Chiến lược hiện đại hoá đường sắt cao tốc của Ấn Độ

Ngọc Vân |

Chiến lược hiện đại hoá đường sắt cao tốc của Ấn Độ bắt đầu bằng việc phát triển tàu bán cao tốc trong nước.

Người Ấn Độ có thể phải đợi một thời gian trước khi có thể đi lại bằng tàu cao tốc, nhưng một phiên bản bán cao tốc tự sản xuất trong nước có tên Vande Bharat đã trở thành dấu hiệu rõ ràng nhất trong nỗ lực hiện đại hóa đường sắt của nước này.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 10.2 đã khai trương hai chuyến tàu Vande Bharat, có thể di chuyển với tốc độ tối đa 160 km/h, từ thủ đô tài chính Mumbai đến Solapur (trung tâm dệt may cách đó khoảng 450km) và Shirdi (một địa điểm hành hương lớn cách đó khoảng 246km).

“Điều này phản ánh tốc độ và quy mô tăng trưởng của Ấn Độ" - Thủ tướng Modi nói.

Vande Bharat nâng tổng số tàu bán cao tốc của Ấn Độ lên 10 tàu kể từ năm 2019, kết nối 17 bang.

Trong năm nay, chính phủ đang lên kế hoạch khai trương 75 chuyến tàu như vậy, trước khi Ấn Độ tiến hành cuộc tổng tuyển cử vào năm 2024, và 400 chuyến sau ba năm nữa.

Một quan chức của Bộ Đường sắt cho biết: “Mục đích cơ bản là để mọi người có trải nghiệm tốt hơn về đường sắt. Vande Bharat là những đoàn tàu thế hệ tiếp theo đạt chất lượng về tốc độ, cơ sở vật chất và sự tiện lợi, cắt giảm thời gian đi lại so với các chuyến tàu khác ít nhất 15 đến 20%".

Quan chức này nói thêm, tất cả các thành phố lớn sẽ được kết nối trong cả nước. Giá vé dao động từ 500 - 3.000 rupee (140.000 - 855.000 đồng).

Không giống như các chuyến tàu khác ở Ấn Độ, tàu Vande Bharat có cửa tự động, ghế xoay, vòi nước rửa tay tự động, camera quan sát và đồng hồ để hành khách kiểm tra tốc độ.

Tàu được sản xuất tại một nhà máy thuộc sở hữu nhà nước ở thành phố Chennai ở phía nam, Latur ở bang Gujarat và Sonipath ở bang Haryana.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại lễ ra mắt tàu Vande Bharat ở Mumbai, ngày 10.2.2023. ẢNH: Cục Thông tin Báo chí Ấn Độ
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (giữa) trò chuyện với sinh viên tại lễ ra mắt tàu Vande Bharat ở Mumbai, ngày 10.2.2023. Ảnh: Cục Thông tin Báo chí Ấn Độ

Ấn Độ có một trong những mạng lưới đường sắt lớn nhất thế giới với giá vé phải chăng. Từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2022, Tập đoàn Đường sắt Ấn Độ do nhà nước điều hành đã vận chuyển hơn 4,184 tỉ hành khách. Trước đại dịch, các đoàn tàu trung bình vận chuyển 22 triệu hành khách mỗi ngày.

Việc triển khai nhanh chóng các tàu bán cao tốc diễn ra ngay cả khi dự án tàu cao tốc đầu tiên của Ấn Độ, kết nối Ahmedabad và Mumbai, đối mặt với nhiều sự chậm trễ do các vấn đề như thu hồi đất.

Thời hạn ban đầu là năm 2023 sẽ không hoàn thành, và chưa có thời hạn mới nào được công bố. Nhật Bản đang cung cấp một khoản vay bao gồm 81% chi phí dự án với lãi suất 0,1% mỗi năm, với thời gian trả nợ kéo dài đến 50 năm.

Tuy nhiên, chính phủ của Thủ tướng Modi đang đặt cược lớn vào đường sắt. Ngân sách hàng năm - được công bố vào ngày 1.2 - đã tăng chi tiêu vốn cho đường sắt thêm 48% lên 2,4 nghìn tỉ rupee (29 tỉ USD) từ mức 1,62 nghìn tỉ rupee (19,5 tỉ USD) của năm 2022.

Ấn Độ có kế hoạch ra mắt chuyến tàu chạy bằng hydro đầu tiên giữa Kalka và Shimla - tuyến đường sắt khổ hẹp được coi là di sản thế giới của UNESCO - trong năm nay.

Đường sắt Ấn Độ cũng đang nâng cấp 1.275 nhà ga và gần đây đã ra mắt một ứng dụng cho phép hành khách đặt đồ ăn qua WhatsApp từ các nhà hàng gần nhà ga.

Các chuyên gia cho biết Ấn Độ cần phải làm nhiều hơn nữa.

Ông Alok Kumar Verma, một quan chức đã nghỉ hưu của Dịch vụ Kỹ sư Đường sắt Ấn Độ cho biết: “Vande Bharat là một nỗ lực tốt. Bất kỳ công nghệ nào có sẵn ở Ấn Độ đều được kết hợp và nâng cấp để tạo ra một đoàn tàu có khả năng chạy với tốc độ 160 km/h".

“Còn rất nhiều việc phải làm. Đường sắt Ấn Độ cần thêm nhiều đường ray mới và tăng tốc độ trên các tuyến hiện có và cải thiện tín hiệu” - ông nói thêm.

Các đoàn tàu Vande Bharat đang chạy trên đường ray hiện có.

“Đường sắt Ấn Độ đã có kế hoạch đạt tốc độ 160 km/h từ năm 1997, cùng thời điểm Trung Quốc đang nâng tốc độ lên tương tự. Nhưng không có cam kết nào từ chính phủ trước đây” - ông Verma lưu ý.

Trung Quốc có một mạng lưới đường sắt cao tốc rộng lớn với tốc độ từ 200-350 km/h.

Tuy nhiên, các chuyến tàu Vande Bharat được coi là một trong những thành tựu của chính phủ Ấn Độ. Thủ tướng Modi - người đang tìm kiếm nhiệm kỳ thứ ba trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 2024 - đích thân đánh dấu sự ra mắt của mỗi chuyến tàu mới.

Ở Ấn Độ, việc ra mắt các đoàn tàu mới cũng luôn mang ý nghĩa chính trị.

Các đoàn tàu dự kiến sẽ được Đảng Bharatiya Janata (BJP) nêu bật trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử như một bước đột phá về phát triển cơ sở hạ tầng và sản xuất trong nước của chính phủ.

“Có hai khía cạnh của sáng kiến này. Một, tất nhiên, là kết nối. Nhưng cũng có một khía cạnh chính trị” - tiến sĩ Surendra Jondhale, một nhà phân tích chính trị ở Mumbai, cho biết.

Ông lưu ý, các chuyến tàu sẽ được đảng BJP nêu bật trong các chiến dịch bầu cử sắp tới ở Mumbai.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Boeing đạt thỏa thuận lớn thứ 3 trong lịch sử với Ấn Độ

Ngọc Vân |

Hãng hàng không Air India của Ấn Độ vừa ký thỏa thuận mua 220 máy bay của Boeing - thương vụ lớn thứ 3 trong lịch sử của gã khổng lồ Mỹ.

Phát hiện mỏ lithium, Ấn Độ có cơ hội thành ông lớn mảng xe điện

Thanh Hà |

Việc phát hiện mỏ lithium lớn là cột mốc quan trọng trong nỗ lực trở thành nhà lãnh đạo sản xuất toàn cầu của Ấn Độ.

Mỹ sẽ không trừng phạt Ấn Độ vì mua dầu của Nga

Khánh Minh |

Mỹ sẽ không trừng phạt Ấn Độ vì nước này mua dầu của Nga bất chấp mức giá trần mà G7 - do Mỹ dẫn đầu - đã áp đặt đối với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga vào năm ngoái.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Lý do dự án đường ven sông 3.960 tỉ đồng ở Đồng Nai phải thi công "da beo"

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Dự án xây dựng đường ven sông Cái là dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai có tổng mức đầu tư 3.960 tỉ đồng được kỳ vọng sẽ tạo thêm trục giao thông mới ở khu vực trung tâm TP Biên Hòa và cải tạo cảnh quan đô thị ven sông. Tuy nhiên, đến nay dự án đang gặp nhiều vướng mắc đặc biệt là về mặt bằng để thi công ưu tiên 5 cây cầu mới trong dự án.

Dự án cầu Thủ Thiêm 4 hơn 6.000 tỉ đồng sắp xây trên sông Sài Gòn có gì?

Phương Anh |

Dự án cầu Thủ Thiêm 4 qua sông Sài Gòn, nối quận 7 và TP Thủ Đức (TP.HCM) được đề xuất đầu tư theo phương thức PPP với tổng mức đầu tư dự kiến trên 6.000 tỉ đồng.

Làm rõ thông tin "các trường học tại huyện Thạch Hà phải nộp nhiều khoản tiền bất thường"

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - UBND huyện Thạch Hà vừa chỉ đạo thành lập Tổ kiểm tra, xác minh thông tin “các trường học ở Thạch Hà chuyển nộp các khoản tiền bất thường”.

Ông Thích Minh Tuệ nhận thẻ căn cước công dân tại Gia Lai

THANH TUẤN |

Ngày 10.6, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã đến cơ quan Công an tỉnh Gia Lai để nhận căn cước công dân.

Boeing đạt thỏa thuận lớn thứ 3 trong lịch sử với Ấn Độ

Ngọc Vân |

Hãng hàng không Air India của Ấn Độ vừa ký thỏa thuận mua 220 máy bay của Boeing - thương vụ lớn thứ 3 trong lịch sử của gã khổng lồ Mỹ.

Phát hiện mỏ lithium, Ấn Độ có cơ hội thành ông lớn mảng xe điện

Thanh Hà |

Việc phát hiện mỏ lithium lớn là cột mốc quan trọng trong nỗ lực trở thành nhà lãnh đạo sản xuất toàn cầu của Ấn Độ.

Mỹ sẽ không trừng phạt Ấn Độ vì mua dầu của Nga

Khánh Minh |

Mỹ sẽ không trừng phạt Ấn Độ vì nước này mua dầu của Nga bất chấp mức giá trần mà G7 - do Mỹ dẫn đầu - đã áp đặt đối với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga vào năm ngoái.