà khoa học thường phải gánh vác các cuộc thám hiểm nghiên cứu khác.

Marcel Jaspars thuộc Đại học Aberdeen của Scotland cho biết các đồng nghiệp thu thập mẫu bằng cách thả một ống kim loại lớn trên một sợi cáp dài 5.000 mét "đâm" xuống đáy biển.

Lĩnh vực thăm dò biển tuy nhỏ nhưng đầy sáng tạo này đang được chú ý tại cuộc họp quan trọng của Liên Hợp Quốc về hiệp ước bảo vệ các vùng biển, có thể kết thúc trong tuần này với các quy tắc mới quản lý các khu bảo tồn biển quan trọng để bảo vệ đa dạng sinh học.

Daniel Kachelriess, đồng lãnh đạo của Liên minh vì Biển khơi (High Seas Alliance), cho biết các quốc gia từ lâu đã tranh cãi về cách chia sẻ lợi ích từ các nguồn gene biển trong đại dương mở - bao gồm các hợp chất được sử dụng trong thuốc, nhựa sinh học và chất ổn định thực phẩm.

Tuy nhiên, chỉ một số lượng nhỏ sản phẩm có nguồn gene biển tìm được đường vào thị trường, với chỉ 7 sản phẩm được ghi nhận vào năm 2019. Giá trị tiền bản quyền tiềm năng đã được ước tính khoảng 10 triệu đến 30 triệu USD một năm.

Giáo sư William Fenical với dụng cụ lấy lõi trầm tích. Ảnh: Viện Hải dương học Scripps
Giáo sư William Fenical với dụng cụ lấy lõi trầm tích. Ảnh: Viện Hải dương học Scripps

Nguồn gốc tự nhiên

Kể từ khi Alexander Fleming phát hiện ra một loại nấm mốc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn mà ông gọi là penicillin vào năm 1928, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tổng hợp các hợp chất hóa học được tạo ra bởi hầu hết các loài thực vật, động vật, côn trùng và vi khuẩn trên cạn để điều trị bệnh cho con người.

“Phần lớn thuốc kháng sinh và thuốc chống ung thư đến từ các nguồn tự nhiên” - giáo sư Fenical nói.

Trong một bước đột phá đầu tiên vào giữa những năm 1980, giáo sư Fenical và các đồng nghiệp đã phát hiện roi biển - loài san hô mềm mọc trên các rạn san hô ở Bahamas - chứa phân tử có đặc tính chống viêm.

Roi biển đã lọt vào mắt xanh của hãng mỹ phẩm Estee Lauder, và hãng đã phát triển để sử dụng trong các sản phẩm của mình vào thời điểm đó.

Nhưng số lượng roi biển cần thiết để nghiên cứu và tiếp thị hợp chất cuối cùng đã khiến Fenical từ bỏ động vật biển và thay vào đó tập trung vào vi sinh vật.

Các nhà nghiên cứu lấy trầm tích từ đáy đại dương và sau đó nuôi cấy vi khuẩn mà họ tìm thấy trong phòng thí nghiệm.

Năm 1991, giáo sư Fenical và các đồng nghiệp của ông đã tìm thấy một loại vi khuẩn biển chưa được biết đến trước đây có tên là Salinispora trong bùn ngoài khơi bờ biển Bahamas.

Hơn một thập kỷ nghiên cứu đã mang lại hai loại thuốc trị ung thư, một loại dành cho ung thư phổi và loại còn lại dành cho u nguyên bào thần kinh đệm. Cả hai đều đang trong giai đoạn cuối của thử nghiệm lâm sàng.

Salinispora tropica, sinh vật biển có khả năng điều trị các bệnh như ung thư. Ảnh:
Salinispora tropica, sinh vật biển có khả năng điều trị các bệnh như ung thư. Ảnh: Viện Hải dương học Scripps

Biên giới mới

Carmen Cuevas Marchante - người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và phát triển tại công ty công nghệ sinh học Tây Ban Nha PharmaMar - không ngạc nhiên với quy trình kéo dài đó.

Đối với loại thuốc đầu tiên của mình, họ bắt đầu bằng việc nuôi trồng và thu thập khoảng 300 tấn hải tiêu. Từ 1 tấn có thể phân lập được chưa đến 1 gram hợp chất để thử nghiệm lâm sàng.

Công ty hiện có ba loại thuốc điều trị ung thư đã được phê duyệt, tất cả đều có nguồn gốc từ hải tiêu và đã tinh chỉnh các phương pháp để tạo ra các phiên bản tổng hợp của các hợp chất tự nhiên.

Marchante cho biết, ngay cả khi mọi thứ diễn ra suôn sẻ, có thể mất 15 năm từ khi phát hiện ra đến khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Nhìn chung, đã có 17 loại thuốc có nguồn gốc từ biển được phê duyệt để điều trị bệnh cho con người kể từ năm 1969, với khoảng 40 loại đang trong các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng khác nhau trên khắp thế giới.

Những loại đã có trên thị trường bao gồm thuốc kháng virus herpes từ bọt biển và thuốc giảm đau mạnh từ ốc nón (cone snail), nhưng hầu hết đều điều trị ung thư.

Alejandro Mayer, giáo sư dược học tại Đại học Trung Tây Illinois, cho biết có "vô số" nghiên cứu ở giai đoạn đầu về các hợp chất có nguồn gốc từ biển đối với mọi căn bệnh từ sốt rét đến bệnh lao.

Các nhà khoa học cho biết điều đó có nghĩa là vẫn còn tiềm năng to lớn để tìm ra loại thuốc kháng sinh hoặc liệu pháp điều trị HIV tiếp theo. Thuốc có thể được tạo ra từ một sinh vật bị chôn vùi trong trầm tích đại dương hoặc lặng lẽ bám vào vỏ thuyền.

“Có một biên giới hoàn toàn mới ngoài kia” - giáo sư Fenical nói.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Trào lưu giảm cân trên TikTok đe doạ nguồn thuốc của người bệnh tiểu đường

Thanh Hà |

Thuốc tiểu đường Ozempic trở thành hiện tượng trên mạng xã hội TikTok nhờ đặc tính giảm cân. Tuy nhiên, sự phổ biến quá mức của loại thuốc này dẫn đến tình trạng thiếu hụt trên toàn cầu và các bác sĩ cảnh báo về những tác dụng phụ tiềm tàng. 

Nga không còn nhập được thuốc Viagra

Thanh Hà |

Viatris, công ty dược phẩm Mỹ sản xuất thuốc điều trị rối loạn cương dương Viagra, đã đình chỉ vận chuyển loại thuốc này tới Nga, Bộ Thương mại Nga thông tin ngày 15.2.

Lý do tình trạng thiếu thuốc tại Châu Âu trở nên trầm trọng

Thảo Phương |

Tình trạng thiếu kháng sinh do các ca nhiễm trùng đường hô hấp tại Châu Âu trở nên nghiêm trọng hơn khi các nhà sản xuất bị ép giá.

Quốc tế dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao dù còn khó khăn, thách thức

HÀ MINH |

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Việt Nam sẽ đạt mức cao.

Ký túc xá nghìn tỉ bỏ hoang sắp thành nhà ở xã hội

PHẠM ĐÔNG - VĨNH HOÀNG |

Sau hàng chục năm bỏ hoang, dự án ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp, Hoàng Mai, sẽ được Hà Nội dành gần 224 tỉ đồng để cải tạo chuyển đổi thành nhà ở xã hội cho thuê.

Chứng khoán: Mức độ rủi ro trong ngắn hạn của thị trường đã tăng dần lên

Gia Miêu |

Các chỉ báo của thị trường chứng khoán vẫn hướng xuống tiêu cực và chưa có dấu hiệu tạo đáy cho điểm cân bằng.

Giành lại vỉa hè bằng cách cũ, khó có kết quả mới

Nhóm PV |

Hà Nội cũng như nhiều thành phố lớn khác của cả nước đã từng tổ chức nhiều đợt ra quân, cao điểm giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Nhưng sau một thời gian thì “đâu lại vào đấy”. Theo KTS Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội qua nhiều lần ra quân cho thấy khi lực lượng chức năng vừa rời đi, vỉa hè lại bị lấn chiếm. Nếu cứ ra quân giành lại vỉa hè theo cách cũ thì khó có thể có kết quả mới.

6/10 nước ASEAN đã áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Thùy Linh |

Năm 2012, chỉ có khoảng 15 quốc gia, nhưng đến năm 2021 có ít nhất 50 quốc gia thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường. Trong ASEAN, có 6/10 nước đã thu thuế tiêu thụ đặc biệt  đối với đồ uống có đường.

Trào lưu giảm cân trên TikTok đe doạ nguồn thuốc của người bệnh tiểu đường

Thanh Hà |

Thuốc tiểu đường Ozempic trở thành hiện tượng trên mạng xã hội TikTok nhờ đặc tính giảm cân. Tuy nhiên, sự phổ biến quá mức của loại thuốc này dẫn đến tình trạng thiếu hụt trên toàn cầu và các bác sĩ cảnh báo về những tác dụng phụ tiềm tàng. 

Nga không còn nhập được thuốc Viagra

Thanh Hà |

Viatris, công ty dược phẩm Mỹ sản xuất thuốc điều trị rối loạn cương dương Viagra, đã đình chỉ vận chuyển loại thuốc này tới Nga, Bộ Thương mại Nga thông tin ngày 15.2.

Lý do tình trạng thiếu thuốc tại Châu Âu trở nên trầm trọng

Thảo Phương |

Tình trạng thiếu kháng sinh do các ca nhiễm trùng đường hô hấp tại Châu Âu trở nên nghiêm trọng hơn khi các nhà sản xuất bị ép giá.