Khủng hoảng dân số ở Nhật Bản: Chuyện ở làng 25 năm không trẻ sơ sinh

Thanh Hà |

Một phần tư thế kỷ không có trẻ sơ sinh trong một ngôi làng ở Nhật Bản phần nào cho thấy quy mô của cuộc khủng hoảng dân số ở nước này.

Phép màu ở làng không có em bé suốt 25 năm

Khi chào đời cách đây gần 7 năm, Kentaro Yokobori là trẻ sơ sinh đầu tiên ở làng Kawakami, quận Sogio sau 25 năm. Việc Kentaro Yokobori chào đời như một phép màu với nhiều người dân làng.

Mọi người đến thăm cha mẹ cậu bé là Miho và Hirohito trong hơn một tuần - gần như tất cả đều là người già, trong đó có một số người đi lại khó khăn.

“Những người lớn tuổi rất vui khi thấy Kentaro. Một phụ nữ lớn tuổi chống gậy leo cầu thang rất vất vả đã đến bên tôi để bế con tôi. Tất cả những người lớn tuổi thay phiên nhau bế con tôi” - Miho nhớ lại.

Trong 1/4 thế kỷ không có trẻ sơ sinh, dân số trong làng đã giảm hơn một nửa xuống chỉ còn 1.150 người. Cách đây 40 năm, cư dân trong làng là 6.000 người. Dân cư giảm do những người trẻ tuổi rời đi và những người lớn tuổi qua đời. Nhiều ngôi nhà bị bỏ hoang, bị động vật hoang dã xâm lấn.

Kawakami chỉ là 1 trong vô số những thị trấn và làng mạc nhỏ ở nông thôn Nhật Bản bị lãng quên khi những người trẻ tuổi chuyển tới thành phố. Hơn 90% người Nhật hiện sống ở các khu vực đô thị như Tokyo, Osaka và Kyoto.

Điều này khiến những khu vực nông thôn và các ngành như nông nghiệp, lâm nghiệp và trồng trọt đối mặt với tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng và tình trạng này có thể sẽ tồi tệ hơn trong những năm tới khi lực lượng lao động già đi. Đến năm 2022, số người làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp giảm xuống còn 1,9 triệu người. Mười năm trước đó, con số này là 2,25 triệu người.

Theo CNN, tình trạng của làng Kawakami là biểu tượng của một vấn đề vượt xa khỏi vùng nông thôn Nhật Bản. Vấn đề đối với Nhật Bản là: Người dân ở các thành phố cũng hạn chế sinh con.

Nhật Bản có 799.728 ca sinh trong năm 2022, con số thấp nhất được ghi nhận và chỉ bằng hơn một nửa so với 1,5 triệu ca sinh của năm 1982. Tỉ lệ sinh của nước này - số trẻ trung bình mà phụ nữ sinh ra trong độ tuổi sinh sản - đã giảm xuống còn 1,3 - quá xa so với mức 2,1 cần thiết để duy trì dân số ổn định. Trong hơn 1 thập kỷ qua, số ca tử vong đã vượt xa số ca sinh.

Bỏ phố về quê

Theo CNN, làng Kawakami cũng có một câu chuyện đáng quan tâm khác về những gì có thể xảy ra nếu sự suy giảm dân số không thể đảo ngược. Cùng với dân số giảm, một số nghề thủ công và lối sống truyền thống ở đây có nguy cơ mai một.

Trong số những dân làng thay phiên nhau bế cậu bé Kentaro có ông Kaoru Harumashi, 70 tuổi, cư dân lâu đời của làng Kawakami. Người thợ mộc bậc thầy đã có mối quan hệ thân thiết với cậu bé, dạy cậu bé cách chạm khắc gỗ tuyết tùng lấy từ những khu rừng xung quanh.

"Kentaro gọi tôi là ông nội, nhưng nếu ông nội của cháu thực sự sống ở đây, Kentaro sẽ không gọi tôi là ông nội. Cháu trai tôi sống ở Kyoto và tôi không được gặp cháu thường xuyên. Tôi dường như cảm thấy có tình cảm mạnh mẽ hơn với Kentaro, người mà tôi gặp thường xuyên hơn, mặc dù chúng tôi không có quan hệ huyết thống" - ông nói.

Ông Harumashi có 2 người con trai nhưng đều rời làng từ nhiều năm trước như rất nhiều cư dân nông thôn trẻ khác ở Nhật Bản.

Khi gia đình Yokobori chuyển đến làng Kawakami khoảng một thập kỷ trước, họ không biết rằng hầu hết cư dân ở đây đều ở tuổi nghỉ hưu. Trong những năm qua, họ đã chứng kiến những người bạn lớn tuổi qua đời và nhiều truyền thống cộng đồng lâu đời bị mai một.

"Không có đủ người để duy trì các làng, cộng đồng, lễ hội và các tổ chức khác" - Miho chia sẻ.

Theo gia đình Yokobori, việc lập gia đình sẽ khó khăn hơn nhiều - về mặt tài chính và cá nhân - nếu họ vẫn sống ở thành phố.

Quyết định chuyển về nông thôn của gia đình Yokobori được bắt đầu từ thảm kịch động đất, sóng thần ở Fukushima 13 năm trước, ngày 11.3.2011. Miho lúc đó là nhân viên văn phòng ở Tokyo trong khi Hirohito là nhà thiết kế đồ họa. Họ nhớ lại cảm giác bất lực khi cuộc sống hàng ngày ở thành phố lớn nhất Nhật Bản bị đảo lộn bởi thảm kịch.

Sau khoảnh khắc thức tỉnh, cặp đôi tìm tới một trong những vùng xa xôi nhất của Nhật Bản, thuộc tỉnh Nara. Họ bỏ việc ở thành phố và chuyển đến một ngôi nhà đơn sơ trên núi. Ở đây, cặp đôi kinh doanh nhà nghỉ. Hirohito học nghệ thuật chế biến gỗ và chuyên sản xuất thùng gỗ tuyết tùng cho các nhà máy rượu sake của Nhật Bản. Miho làm nội trợ toàn thời gian. Họ nuôi gà, trồng rau, chặt củi và chăm sóc Kentaro - cậu bé sắp vào lớp một.

Theo CNN, câu hỏi lớn với cả làng Kawakami cũng như phần còn lại của Nhật Bản là: Sự ra đời của Kentaro ở Kawakami là dấu hiệu cho một thời kỳ tươi sáng sắp tới hay chỉ là trường hợp cá biệt.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Đến Nhật Bản săn máy ảnh, đĩa than cũ

Thanh Hà |

Sự bùng nổ xu hướng retro toàn cầu đã thúc đẩy du khách nước ngoài đến Nhật Bản để tìm mua đĩa than, máy ảnh và phần mềm trò chơi đã qua sử dụng.

Thần sinh sản mỉm cười trên quê hương cha đẻ truyện Naruto ở Nhật Bản

Thanh Hà |

Ở đất nước già hoá dân số như Nhật Bản, một thị trấn xa xôi nắm giữ bí mật để có nhiều trẻ em hơn. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã đổ về Nagi để tìm hiểu kinh nghiệm ở nơi "vị thần sinh sản mỉm cười" này.

Tiền không đủ để giải quyết cuộc khủng hoảng trẻ em Nhật Bản

Thanh Hà |

Phụ nữ Nhật Bản sinh con muộn lo ngại việc làm mẹ sẽ chấm dứt sự nghiệp của họ.

Công trình trái phép mọc nhiều năm nhưng địa phương khó xử lý

Hoài Luân |

Phú Yên - Mặc dù chính quyền địa phương đã lập biên bản nhiều lần đối với trường hợp lấn chiếm, san gạt đất đồi để xây dựng công trình trái phép, tuy nhiên đến nay, việc xử lý vẫn còn nhiều bất cập.

600 tỉ đồng ông Đinh La Thăng gây thiệt hại chưa có cách thu hồi

PHẠM ĐÔNG |

"Ông Đinh La Thăng phải đền bù 600 tỉ đồng, đã đi tù rồi. Đây là bản án khó thi hành nhưng không tuyên không được. Cách nào để bản án thực thi trên thực tế thì chúng tôi chưa nghĩ ra giải pháp", Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cảnh sát hóa trang chặn bắt loạt thanh niên đi xe máy có pô "khạc" ra lửa

Tô Thế |

Hà Nội - Đêm 19.3, rạng sáng 20.3, 4 tổ công tác liên ngành 141 (Công an TP Hà Nội) hóa trang làm nhiệm vụ trên đường Võ Chí Công đã bắt giữ hàng loạt "quái xế" nẹt pô gây náo loạn đường phố.

Thái Bình: Bắt giữ anh vợ trùm giang hồ Đường Nhuệ liên quan đến ma tuý

TRUNG DU |

Nguyễn Văn Bình (47 tuổi, biệt danh Bình "phê") - là anh trai của Nguyễn Thị Dương, anh vợ của Nguyễn Xuân Đường (tức trùm giang hồ Đường Nhuệ) mới bị Công an tỉnh Thái Bình bắt giữ.

Quảng Nam: Để lại thư tuyệt mệnh nhảy cầu, rồi về nhà ngủ

Hoàng Bin |

Người đàn ông ở Quảng Nam để lại lá thư tuyệt mệnh nhảy cầu và nhờ cộng đồng mạng nhắn gửi cho người thân, rồi xuất hiện ở nơi không ngờ.

Đến Nhật Bản săn máy ảnh, đĩa than cũ

Thanh Hà |

Sự bùng nổ xu hướng retro toàn cầu đã thúc đẩy du khách nước ngoài đến Nhật Bản để tìm mua đĩa than, máy ảnh và phần mềm trò chơi đã qua sử dụng.

Thần sinh sản mỉm cười trên quê hương cha đẻ truyện Naruto ở Nhật Bản

Thanh Hà |

Ở đất nước già hoá dân số như Nhật Bản, một thị trấn xa xôi nắm giữ bí mật để có nhiều trẻ em hơn. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã đổ về Nagi để tìm hiểu kinh nghiệm ở nơi "vị thần sinh sản mỉm cười" này.

Tiền không đủ để giải quyết cuộc khủng hoảng trẻ em Nhật Bản

Thanh Hà |

Phụ nữ Nhật Bản sinh con muộn lo ngại việc làm mẹ sẽ chấm dứt sự nghiệp của họ.