Cuộc khủng hoảng kéo dài tại Toshiba

Thanh Hà |

Tuần này, hội đồng quản trị của hãng công nghệ Nhật Bản Toshiba đã chấp nhận đề nghị mua lại từ một nhóm do công ty Japan Industrial Partners dẫn đầu.

Những biến động ban đầu

Theo Reuters, kể từ năm 2015, Toshiba đã trải qua nhiều biến động khác nhau.

Năm 2015, Toshiba công bố có các sai sót kế toán ở nhiều bộ phận, liên quan đến quản lý cấp cao. Trong 7 năm, hãng đã phóng đại lợi nhuận trước thuế 230 tỉ yen (1,8 tỉ USD) trong 7 năm.

Tháng 12.2016, Toshiba cho biết sẽ chịu trách nhiệm vài tỉ USD liên quan đến một công ty xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà đơn vị Westinghouse Electric của Mỹ đã mua một năm trước đó.

Tháng 3.2017, Westinghouse nộp đơn xin phá sản. Đối mặt với khoản nợ hơn 6 tỉ USD liên quan đến Westinghouse, Toshiba quyết định rao bán đơn vị chip Toshiba Memory.

Tới tháng 9.2017, Toshiba đồng ý bán mảng kinh doanh chip cho nhóm doanh nghiệp do Bain Capital đứng đầu, với giá 18 tỉ USD, đồng thời giữ lại lượng lớn cổ phần. Công ty muốn hoàn tất thỏa thuận vào cuối năm tài khóa vào tháng 3, để giúp ổn định tài chính và tránh khả năng bị hủy niêm yết. Tuy nhiên, tranh chấp kéo dài về việc mua bán với Western Digital Corp - đối tác của Toshiba trong một liên doanh sản xuất chip - khiến dự định này bị ảnh hưởng.

Tháng 12.2017, Toshiba đảm bảo khoản tiền mặt trị giá 5,4 tỉ USD từ hơn 30 nhà đầu tư nước ngoài, giúp công ty tránh bị hủy niêm yết nhưng đưa tới các cổ đông chủ động nổi tiếng gồm: Elliott Management, Third Point và Farallon. Tranh chấp với Western Digital được giải quyết.

Tháng 1.2020, Toshiba phát hiện những bất thường về kế toán mới tại một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của hãng.

Tháng 7.2020, 5 ứng cử viên giám đốc do các cổ đông chủ động đề cử bị phản đối tại đại hội thường niên.

Tháng 9 cùng năm, Toshiba tiết lộ hơn 1.000 biểu mẫu bỏ phiếu qua đường bưu điện cho đại hội cổ đông thường niên đã không được đếm.

Tháng 4.2021, CVC Capital Partners đưa ra lời đề nghị trị giá 21 tỉ USD để mua lại Toshiba ở dạng tư nhân. Một tuần sau, giám đốc điều hành của Toshiba từ chức do tranh cãi về giá thầu CVC. Việc Toshiba từ chối đề nghị của CVC sau đó khiến một số cổ đông chủ động tức giận.

Ngày 10.6.2021, cuộc điều tra do cổ đông ủy quyền kết luận Toshiba đã thông đồng với bộ thương mại Nhật Bản - cơ quan coi Toshiba là tài sản chiến lược - để ngăn chặn các nhà đầu tư nước ngoài giành ảnh hưởng tại cuộc họp cổ đông năm 2020. 15 ngày sau, các cổ đông phế truất chủ tịch hội đồng quản trị Osamu Nagayama. Toshiba cam kết thực hiện đánh giá đầy đủ các tài sản và tham gia với các nhà đầu tư tiềm năng.

Tháng 11 cùng năm, Toshiba thông báo chia thành 3 công ty về năng lượng, cơ sở hạ tầng và quản lý cổ phần Kioxia. Tháng 2.2022, Toshiba công bố kế hoạch mới để phân tách thành 2.

Ngày 1.3.2022, CEO Satoshi Tsunakawa từ chức. Taro Shimada -  cựu giám đốc điều hành của Siemens AG - được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành tạm thời để triển khai việc phân tách. Tới ngày 24 cùng tháng, các cổ đông bỏ phiếu phản đối kế hoạch phân tách. Các cổ đông chủ động đưa ra kiến nghị kêu gọi Toshiba thu hút các đề nghị mua lại. Tuy nhiên, kiến nghị này cũng không được thông qua.

Những dấu mốc trước thương vụ "bán mình" hơn 15 tỉ USD

Ngay trong tháng 4.2022, Toshiba thành lập ủy ban đặc biệt để tiếp tục đánh giá chiến lược để tập đoàn trở nên độc lập.

Ngày 13.5.2022, 10 nhà đầu tư tiềm năng bày tỏ sự quan tâm tới Toshiba. Trước sức ép từ các cổ đông, Toshiba công bố khoản cổ tức đặc biệt trị giá khoảng 545 triệu USD.

Tháng 6.2022, Toshiba nhận được 8 đề xuất mua lại. Các giám đốc công khai đưa ra chỉ trích về vấn đề quản trị và việc đề cử các giám đốc điều hành quỹ phòng hộ vào hội đồng quản trị. Các cổ đông sau đó phê duyệt 2 giám đốc hoạt động, một sự thay đổi lịch sử.

Tháng 7.2022, Toshiba chọn 4 nhà thầu, bao gồm các công ty cổ phần tư nhân Bain Capital, CVC Capital Partners và một nhóm các doanh nghiệp có JIP và Japan Investment Corp (JIC) để tiến hành vòng đấu thầu thứ 2. JIC và JIP không đồng ý với đề xuất này và quyết định không tham gia đấu thầu.

Tháng 10.2022, nhóm do JIP dẫn đầu, có sự tham gia của một số công ty Nhật Bản như Orix Corp và Chubu Electric Power, được ưu tiên.

Tháng 2.2023, sau nhiều tháng đồn đoán, Toshiba xác nhận đã nhận được đề xuất từ nhóm doanh nghiệp đều ở Nhật Bản do JIP đứng đầu, đảm bảo cam kết cho vay 10,6 tỉ USD.

Ngày 23.3.2023, hội đồng quản trị của Toshiba ủng hộ thương vụ mua lại trị giá 2 nghìn tỉ yên (15,3 tỉ USD) của JIP với giá 4.620 yên/cổ phiếu.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nhật Bản củng cố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Thanh Hà |

Chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio không chỉ nhằm "sửa chữa" khúc mắc ngoại giao mà được kỳ vọng là cuộc thảo luận chi tiết giữa lãnh đạo của G20 và G7 để mở đường cho khả năng đạt được tuyên bố chung của G20.

Khủng hoảng dân số ở Nhật Bản: Chuyện ở làng 25 năm không trẻ sơ sinh

Thanh Hà |

Một phần tư thế kỷ không có trẻ sơ sinh trong một ngôi làng ở Nhật Bản phần nào cho thấy quy mô của cuộc khủng hoảng dân số ở nước này.

Nhật Bản dần thất thế trong cuộc chiến giành giải Nobel

Thảo Phương |

Cơ hội để Nhật Bản có thêm giải Nobel ngày càng hạn hẹp khi các học giả tại “xứ Phù Tang” bị lu mờ so với đối thủ từ những quốc gia khác.

Vụ Alibaba: Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm hầu toà phiên phúc thẩm

Anh Tú |

TPHCM - Sáng 27.3, TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh mở phiên tòa phúc thẩm, xem xét kháng cáo của Nguyễn Thái Luyện (37 tuổi, Chủ tịch Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba) cùng đồng phạm trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền. Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 5.4.

Đà Nẵng vận động khách sạn, nhà hàng mở cửa nhà vệ sinh cho du khách

THUỲ TRANG |

Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Sơn Trà, Đà Nẵng, đang phối hợp với UBND các phường vận động ít nhất 50 chủ nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn mở cửa nhà vệ sinh miễn phí cho du khách.

Ronaldo lập cú đúp, Bồ Đào Nha thắng Luxembourg 6-0

Văn An |

Ronaldo phá sâu các kỷ lục của chính mình sau khi lập cú đúp trong chiến thắng 6-0 của tuyển Bồ Đào Nha trước Luxembourg ở vòng loại EURO 2024.

14 lãnh đạo cấp tướng, tá được đề nghị xét tặng huân chương, danh hiệu

Quang Việt |

Ngoài Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên Nguyễn Thanh Trường được đề nghị xét tặng Huân chương Chiến công hạng Ba, nhiều cán bộ được lấy ý kiến tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.

Lợi thế cạnh tranh về giá, khu công nghiệp phía Bắc hút vốn FDI

ANH HUY |

Sở hữu lợi thế cạnh tranh về giá thuê đất thấp, các khu công nghiệp (KCN) phía Bắc đang trở thành điểm sáng của thị trường bất động sản khi liên tục thu hút dòng vốn ngoại đổ về.

Nhật Bản củng cố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Thanh Hà |

Chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio không chỉ nhằm "sửa chữa" khúc mắc ngoại giao mà được kỳ vọng là cuộc thảo luận chi tiết giữa lãnh đạo của G20 và G7 để mở đường cho khả năng đạt được tuyên bố chung của G20.

Khủng hoảng dân số ở Nhật Bản: Chuyện ở làng 25 năm không trẻ sơ sinh

Thanh Hà |

Một phần tư thế kỷ không có trẻ sơ sinh trong một ngôi làng ở Nhật Bản phần nào cho thấy quy mô của cuộc khủng hoảng dân số ở nước này.

Nhật Bản dần thất thế trong cuộc chiến giành giải Nobel

Thảo Phương |

Cơ hội để Nhật Bản có thêm giải Nobel ngày càng hạn hẹp khi các học giả tại “xứ Phù Tang” bị lu mờ so với đối thủ từ những quốc gia khác.