Hai gã khổng lồ dầu khí châu Âu chuẩn bị tung đòn quyết định

Ngọc Vân |

Quyết định của hai gã khổng lồ dầu khí châu Âu chuyển hướng sang Mỹ có thể sẽ là đòn giáng mạnh vào các sàn giao dịch châu Âu.

Hai gã khổng lồ dầu khí châu Âu - TotalEnergies của Pháp và Shell của Anh - đang xem xét chuyển niêm yết sang New York (Mỹ), do áp lực ngày càng tăng buộc họ phải cải thiện mức định giá, vốn đang tụt hậu so với các đối tác Mỹ.

Tờ New York Times cho hay, việc chuyển niêm yết sang Mỹ sẽ là một đòn giáng mạnh vào các sàn giao dịch châu Âu, nơi TotalEnergies và Shell là hai trong những công ty niêm yết lớn nhất.

Trước đây, gần như không thể tưởng tượng được việc TotalEnergies - một trong những công ty nổi bật nhất của Pháp - cân nhắc việc chuyển niêm yết cổ phiếu chính khỏi Paris. Nhưng Giám đốc điều hành Patrick Pouyanné gần đây xác nhận đã thảo luận việc xem xét việc chuyển đổi.

Shell, công ty năng lượng lớn nhất châu Âu, cho biết có thể cân nhắc động thái tương tự. Tuy nhiên, theo Wael Sawan, Giám đốc điều hành của công ty, hiện chưa có sự thay đổi nào được đưa ra.

Bất kỳ động thái nào cũng sẽ phản ánh sức hấp dẫn gần như không thể cưỡng lại của Mỹ như một trung tâm sản xuất và đổi mới năng lượng cũng như đầu tư.

Mỹ đã trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) hàng đầu thế giới. Ngược lại, sản xuất dầu mỏ của châu Âu đang suy giảm và nhiều chính phủ châu Âu tỏ ra hoài nghi về ngành dầu khí - ngành vẫn đóng vai trò quan trọng đối với nguồn cung năng lượng toàn cầu bất chấp những lo ngại về biến đổi khí hậu.

Yếu tố quan trọng khiến TotalEnergies và Shell lo lắng là sự chênh lệch lớn trong định giá mà các nhà đầu tư sẵn sàng trả cho những gã khổng lồ năng lượng ở Mỹ so với các đối tác châu Âu.

Một trạm xăng của Total Energies tạm thời đóng cửa ở Paris, Pháp, ngày 6.10.2022. Ảnh: Xinhua
Một trạm xăng của TotalEnergies tạm thời đóng cửa ở Paris, Pháp, ngày 6.10.2022. Ảnh: Xinhua

Theo một nghiên cứu gần đây của ngân hàng đầu tư Jefferies, hai công ty năng lượng lớn nhất của Mỹ, Exxon Mobil và Chevron, được hưởng tỉ lệ giá cổ phiếu trên thu nhập cao hơn ít nhất 1/3 so với các đối thủ châu Âu.

Việc định giá cổ phiếu thấp hơn không chỉ làm giảm đi cái tôi của các nhà điều hành mà còn khiến các công ty này gặp bất lợi trong việc sử dụng cổ phiếu của mình để tham gia vào làn sóng hợp nhất ngành.

Ví dụ, Exxon Mobil gần đây đã mua Pioneer Natural Resources, một công ty khoan đá phiến lớn, với giá 60 tỉ USD, trong khi Chevron đạt được thỏa thuận trả 53 tỉ USD cho Hess. Các đồng nghiệp châu Âu của họ phần lớn đã bị bỏ lại bên lề.

Các công ty châu Âu coi các bước như niêm yết tại Mỹ là một cách tiềm năng để củng cố mức định giá của họ và thu hẹp khoảng cách với các đối thủ. Ví dụ, ông Pouyanné cho biết số lượng cổ đông Bắc Mỹ của Total Energies đang tăng lên, nhưng các nhà đầu tư lớn phải đối mặt với rào cản trong việc rót tiền vào cổ phiếu của công ty Pháp, bao gồm sự khác biệt về thời gian với thị trường châu Âu và tỉ giá hối đoái biến động.

Nhưng bất kỳ động thái nào cũng có thể gặp phải sự phản kháng. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire tuyên bố sẽ ngăn cản TotalEnergies. “Tôi ở đây để đảm bảo điều đó không xảy ra” - ông nói.

TotalEnergies là nhà cung cấp năng lượng quan trọng ở Pháp và là nhà đầu tư lớn ở nước ngoài, đồng thời đang dẫn đầu quá trình chuyển đổi của Pháp sang năng lượng carbon thấp hơn thông qua đầu tư vào năng lượng mặt trời, năng lượng gió và các công nghệ sạch hơn khác.

Ở một số khía cạnh, động thái của Shell có vẻ hợp lý hơn. Đây là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Mỹ, có nhiều vốn hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Shell đã phải chịu một loạt thất bại ở châu Âu trong những năm gần đây, bao gồm cả phán quyết của tòa án cho rằng họ cần phải đẩy nhanh các nỗ lực về biến đổi khí hậu.

Cũng có những câu hỏi về việc liệu Sở Giao dịch chứng khoán London, vốn đã mất đi sự ưu ái kể từ Brexit, có phải là nơi phù hợp cho một công ty lớn như Shell, vốn có giá trị thị trường khoảng 232 tỉ USD hay không.

Việc chuyển sang Mỹ sẽ có hiệu quả như thế nào trong việc thu hẹp khoảng cách định giá cũng là một câu hỏi đang được đặt ra.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

2 năm sau vụ Nord Stream, Nga đoạn tuyệt tuabin khí phương Tây

Ngọc Vân |

2 năm sau căng thẳng với Đức về tuabin Nord Stream, Nga tuyên bố không còn phụ thuộc vào tuabin khí phương Tây nữa.

Đường ống dẫn khí đốt còn lại của Nga sang châu Âu thất thu

Ngọc Vân |

Xuất khẩu khí đốt Nga sang châu Âu qua đường ống dẫn khí TurkStream giảm trong tháng 4.

Nạn nhân lớn nhất của khủng hoảng khí đốt EU lại rắc rối với Gazprom Nga

Khánh Minh |

Uniper, nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng khí đốt EU, tìm đến tòa án để giải quyết vấn đề tồn tại với Gazprom Nga.

Chi tiền triệu lấy cao răng, mổ đẻ, chạy thận cho thú cưng

Vân Trường - Thu Thuỷ |

Nhằm đáp ứng nhu cầu của chủ vật nuôi, nhiều mô hình phòng khám đến chuỗi bệnh viện lớn dành cho thú cưng ngày càng mở rộng với nhiều dịch vụ.

Phía sau việc tỉnh Cao Bằng dùng ngân sách hỗ trợ tỉnh bạn giải phóng mặt bằng

Tân Văn |

Để sớm hiện thực hóa giấc mơ cao tốc, tỉnh Cao Bằng đang thực hiện nhiều cách làm, giải pháp.

Tạm giữ 5 cầu thủ CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vì sử dụng ma túy

CHÂU CẨM |

Sử dụng ma túy trong một khách sạn ở thành phố Hà Tĩnh, 5 cầu thủ của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh bị tạm giữ để điều tra, làm rõ.

Khánh Hòa sẽ làm việc với Thuận An để gỡ vướng gói thầu cao tốc nghìn tỉ

Hữu Long |

Khánh Hòa - Địa phương yêu cầu chủ đầu tư theo dõi, làm việc với các nhà thầu, trong đó có Tập đoàn Thuận An để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công các dự án cao tốc.

Dân ra chặn xe chở vật liệu, huyện yêu cầu chủ tịch xã cam kết hướng xử lý

Hoài Phương |

Bình Định - Trước sự việc người dân kéo nhau ra đường, dùng xe máy chặn xe chở vật liệu đi qua tuyến đường liên xã và ĐT638 (thuộc địa phận xã Tây Bình), sáng 8.5, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn Phan Chí Hùng đã yêu cầu xã Tây Bình báo cáo và xử lý thông tin mà Báo Lao Động đã phản ánh.

2 năm sau vụ Nord Stream, Nga đoạn tuyệt tuabin khí phương Tây

Ngọc Vân |

2 năm sau căng thẳng với Đức về tuabin Nord Stream, Nga tuyên bố không còn phụ thuộc vào tuabin khí phương Tây nữa.

Đường ống dẫn khí đốt còn lại của Nga sang châu Âu thất thu

Ngọc Vân |

Xuất khẩu khí đốt Nga sang châu Âu qua đường ống dẫn khí TurkStream giảm trong tháng 4.

Nạn nhân lớn nhất của khủng hoảng khí đốt EU lại rắc rối với Gazprom Nga

Khánh Minh |

Uniper, nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng khí đốt EU, tìm đến tòa án để giải quyết vấn đề tồn tại với Gazprom Nga.