Lĩnh vực bán dẫn Ấn Độ nóng lên nhờ sự hỗ trợ của Mỹ

Thanh Hà |

Không gian bán dẫn của Ấn Độ đang nóng lên khi nước này hưởng lợi từ cuộc cạnh tranh công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Năm 2022, Mỹ áp đặt biện pháp kiểm soát xuất khẩu, cùng với nhiều biện pháp khác để hạn chế bán chip hoặc thiết bị sản xuất chip cho Trung Quốc.

Cùng với đó, Mỹ đang khuyến khích ngành công nghiệp bán dẫn non trẻ của Ấn Độ. Hai nước đã thảo luận hợp tác song phương về chuỗi cung ứng và sản xuất chất bán dẫn tại cuộc họp khai mạc Sáng kiến Ấn Độ - Mỹ về công nghệ quan trọng và mới nổi vào ngày 1.2.

Các cuộc đàm phán diễn ra một ngày sau khi Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn Mỹ và Hiệp hội Chất bán dẫn và Điện tử Ấn Độ thành lập một nhóm đặc nhiệm để khám phá các sáng kiến tư nhân về chất bán dẫn.

Một ngày sau đó, Công ty Mỹ General Atomics (GA) thông báo hợp tác với công ty khởi nghiệp 3rdiTech của Ấn Độ để cùng phát triển công nghệ bán dẫn. Hai công ty của Mỹ và Ấn Độ sẽ phát triển các sản phẩm cho lĩnh vực quốc phòng.

Kế hoạch hợp tác giữa Mỹ và Ấn Độ được đưa ra sau loạt thông báo trong 6 tháng qua từ ngành công nghiệp bán dẫn của Ấn Độ.

Foxconn, nhà sản xuất hợp đồng điện tử đa quốc gia của Đài Loan (Trung Quốc), đã tham gia liên doanh trị giá 19,5 tỉ USD với tập đoàn Vedanta của Ấn Độ để sản xuất chất bán dẫn ở bang Gujarat.

Liên doanh đã nộp đơn xin các ưu đãi của chính phủ để thành lập nhà máy bán dẫn sản xuất các mạch tích hợp từ những tấm silicon thô ở Dholera thuộc bang Gujarat.

Chủ tịch Vedanta Anil Agarwal nói rằng mục tiêu là sản xuất 40.000 tấm lát bán dẫn mỗi tháng trong khoảng 2 năm rưỡi.

Trong khi đó, Hiệp hội bán dẫn quốc tế có trụ sở tại Israel đang xem xét đầu tư 3 tỉ USD để thành lập nhà máy chế tạo ở bang Karnataka.

Chủ tịch Natarajan Chandrasekaran của tập đoàn Ấn Độ Tata Sons chia sẻ vào tháng 12.2022, tập đoàn cũng sẽ xây dựng một “doanh nghiệp thử nghiệm lắp ráp chất bán dẫn” và đang đàm phán với các công ty khác.

Những kế hoạch như vậy ở Ấn Độ đang được thúc đẩy thông qua chương trình ưu đãi trị giá 10 tỉ USD của chính phủ trong đó chi trả tới 50% chi phí dự án để thu hút các nhà sản xuất chip đến Ấn Độ. Chương trình này được công bố năm 2021.

Trên toàn cầu, gián đoạn do đại dịch COVID-19 dẫn tới cuộc chạy đua thiết lập năng lực sản xuất chất bán dẫn và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Chip bán dẫn được sử dụng trong mọi thứ, từ điện thoại thông minh và máy tính xách tay đến ôtô và thiết bị quân sự. Trong đại dịch, các dây chuyền sản xuất trên toàn cầu chịu tác động của việc thiếu chip.

Đài Loan thống lĩnh ngành sản xuất chất bán dẫn vốn có giá trị thị trường ước tính 500 tỉ USD trên toàn cầu. Chỉ riêng công ty Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC) của Đài Loan đã chiếm khoảng 50% sản lượng chip bán dẫn toàn cầu.

Các quốc gia và khu vực khác cũng đã công bố kế hoạch đẩy mạnh sản xuất chất bán dẫn trong nước dựa trên ước tính quy mô của ngành sẽ tăng gấp đôi trong năm 2030. Ví dụ, Liên minh Châu Âu có kế hoạch hỗ trợ tài chính hàng tỉ USD để thành lập các nhà máy sản xuất chip tiên tiến.

Các chuyên gia tin rằng cần thời gian để thiết lập một hệ sinh thái sản xuất chip ở Ấn Độ. “Tôi cảm thấy cần 2-3 năm để hệ sinh thái này cất cánh. Mọi thứ sẽ bắt đầu đi vào thực tế sau khi chính phủ thông báo những công ty nào đã được chọn theo chương trình ưu đãi" - ông Rajeev Khushu, chủ tịch nhóm công tác Ấn Độ của Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn, cho hay.

Dù năng lực sản xuất chất bán dẫn chưa đủ nhưng Ấn Độ có năng lực nghiên cứu và thiết kế chất bán dẫn, cùng với đó là lợi thế về lực lượng lao động giá rẻ và cơ sở công nghiệp. “Thế mạnh của Ấn Độ là thiết kế chất bán dẫn. Gần 20% thiết kế chất bán dẫn toàn cầu được thực hiện ở nước này" - ông Khushu nói.

Các chuyên gia cũng chỉ ra, Ấn Độ cần hành động nhanh chóng để tận dụng lợi thế của môi trường toàn cầu hiện nay. Về phần mình, New Delhi lạc quan rằng Ấn Độ có thể nhanh chóng mở rộng quy mô năng lực.

Bộ trưởng Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ Ashwini Vaishnaw lưu ý tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos vào tháng 1 rằng: “Đây là một chặng đường dài đòi hỏi rất nhiều kiên trì và nỗ lực”.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Ấn Độ kêu gọi người dân ôm bò trong ngày Valentine

Thanh Hà |

Ấn Độ kêu gọi người dân ôm bò trong ngày Valentine trong chiến dịch nhằm thúc đẩy các giá trị truyền thống của đất nước.

Mỹ - Ấn Độ củng cố hợp tác quốc phòng, công nghệ

Thanh Hà |

Mỹ và Ấn Độ đang xây dựng quan hệ đối tác để chia sẻ công nghệ điện toán và quốc phòng tiên tiến.

Tầm quan trọng của thoả thuận về chip của Mỹ với Hà Lan, Nhật Bản

Thanh Hà |

Nhật Bản và Hà Lan gia nhập với Mỹ hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc với máy móc bán dẫn tiên tiến, tạo nên liên minh hùng mạnh tác động tới tham vọng xây dựng năng lực chip nội địa của Bắc Kinh.

Sập bẫy kẻ gian lừa đảo bán sỉ sôcôla giá rẻ trên mạng

NHÓM PV |

Trước thềm Valentine, hàng trăm người đã nhận trái đắng do nhẹ dạ, cả tin chuyển cọc cho đối tượng lừa đảo bán sôcôla giá rẻ trên mạng. Số tiền các nạn nhân bị lừa từ vài trăm đến cả chục triệu đồng.

Cháy lớn ở khu chợ nổi tiếng Hải Phòng

M.Dung |

Lực lượng Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an TP.Hải Phòng đang nỗ lực khống chế đám cháy xảy ra tại chợ Tam Bạc (chợ Đổ) thuộc quận Hồng Bàng, Hải Phòng.

Real Madrid lần thứ năm vô địch FIFA Club World Cup

TAM NGUYÊN |

Real Madrid bỏ xa các đối thủ thêm một nấc nữa trên bảng thành tích tại FIFA Club World Cup.

Bản tin công đoàn: Điều kiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn với lao động nữ

NHÓM PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Lao động không tay nghề chật vật tìm việc làm; Điều kiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn với lao động nữ; Lương khủng nhưng nhân lực ngành IT không mặn mà gắn bó...

Nghịch lý thị trường bất động sản: Thiếu nguồn cung nhưng vẫn tồn hàng

ANH HUY |

Có một thực tế gây nhiều chú ý, tình trạng nguồn cung bất động sản (BĐS) khan hiếm đã kéo dài liên tục trong 5 năm vừa qua và khả năng sẽ tiếp tục khan hiếm trong năm 2023.

Ấn Độ kêu gọi người dân ôm bò trong ngày Valentine

Thanh Hà |

Ấn Độ kêu gọi người dân ôm bò trong ngày Valentine trong chiến dịch nhằm thúc đẩy các giá trị truyền thống của đất nước.

Mỹ - Ấn Độ củng cố hợp tác quốc phòng, công nghệ

Thanh Hà |

Mỹ và Ấn Độ đang xây dựng quan hệ đối tác để chia sẻ công nghệ điện toán và quốc phòng tiên tiến.

Tầm quan trọng của thoả thuận về chip của Mỹ với Hà Lan, Nhật Bản

Thanh Hà |

Nhật Bản và Hà Lan gia nhập với Mỹ hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc với máy móc bán dẫn tiên tiến, tạo nên liên minh hùng mạnh tác động tới tham vọng xây dựng năng lực chip nội địa của Bắc Kinh.