Nạn nhân lớn nhất của khủng hoảng khí đốt EU lại rắc rối với Gazprom Nga

Khánh Minh |

Uniper, nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng khí đốt EU, tìm đến tòa án để giải quyết vấn đề tồn tại với Gazprom Nga.

Reuters cho hay, các hợp đồng cung cấp khí đốt bị đình trệ với tập đoàn dầu khí Nga Gazprom có thể ảnh hưởng đến công ty Uniper của Đức khi công ty này quay trở lại thị trường chứng khoán.

Năm 2022, chính phủ Đức đã giải cứu Uniper - từng là khách hàng châu Âu lớn nhất của Gazprom - sau khi Uniper buộc phải trả giá cao để mua khí đốt từ các nguồn khác để bù đắp lượng khí đốt bị mất của Nga do Gazprom tạm dừng giao hàng.

Công ty Đức kể từ đó đã thay thế hoàn toàn lượng khí đốt Nga bằng các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên, các hợp đồng của Gazprom vẫn còn hiệu lực về mặt pháp lý. Hợp đồng có thời hạn đến năm 2035 và cung cấp 250 TWh khí đốt, tương đương 1/4 nhu cầu khí đốt của Đức.

Reuters dẫn lời một nguồn tin cho hay, vấn đề này phải được giải quyết vì nó có thể tạo ra rủi ro cho kế hoạch IPO của Uniper.

Các hợp đồng của Uniper với Gazprom đã bị đình chỉ nhưng không bị hủy kể từ khi Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Đức vào năm 2022.

Do EU vẫn chưa đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với khí đốt Nga nên không có khuôn khổ pháp lý nào để Uniper hủy các hợp đồng.

Logo của Gazprom ở Mátxcơva, Nga. Ảnh: Xinhua
Logo của Gazprom ở Mátxcơva, Nga. Ảnh: Xinhua

Christian von Hammerstein - đối tác tại công ty luật Raue - cho biết các hợp đồng vẫn có hiệu lực bởi không có cơ sở pháp lý để hủy.

Ông nói: “Nếu khí đốt của Nga bị trừng phạt thì đó sẽ là trường hợp bất khả kháng và Uniper cũng có thể viện dẫn lệnh trừng phạt này để chống lại Gazprom mà không vi phạm hợp đồng”.

Nếu Gazprom tại một thời điểm nào đó quyết định bắt đầu lại việc giao hàng - điều mà các nhà phân tích cho rằng khó xảy ra nhưng không phải là không thể - thì Uniper có thể có nghĩa vụ thanh toán tiền khí đốt ngay cả khi không có nhu cầu, theo các điều khoản của hợp đồng nhận trực tiếp hay trả lại (take-or-pay) phổ biến trong ngành khí đốt. Theo hợp đồng loại này, người mua và người bán thỏa thuận rằng người mua trả một số tiền tối thiểu để mua sản phẩm hay dịch vụ chưa được giao.

Một số công ty năng lượng châu Âu khác vẫn có những hợp đồng như vậy với Gazprom - dù đang thực hiện hay không thực hiện - và một số công ty cũng đang yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Uniper đang đòi Gazprom bồi thường thiệt hại hơn 14 tỉ euro (khoảng 15 tỉ USD) và đang mong đợi phán quyết từ tòa án trọng tài Stockholm, nơi công ty nộp đơn kiện, trong những tháng tới.

Các nguồn tin cho biết có thể tòa án ở Thụy Điển sẽ ra phán quyết tuyên bố các hợp đồng hiện tại với Gazprom vô hiệu, điều này sẽ cho phép Uniper hủy hợp đồng một cách hợp pháp.

Ngoài ra, nếu Gazprom quyết định tiếp tục cung cấp, Uniper có thể chọn lấy khí đốt cho đến khi nguồn cung đạt giá trị thiệt hại mà họ yêu cầu.

Uniper xác nhận đang mong đợi phán quyết của tòa trong những tháng tới.

Gazprom Export - công ty con của Gazprom - đã thắng kiện tại tòa án St Petersburg hồi tháng 3 sau khi tòa ra phán quyết rằng Uniper và một công ty con sẽ bị phạt 14,3 tỉ euro nếu họ tiến hành phân xử bằng trọng tài.

Uniper bác bỏ phán quyết, cho biết: “Gazprom đã không thực hiện nghĩa vụ giao hàng kể từ mùa hè năm 2022, điều này dẫn đến việc Uniper phải gánh chịu hàng tỉ USD chi phí thay thế khí đốt”.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

EU có thể tự tay kích hoạt cuộc khủng hoảng khí đốt mới

Khánh Minh |

Đề xuất trừng phạt mới của EU đối với khí đốt Nga có thể khiến giá khí đốt tăng, nguy cơ dẫn đến một cuộc khủng hoảng khác.

Các ngân hàng EU bám trụ ở Nga được đền đáp xứng đáng

Ngọc Vân |

Các ngân hàng EU bám trụ ở Nga bất chấp sức ép trừng phạt đã gặt hái được lợi nhuận hàng tỉ USD.

Công ty dầu khí Gazprom Nga thắng kiện công ty năng lượng Đức Uniper

Song Minh |

Tòa án Nga ra phán quyết cấm các công ty con của công ty năng lượng Đức Uniper kiện công ty Gazprom Export ở nước ngoài.

Cập nhật giá vàng sáng 6.5: Chuyên gia mất niềm tin, có đáng lo?

KHƯƠNG DUY |

Cập nhật giá vàng sáng 6.5: Tính đến 6h00, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 83,5-85,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn niêm yết quanh mức 73,6-75,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới lúc 23h ngày 5.5 niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.301,2 USD/ounce.

Hai ông lớn hàng không lãi đậm quý I/2024

Lục Giang |

Trong quý đầu năm 2024, hai ông lớn hàng không là Vietnam Airlines và Vietjet Air báo lãi tăng so với cùng kỳ năm trước với lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 4.441 tỉ đồng (cùng kỳ lỗ 37 tỉ đồng) và 540 tỉ đồng (gấp 3 lần cùng kỳ năm trước).

Lương công chức sẽ không thấp hơn 5 triệu đồng sau cải cách tiền lương?

NHÓM PV |

Bộ Nội vụ sẽ xin ý kiến Bộ Chính trị một số vấn đề để thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Giá vàng thế giới tăng 26%, quốc gia nào sản xuất nhiều nhất năm 2023?

NHÓM PV |

Theo báo cáo của Visualcapitalist, Trung Quốc là quốc gia sản xuất vàng hàng đầu năm 2023, chiếm hơn 12% tổng sản lượng toàn cầu, tiếp theo là Australia và Nga. Tính từ 1.1.2023 đến nay, giá vàng đã tăng khoảng 26%, từ mức 1.824 USD/ounce lên 2.301 USD/ounce (ngày 5.5.2024).

Lý do hàng loạt cây xanh bị cắt trụi giữa mùa hè tại Hà Nội

Nhật Minh |

Hà Nội - Thời gian gần đây, hàng loạt cây xanh lâu năm trên phố Duy Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trơ trụi, chỉ còn lại phần thân và gốc cây.

EU có thể tự tay kích hoạt cuộc khủng hoảng khí đốt mới

Khánh Minh |

Đề xuất trừng phạt mới của EU đối với khí đốt Nga có thể khiến giá khí đốt tăng, nguy cơ dẫn đến một cuộc khủng hoảng khác.

Các ngân hàng EU bám trụ ở Nga được đền đáp xứng đáng

Ngọc Vân |

Các ngân hàng EU bám trụ ở Nga bất chấp sức ép trừng phạt đã gặt hái được lợi nhuận hàng tỉ USD.

Công ty dầu khí Gazprom Nga thắng kiện công ty năng lượng Đức Uniper

Song Minh |

Tòa án Nga ra phán quyết cấm các công ty con của công ty năng lượng Đức Uniper kiện công ty Gazprom Export ở nước ngoài.