Nhân tài Ấn Độ có thực sự coi Nhật Bản là miền đất hứa?

Thanh Hà |

Nhật Bản cần lao động trong lĩnh vực công nghệ từ Ấn Độ. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, những lao động này có thực sự cần Nhật Bản hay không, New York Times đặt câu hỏi.

Bài kiểm tra quan trọng 

Theo nhiều góc độ, Yogendra Puranik, 45 tuổi, là câu chuyện thành công của người nhập cư. Ông Puranik tham gia làn sóng đầu tiên những lao động công nghệ Ấn Độ đến Nhật Bản vào đầu những năm 2000.

Ông trở thành công dân Nhật Bản và năm 2019 đã giành được chức vụ dân cử ở Tokyo - lần đầu tiên với một cá nhân đến từ Ấn Độ. Năm 2022, ông được thuê làm hiệu trưởng một trường công lập.

Hiện nay, các công ty Nhật Bản cạnh tranh để thu hút những người Ấn Độ có trình độ học vấn cao hơn như ông Puranik để bổ sung nhân lực cho ngành công nghệ thông tin.

Các nhà tuyển dụng gọi đây là bài kiểm tra quan trọng về khả năng của Nhật Bản trong cạnh tranh với Mỹ và châu Âu để thu hút được những nhân tài toàn cầu ngày càng được săn đón từ Ấn Độ.

Nhưng mức lương thấp hơn, rào cản ngôn ngữ và văn hóa lớn khiến Nhật Bản kém hấp dẫn hơn với nhiều người. Cấu trúc công ty cứng nhắc cũng có thể làm nản lòng những người mới đến. Và Nhật Bản cũng thiếu một hệ thống được thiết lập để  người nước ngoài hòa nhập với cuộc sống của người Nhật, theo New York Times.

Khi dân số già đi nhanh chóng, Nhật Bản rất cần nhiều lao động hơn để thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cũng như lấp đầy những khoảng trống trong mọi công việc, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ. Chính phủ Nhật Bản ước tính thiếu gần 800.000 trong lĩnh vực công nghệ những năm tới.

Trong khi đó, Ấn Độ có 1,5 triệu sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật mỗi năm - lực lượng có thể giúp Nhật Bản giải quyết phần nào khó khăn.

Chính phủ Nhật Bản ước tính thiếu gần 800.000 trong lĩnh vực công nghệ những năm tới. Ảnh: Xinhua
Chính phủ Nhật Bản ước tính thiếu gần 800.000 trong lĩnh vực công nghệ những năm tới. Ảnh: Xinhua

Tuy nhiên, Nirmal Jain -  nhà giáo dục người Ấn Độ, nhà sáng lập Trường Quốc tế Ấn Độ tại Nhật Bản - nói rằng, ở Nhật Bản - nơi mọi người có xu hướng giữ khoảng cách với người từ bên ngoài tới. “Họ là những người tốt, mọi thứ đều hoàn hảo, nhưng khi nói đến mối quan hệ giữa người với người thì lại không như vậy" - bà chỉ ra.

Nhiều lao động ngành công nghệ người Ấn Độ làm việc tại Nhật Bản gặp phải hệ thống phân cấp công ty chặt chẽ và chống lại sự thay đổi - một nghịch lý trong một ngành phát triển nhờ đổi mới sáng tạo và chấp nhận rủi ro.

Tiến sĩ Megha Wadhwa - tác giả của cuốn sách “Người di cư Ấn Độ ở Tokyo” - cho biết, phần lớn lao động ngành công nghệ thông tin Ấn Độ đến Nhật Bản khi không có nhiều kiến thức về ngôn ngữ hoặc văn hóa ở đây.

Điều này có thể là trở ngại cho sự nghiệp của họ trong khi những người đồng hương đang có bước tiến ở quê nhà hoặc ở Mỹ hoặc châu Âu. Từ đó, họ nhanh chóng bắt đầu tìm hiểu các phương án và thường chuyển đi nơi khác.

Ở Mỹ, mức lương trung bình trong lĩnh vực công nghệ, theo một số ước tính, cao hơn gấp đôi so với ở Nhật Bản.

Đôi bên cùng hành động 

Những năm gần đây, các công ty Nhật Bản đã có những động thái quyết định để chiêu mộ lực lượng sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật Ấn Độ, bằng cách đưa họ đến Nhật Bản hoặc tuyển dụng họ ở Ấn Độ.

Các công ty Nhật Bản như Rakuten và Mercari - đều là công ty thương mại điện tử - đã thiết lập hoạt động tại Ấn Độ. Chính phủ Nhật Bản đã chuyển viện trợ cho Ấn Độ để hỗ trợ mở rộng giáo dục công nghệ.

Kotaro Kataoka - giáo sư tại Học viện Công nghệ Ấn Độ Hyderabad - cho biết, các nhà tuyển dụng Nhật Bản có khởi đầu chậm chạp ở Ấn Độ khi tập trung vào các quốc gia Đông Á có nền văn hóa tương đồng với Nhật Bản hơn.

Nhưng lực lượng lao động ở Ấn Độ có tư duy đột phá, độc lập mà các công ty Nhật Bản cần để khởi động các nỗ lực đổi mới sáng tạo.

Nhiều người Nhật cũng thừa nhận, việc một quốc gia có mức độ nhập cư thấp trong lịch sử có thể có sự linh hoạt và đa dạng như các quốc gia ở Bắc Mỹ hoặc Tây Âu là yêu cầu khó.

Các công ty công nghệ tên tuổi của Mỹ đã tuyển dụng rầm rộ ở Ấn Độ, cung cấp môi trường làm việc thân thiện với người nhập cư, các gói ưu đãi tăng và cơ hội thăng tiến nghề nghiệp vô tận. Google, Twitter, Microsoft và Adobe đều có giám đốc điều hành gốc Ấn Độ.

Dù vậy, nhiều nỗ lực để thu hẹp khoảng cách được thực hiện, như ở khu dân cư Edogawa ở đông Tokyo. Trong số 36.000 người Ấn Độ tại Nhật Bản có rất nhiều người ở khu Edogawa. Khu vực này có nhà hàng chay, nơi thờ tự và cửa hàng tạp hóa đặc sản, 2 trường học lớn của Ấn Độ.

Ở đây, ông Puranik điều hành một trung tâm văn hóa Ấn Độ tại nhà. Ông cũng thường tổ chức các buổi nói chuyện về văn hóa hoặc nhập cư Ấn Độ cho sinh viên Nhật Bản. Các quan chức Nhật Bản cũng cung cấp địa điểm và hỗ trợ cho các lễ hội văn hóa Ấn Độ...

Đồng thời, nhiều người Ấn Độ ở Edogawa cũng cho rằng, những người mới đến có thể làm nhiều hơn để hòa nhập với cuộc sống của người Nhật Bản.

Ông Shailesh Date, 50 tuổi, đến Nhật Bản lần đầu năm 1996 và hiện là trưởng bộ phận công nghệ của công ty dịch vụ tài chính Mỹ Franklin Templeton Japan ở Tokyo, cho biết, năm ngoái, nhóm chạy bộ Desi Runners of Tokyo của ông đã quyên góp 400.000 yên (3.000 USD) cho một tổ chức từ thiện ở Edogawa.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Chó dần trở thành thú cưng nuôi trong nhà ở Nhật Bản như thế nào?

Thanh Hà |

Những thay đổi kinh tế, xã hội ở Nhật Bản giúp cho chó - thú cưng từng được nuôi ngoài trời - có được vị thế mới.

Nhật Bản sẵn sàng chiến lược ngăn giảm tỉ lệ sinh

Thanh Hà |

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio hy vọng sẽ thay đổi xu hướng nhân khẩu học của nước này thông qua những biện pháp chưa từng có gồm 3 trụ cột chính.

Nơi chào đón các thành viên yakuza Nhật Bản hoàn lương

Thanh Hà |

Trên giấy tờ, Ryuyukai là đội đáng sợ nhất trong môn bóng mềm (biến thể của bóng chày được chơi với bóng to hơn trên sân nhỏ hơn) Nhật Bản. Câu lạc bộ tập trung những thành viên băng đảng xã hội đen yakuza đã hoàn lương.

Lứa cầu thủ trẻ trưởng thành dưới bàn tay của ông Philippe Troussier

AN NGUYÊN |

Lứa cầu thủ tham dự SEA Games 32 tới đây cũng chính là những "viên ngọc thô" mà huấn luyện viên Philippe Troussier từng mài giũa ở các đội tuyển trẻ.

Podcast: Con yêu sớm, cha mẹ trăn trở

Nhóm PV |

Việc có nên đồng ý cho con yêu sớm hay không là nỗi trăn trở của biết bao người làm cha mẹ. Có những người chọn đồng hành cùng con, đồng ý cho con có những trải nghiệm tình cảm thời học sinh. Nhưng có những người lại không.

Nên làm gì khi bị ngân hàng ép mua bảo hiểm?

Thái Mạnh |

Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm tại các ngân hàng bắt đầu xuất hiện trở lại. Theo đó khiến tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn và chưa có dấu hiệu chấm dứt hoàn toàn.

Phá án vụ giết người 5 thập kỷ từ ADN trên điếu thuốc

Thanh Hà |

Tháng 7.1971, Rita Curran, giáo viên 24 tuổi sống ở Burlington, Vermont, Mỹ, được người bạn tìm thấy đã chết trong nhà, trong tình trạng bị bóp cổ. Kẻ giết người không được tìm ra và vụ án rơi dần vào quên lãng.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Chó dần trở thành thú cưng nuôi trong nhà ở Nhật Bản như thế nào?

Thanh Hà |

Những thay đổi kinh tế, xã hội ở Nhật Bản giúp cho chó - thú cưng từng được nuôi ngoài trời - có được vị thế mới.

Nhật Bản sẵn sàng chiến lược ngăn giảm tỉ lệ sinh

Thanh Hà |

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio hy vọng sẽ thay đổi xu hướng nhân khẩu học của nước này thông qua những biện pháp chưa từng có gồm 3 trụ cột chính.

Nơi chào đón các thành viên yakuza Nhật Bản hoàn lương

Thanh Hà |

Trên giấy tờ, Ryuyukai là đội đáng sợ nhất trong môn bóng mềm (biến thể của bóng chày được chơi với bóng to hơn trên sân nhỏ hơn) Nhật Bản. Câu lạc bộ tập trung những thành viên băng đảng xã hội đen yakuza đã hoàn lương.