6/10 nước ASEAN đã áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Thùy Linh |

Năm 2012, chỉ có khoảng 15 quốc gia, nhưng đến năm 2021 có ít nhất 50 quốc gia thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường. Trong ASEAN, có 6/10 nước đã thu thuế tiêu thụ đặc biệt  đối với đồ uống có đường.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi. Các sản phẩm được Bộ Tài chính lấy ý kiến áp dụng thu thuế tiêu thụ đặc biệt là nước uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trò chơi trực tuyến (game online)…

Đối với các sản phẩm đồ uống có đường, Bộ Tài chính lý giải Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo đồ uống có đường là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thừa cân và béo phì, là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường... hiện đang có mức tăng bùng nổ trong vài thập kỷ qua.

Theo Bộ Y tế, có bằng chứng gần đây cho thấy mối liên quan giữa tiêu thụ đồ uống có đường với bệnh không lây nhiễm gây ra tổn thất kinh tế, gánh nặng chi phí y tế và tỷ lệ tử vong.

Theo đó, giảm đồ uống có đường có thể dự phòng tử vong do góp phần làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì, rối loạn đường máu, mỡ máu và tăng huyết áp, là các yếu tố nguy cơ gây tử vong phổ biến tại các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu cho thấy tổn thất rất lớn về kinh tế- xã hội do bệnh không lây nhiễm gây ra.

Các nước đã dần bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Năm 2012 chỉ có khoảng 15 quốc gia đến 2021 có ít nhất 50 quốc gia thu thuế tiêu thụ đặc biệt  đối với mặt hàng này. Trong ASEAN có 6/10 nước đã thu thuế tiêu thụ đặc biệt  đối với đồ uống có đường.

Do đó, Bộ Tài chính đề xuất, bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất phù hợp để góp phần định hướng tiêu dùng và đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng và nhà nước…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đồ uống có đường mang thêm năng lượng ngoài khẩu phần ăn, đồng thời có thể mang lại cảm giác sảng khoái, ngon miệng, ăn được nhiều đồ ăn hơn đặc biệt là đồ chiên, nướng gây dư thừa năng lượng dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa;

Là nguy cơ cho các bệnh không lây nhiễm như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường... Biến chứng nặng nề là bệnh tim mạch, nguyên nhân tử vong hàng đầu hiện nay, chiếm tới 33% nguyên nhân tử vong hàng năm.

Để hạn chế hệ lụy cho sức khỏe người dùng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo lượng đường tự do trong chế độ ăn của mỗi người chỉ nên chiếm không quá 10% và nên giảm xuống dưới 5% năng lượng trong một ngày để có các lợi ích tăng thêm về sức khỏe.

Trước đó, các chuyên gia của WHO cho rằng để kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường, các doanh nghiệp cần phải dán nhãn sản phẩm nhằm cảnh báo sản phẩm có thể gây những tác hại nhất định cho sức khỏe người dùng.

Bên cạnh đó, cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống có đường để hạn chế tiêu thụ do giá cao hơn; đồng thời hạn chế quảng cáo đồ uống có đường. Ngoài ra, để hạn chế đồ uống có đường, người dân cần tăng cường sử dụng thức ăn có lợi cho sức khỏe như rau, hoa quả.

Trên thực tế hiện nay tại Việt Nam chưa có thuế TTĐB đánh vào đồ uống có đường, hiện sản phẩm này chỉ chịu ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng 10%. Do vậy, chuyên gia của TCYTTG đưa ra bốn phương án áp thuế TTĐB đối với đồ uống có đường.

Phương án 1: Áp thuế 3.500 đồng/lít đồ uống có đường. Theo đó, giá sẽ tăng từ 14% (nước quả) tới 23% (trà và cà phê uống sẵn). Khi có thuế, tiêu thụ sản phẩm này sẽ giảm khoảng 864 triệu lít, số thuế thu được sẽ khoảng 12.090 tỉ đồng.

Phương án 2: Áp thuế 35 đồng mỗi gam đường trong 100 ml. Khi đó giá sẽ tăng từ 10% (nước quả và nước thể thao) tới 25% (nước uống tăng lực); sức tiêu thụ sẽ giảm khoảng 880 triệu lít; thuế thu được khoảng 12.4000 tỉ đồng.

Phương án 3: Áp thuế 40% giá xuất xưởng, khi đó giá bán lẻ sẽ tăng khoảng 20%; tiêu thụ sẽ giảm 863 triệu lít; thuế thu được là 12.400 tỉ đồng.

Phương án 4: áp thuế 10% giá xuất xưởng, giá tiêu thụ sẽ tăng khoảng 5%; tiêu thụ sẽ giảm 216 triệu lít; thuế thu được khoảng 3.690 tỉ đồng.

Luận giải về đề xuất này, các chuyên gia của WHO cho biết phương án thứ nhất làm giảm số lượng lớn đồ uống có đường, tạo động cơ giảm tiêu dùng hoặc đồ uống có đường chứa trong bao bì nhỏ hơn.

Phương án thứ hai nhằm tác động trực tiếp làm giảm hàm lượng đường trong đồ uống, từ đó tạo động cơ giảm tiêu dùng hoặc thay thế đồ uống có hàm lượng đường cao bằng đồ uống có hàm lượng đường thấp hoặc không chứa hàm lượng đường.

Hai phương án còn lại nhằm tác động tới việc tiêu dùng đồ uống có đường nói chung nhưng nhắm nhiều hơn tới các loại đồ uống có giá cao hơn.

Như vậy theo khuyến nghị của WHO, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm đồ uống có đường là một trong những biện pháp hiệu quả để kiểm giảm thụ nước ngọt có đường, góp phần dự phòng và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

3 món ngọt khiến đường huyết tăng vọt

HẠ MÂY (Theo aboluowang) |

Đường huyết tăng cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan khác. Do đó, chúng ta cần kiểm soát đường huyết bằng cách ăn uống lành mạnh. Dưới đây là 3 món ăn vặt ngọt làm đường huyết tăng đột biến.

Lý do cần kiểm soát chặt chẽ đồ uống có đường

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, có bằng chứng gần đây cho thấy mối liên quan giữa tiêu thụ đồ uống có đường với bệnh không lây nhiễm gây ra tổn thất kinh tế, gánh nặng chi phí y tế và tỉ lệ tử vong.

Nam bệnh nhân phải cắt cụt 2 cẳng chân do biến chứng đái tháo đường

Lệ Hà |

Người bệnh đái tháo đường dễ mắc các bệnh về chân do tổn thương dây thần kinh ở bàn chân, khiến không cảm thấy đau ở chân và dễ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.

Bức xúc vì cọc giải phóng mặt bằng cao tốc bị dời, dân không nhận đền bù

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Công tác kiểm đếm giải phóng mặt bằng đã xong, nhưng bất ngờ chủ đầu tư lại dịch chuyển các cọc giải phóng mặt bằng cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh. Người dân không biết, chính quyền địa phương cũng không hay, nên người dân “quay xe”, nhất quyết không nhận tiền đền bù.

Chứng khoán: Nhịp giảm điểm đang xuất hiện trở lại

Gia Miêu |

Xu hướng hồi phục lên ngưỡng kháng cự 1.070-1.080 điểm là khá mong manh do dòng tiền chưa có dấu hiệu quay trở lại thị trường chứng khoán.

Mặt bằng khối đế chung cư vắng khách thuê

Thu Giang |

Do nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân giảm mạnh đã khiến mặt bằng khối đế tại nhiều khu chung cư, căn hộ cao cấp TP. Hà Nội rơi vào cảnh ảm đạm, vắng vẻ khách thuê.

Bí thư Bắc Ninh chỉ đạo, doanh nghiệp mong sớm gỡ vướng dự án Cụm công nghiệp làng nghề

Vân Trường |

Đại diện Tập đoàn Hanaka cho biết, mong từng ngày được bàn giao nốt mặt bằng để hoàn thiện Dự án Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề.

Lắp thiết bị báo cháy từ xa: “Tôi chưa nghe thấy ai yêu cầu”

Kim Sơn |

Mặc dù đã quá hạn phải lắp thiết bị giám sát, truyền tin tự động qua mạng tới Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an) về tình trạng của hệ thống phòng cháy, cũng như sự cố cháy nổ, tuy nhiên, nhiều chung cư chưa tiến hành lắp đặt; thậm chí có nơi còn chưa nghe nói tới quy định này.

3 món ngọt khiến đường huyết tăng vọt

HẠ MÂY (Theo aboluowang) |

Đường huyết tăng cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan khác. Do đó, chúng ta cần kiểm soát đường huyết bằng cách ăn uống lành mạnh. Dưới đây là 3 món ăn vặt ngọt làm đường huyết tăng đột biến.

Lý do cần kiểm soát chặt chẽ đồ uống có đường

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, có bằng chứng gần đây cho thấy mối liên quan giữa tiêu thụ đồ uống có đường với bệnh không lây nhiễm gây ra tổn thất kinh tế, gánh nặng chi phí y tế và tỉ lệ tử vong.

Nam bệnh nhân phải cắt cụt 2 cẳng chân do biến chứng đái tháo đường

Lệ Hà |

Người bệnh đái tháo đường dễ mắc các bệnh về chân do tổn thương dây thần kinh ở bàn chân, khiến không cảm thấy đau ở chân và dễ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.