Nhật Bản củng cố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Thanh Hà |

Chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio không chỉ nhằm "sửa chữa" khúc mắc ngoại giao mà được kỳ vọng là cuộc thảo luận chi tiết giữa lãnh đạo của G20 và G7 để mở đường cho khả năng đạt được tuyên bố chung của G20.

Bối cảnh đáng chú ý

Thủ tướng Kishida Fumio thăm Ấn Độ từ ngày 19 đến 22.3 trong khuôn khổ thượng đỉnh song phương mà Ấn Độ và Nhật Bản tham gia từ năm 2006. Theo The Diplomat, chuyến thăm của ông Kishida được nhiều nhà phân tích coi là sự bù đắp cho việc Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa vắng mặt tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 do Ấn Độ đăng cai đầu tháng 3.2023. Sự vắng mặt này càng đáng chú ý hơn khi Ngoại trưởng Hayashi tham gia cuộc họp bộ trưởng Bộ Tứ và Đối thoại Raisina ngay hôm sau. Dù lý do là gì, việc bộ trưởng ngoại giao nước này vắng mặt đã gửi đi thông điệp rằng, với Nhật Bản, Bộ Tứ quan trọng hơn so với G20.

Năm nay, Ấn Độ là chủ tịch G20 trong khi Nhật Bản là chủ tịch G7. Do đó, cuộc gặp trực tiếp của 2 nhà lãnh đạo chắc chắn sẽ được sử dụng để tham vấn về chương trình nghị sự của 2 diễn đàn. Những diễn biến tích cực trong quan hệ Australia - Ấn Độ, bao gồm việc ký kết quan hệ đối tác kinh tế toàn diện, thành lập các nhóm làm việc và các chuyến thăm thường xuyên của quan chức, bao gồm Thủ tướng Anthony Albanese, khiến ông Kishida cần trao đổi để hiểu về những dự định của Ấn Độ.

Nhật Bản, Ấn Độ và Australia là 3 trong số 4 thành viên của Bộ Tứ, nên tất cả các bên hợp tác song phương mạnh mẽ sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ, tạo thuận lợi cho chương trình nghị sự chiến lược.

Thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Có hai vấn đề quan trọng để Nhật Bản và Ấn Độ tham vấn lần này là nền kinh tế số và các mối quan tâm về chuỗi cung ứng. Hai lĩnh vực này không chỉ có trong cả chương trình nghị sự song phương và Bộ Tứ mà còn có tầm quan trọng đặc biệt.

Trong nền kinh tế số, cuộc thảo luận phải xa hơn vấn đề song phương để bao gồm việc tích cực theo đuổi hợp tác với một quốc gia thứ ba. Về chuỗi cung ứng, Ấn Độ sẽ thúc đẩy dịch chuyển phần nào của các công ty Nhật Bản sang Ấn Độ theo sáng kiến “Trung Quốc+1” của Nhật Bản.

Ngoài ra, ông Kishida và ông Modi sẽ tìm cách thực hiện các cam kết được đưa ra trong thỏa thuận chung trước đó. Hợp tác quốc phòng và đường sắt cũng sẽ thu hút sự quan tâm. Cân nhắc đến sự ổn định của nền kinh tế Ấn Độ, đầu tư hơn nữa từ Nhật Bản vào các lĩnh vực công nghệ quan trọng mới, mà các nhóm công tác đã khám phá, cũng dự kiến được đưa ra thảo luận.

Nhật Bản có kế hoạch hội nhập Đông Bắc Ấn Độ với phần còn lại của Đông Nam Á theo chiến lược lớn hơn là “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở". Cho đến nay, chiến lược này được thể hiện trong đầu tư thông qua hoạt động hỗ trợ phát triển ở nước ngoài của Nhật Bản cho phát triển cơ sở hạ tầng để thúc đẩy kết nối. Sự kết nối đã vượt ra ngoài vùng Đông Bắc Ấn Độ và bao gồm Bhutan, Nepal và Bangladesh. Hợp tác trên mặt trận này dự kiến được các nhà lãnh đạo xem xét, tập trung vào khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân việc Nhật Bản đưa ra cam kết thực chất hơn tại khu vực này.

Trong chuyến công du, Thủ tướng Kishida sẽ phác thảo chương trình nghị sự mới của Nhật Bản về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, dự kiến mở rộng ra ngoài lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng. Trong trao đổi, vấn đề biến đổi khí hậu, mục tiêu phát triển bền vững, chuyển đổi năng lượng và các vấn đề y tế dự kiến được trao đổi và cam kết bởi những nội dung này nằm trong chương trình nghị sự lãnh đạo G20 của Ấn Độ.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Khủng hoảng dân số ở Nhật Bản: Chuyện ở làng 25 năm không trẻ sơ sinh

Thanh Hà |

Một phần tư thế kỷ không có trẻ sơ sinh trong một ngôi làng ở Nhật Bản phần nào cho thấy quy mô của cuộc khủng hoảng dân số ở nước này.

Nhật Bản dần thất thế trong cuộc chiến giành giải Nobel

Thảo Phương |

Cơ hội để Nhật Bản có thêm giải Nobel ngày càng hạn hẹp khi các học giả tại “xứ Phù Tang” bị lu mờ so với đối thủ từ những quốc gia khác.

Tiền lương thực tế ở Nhật Bản giảm mạnh chưa từng thấy

Song Minh |

Tiền lương thực tế ở Nhật Bản giảm mạnh nhất trong 9 năm, thu nhập không theo kịp lạm phát bất chấp những nỗ lực của chính phủ để đảm bảo tăng trưởng ổn định.

Tháo dỡ loạt công trình xây trái phép trên núi Hòn Rồng

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau nhiều năm để xảy tình trạng xây dựng trái phép trên núi Hòn Rồng (Phường Cam Lộc, TP Cam Ranh), đến nay chủ các công trình vi phạm đã tự nguyện tháo dỡ công trình trên đất.

Giãn chu kỳ đăng kiểm: Người dân, doanh nghiệp vận tải thở phào nhẹ nhõm

MINH HÀ - HÀ CHI |

Sau khi Thông tư số 02/2023/TT-BGTVT của Bộ GTVT có hiệu lực, người dân và các doanh nghiệp vận tải tỏ ra vô cùng vui mừng bởi đây là một trong những giải pháp giảm áp lực cho người dân và đơn vị đăng kiểm đang trong tình trạng quá tải và hoàn toàn phù hợp với xu hướng chất lượng xe cơ giới đang ngày một được nâng cao hiện nay.

Chủ dự án Cocobay nợ BHXH, người lao động 3 năm đi đòi sổ trong vô vọng

THÙY TRANG |

Nghỉ việc tại Cocobay – dự án đình đám tại Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng do Công ty TNHH Emprie Hospitality làm chủ đầu tư đã hơn 3 năm nhưng đến nay nhiều lao động vẫn chưa lấy được sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH). Nguyên nhân là do công ty nợ đóng BHXH kéo dài. Người lao động thời gian qua đi khắp nơi để đòi sổ, nhưng ở đâu cũng chỉ nhận được cái lắc đầu.

Khai trừ Đảng đối với giám đốc và 7 cán bộ Trung tâm Đăng kiểm ở Hòa Bình

Minh Nguyễn |

Giám đốc cùng 7 cán bộ Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 28-01S ở Hòa Bình vừa bị khai trừ Đảng.

Kỳ lạ tảng đá phát ra tiếng chuông ngân trong ngôi chùa cổ ở xứ Thanh

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Trong ngôi chùa cổ nghìn năm tuổi (ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) hiện đang lưu giữ 2 tảng đá nặng hàng tạ, trong đó có một tảng đá kỳ lạ, bởi mỗi khi dùng búa gỗ gõ vào liền phát ra tiếng ngân vang, tựa như khi gõ vào chuông đồng.

Khủng hoảng dân số ở Nhật Bản: Chuyện ở làng 25 năm không trẻ sơ sinh

Thanh Hà |

Một phần tư thế kỷ không có trẻ sơ sinh trong một ngôi làng ở Nhật Bản phần nào cho thấy quy mô của cuộc khủng hoảng dân số ở nước này.

Nhật Bản dần thất thế trong cuộc chiến giành giải Nobel

Thảo Phương |

Cơ hội để Nhật Bản có thêm giải Nobel ngày càng hạn hẹp khi các học giả tại “xứ Phù Tang” bị lu mờ so với đối thủ từ những quốc gia khác.

Tiền lương thực tế ở Nhật Bản giảm mạnh chưa từng thấy

Song Minh |

Tiền lương thực tế ở Nhật Bản giảm mạnh nhất trong 9 năm, thu nhập không theo kịp lạm phát bất chấp những nỗ lực của chính phủ để đảm bảo tăng trưởng ổn định.