Chênh lệch thu nhập của lao động kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương

Thanh Hà |

Người lao động kỹ thuật số có tay nghề cao ở châu Á - Thái Bình Dương (APAC) kiếm được nhiều hơn 65% so với người lao động không có kỹ năng này.

Mức lương cao hơn

Theo báo cáo mới của công ty tư vấn nơi làm việc Gallup và Amazon Web Services, những người lao động ở châu Á - Thái Bình Dương có kỹ năng kỹ thuật số nâng cao có khả năng kiếm được nhiều hơn tới 65% so với những người không sử dụng kỹ năng kỹ thuật số tại nơi làm việc.

Nghiên cứu này so sánh những lao động có cùng trình độ học vấn và nhiều năm kinh nghiệm làm việc.

Các kỹ năng kỹ thuật số nâng cao, tức những kỹ năng trong các lĩnh vực phức tạp như phát triển phần mềm hoặc ứng dụng, trí tuệ nhân tạo và học máy. Kiến trúc sư đám mây và nhà phát triển phần mềm được coi là lao động kỹ thuật số tiên tiến.

Theo báo cáo Kỹ năng số châu Á - Thái Bình Dương 2023, những người lao động có tay nghề kỹ thuật số - tức có kỹ năng nâng cao cũng như những người có kỹ năng cơ bản hoặc trung cấp như email và xử lý văn bản - đóng góp khoảng 4,7 nghìn tỉ USD vào GDP hàng năm của khu vực.

“Các tổ chức ở khu vực APAC sử dụng nhân viên kỹ thuật tiên tiến - như nhà phát triển phần mềm hoặc kiến trúc sư đám mây  - báo cáo doanh thu hàng năm năm 2021 cao hơn 150% so với các tổ chức chỉ sử dụng nhân viên kỹ thuật số cơ bản và cao hơn 286% so với những tổ chức sử dụng nhân viên kỹ thuật số trung cấp" - báo cáo nêu rõ.

Hơn 30.000 nhân viên và 9.000 nhà tuyển dụng khắp 19 quốc gia đã tham gia cuộc khảo sát. Những người được hỏi đến từ các quốc gia bao gồm Australia, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan.

Các phát hiện cho thấy, trung bình những người lao động kỹ thuật số có tay nghề cao hơn sẽ nhận được mức lương cao hơn 58% so với đồng nghiệp hoàn toàn không sử dụng kỹ năng kỹ thuật số.

Ngay cả những người lao động sử dụng các kỹ năng kỹ thuật số cơ bản như gửi email hoặc xử lý văn bản cũng kiếm được nhiều hơn 39% so với những người không sử dụng bất kỳ kỹ năng kỹ thuật số nào tại nơi làm việc.

Một gian triển lãm tại Hội nghị 5G Thế giới năm 2022 ở Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Một gian triển lãm tại Hội nghị 5G Thế giới năm 2022 ở Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Theo báo cáo, điều này rõ ràng hơn ở Singapore và Indonesia, nơi những người lao động sử dụng bất kỳ cấp độ kỹ năng kỹ thuật số nào cũng có mức lương cao hơn những đồng nghiệp không sử dụng kỹ thuật số, với mức chênh lệch ở Singapore là 97% và Indonesia là 93%.

Gallup ước tính, 72% người lao động ở châu Á - Thái Bình Dương không sử dụng máy tính tại nơi làm việc và có tới 83% lực lượng lao động của Ấn Độ không sử dụng kỹ thuật số. Với 28% người lao động thực sự sử dụng máy tính ở nơi làm việc, chỉ 8% sử dụng các kỹ năng kỹ thuật số nâng cao trong khi 14% sử dụng các kỹ năng kỹ thuật số cơ bản.

Gần một nửa số người lao động kỹ thuật số được khảo sát nói rằng, mức lương cao hơn thúc đẩy họ tìm kiếm các khóa đào tạo kỹ năng kỹ thuật số bổ sung. Những người lao động kỹ thuật số tiên tiến ở Indonesia có khả năng hài lòng với công việc của họ cao gấp đôi so với những người lao động kỹ thuật số cơ bản.

Mặt khác, sự hài lòng trong công việc của những lao động kỹ thuật số cơ bản và lao động kỹ thuật số tiên tiến gần như ngang nhau ở các quốc gia có thu nhập cao như Australia và Nhật Bản.

Nghịch lý bằng cấp

Báo cáo cũng tiết lộ thêm, 72% chủ sử dụng lao động ở châu Á - Thái Bình Dương cảm thấy khó khăn khi tuyển dụng lao động có tay nghề kỹ thuật số. Điều này một phần là do các yêu cầu nghiêm ngặt về bằng cử nhân với những cơ hội việc làm này.

Trong khi gần 2/3, hay 63%, những người lao động kỹ thuật số tiên tiến nhất có chứng chỉ kỹ thuật số, không có bằng cử nhân. Điều này khiến họ không đủ điều kiện để nộp đơn xin việc, mặc dù có các kỹ năng cần thiết.

Gallup và Amazon Web Services nhận định, lao động kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương đang có các chứng chỉ kỹ thuật số cao gấp đôi so với bằng cấp.

Nhiều công ty trong khu vực nhận thức được việc đang thu hẹp nhóm tuyển dụng do các yêu cầu nghiêm ngặt về bằng cấp và đang cố gắng điều chỉnh cách tuyển dụng.

“Đây là một bước phát triển quan trọng khi những người làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật số ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có khả năng có chứng chỉ kỹ thuật số (50%) cao gấp đôi so với những người có bằng cử nhân (27%)" - báo cáo nêu rõ.

Khoảng 38% công ty trong khu vực muốn thuê những người có bằng cấp cho các vị trí công nghệ ở mức đầu vào nhưng chỉ 27% nhân sự kỹ thuật số của châu Á có bằng cử nhân.

Các quốc gia gặp khó khăn nhất trong việc tuyển dụng nhân công kỹ thuật số - cụ thể là Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia -  có nhiều khả năng yêu cầu bằng cấp cho các công việc công nghệ cấp đầu vào.

Trong khi đó, các nền kinh tế tiên tiến hơn như Australia, New Zealand, Hàn Quốc và Nhật Bản có yêu cầu bằng cấp thấp hơn với nhân viên công nghệ dù có tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học lớn trong lực lượng lao động.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Châu Á được dự báo là điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu 2023

Song Minh |

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, những khó khăn kinh tế đang giảm bớt ở Châu Á mở đường cho sự phục hồi mạnh mẽ hơn của châu lục này trong năm 2023.

Trung Quốc mở cửa giúp Châu Á ngăn chặn suy thoái kinh tế

Thảo Phương |

Trung Quốc mở cửa trở lại được coi là chỗ dựa cho nền kinh tế khu vực, song nhu cầu yếu ở Mỹ và EU sẽ là vấn đề đối với các nhà xuất khẩu ở Trung Quốc và ASEAN.

ASEAN thăng hạng tích cực trong Chỉ số Quyền lực Châu Á 2023

Thanh Hà |

Theo Chỉ số Quyền lực Châu Á (Asia Power Index) năm 2023 của Viện Lowy, các quốc gia ở Đông Nam Á đang “năng động hơn bao giờ hết về mặt ngoại giao”, trong khi sức ảnh hưởng của Trung Quốc chịu tác động của chính sách zero-COVID và “sức mạnh thông minh” của Nhật Bản trong khu vực tiếp tục giảm đi.

Ngư dân Mũi Né câu được nhiều cá thu dài gần 1m cập bờ, bán tiền triệu

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Mỗi chiều, ghe đi câu cá thu cập bờ ở phường Mũi Né, TP.Phan Thiết với những con cá thu to và dài gần 1m sau gần nửa ngày vươn khơi. Tùy hôm, có ngư dân câu được 2-3 con cá thu với tổng trọng lượng từ 15-20kg và bán, thu về tiền triệu mỗi ngày, giúp cuộc sống ngư dân ổn định.

Công nhân đi làm cầm chừng khi bị giãn việc

Minh Hương |

Theo ghi nhận của phóng viên tại một số khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, nhiều công nhân thời điểm này chỉ đi làm cầm chừng, thậm chí chưa quay trở lại sau Tết.

Viện Pasteur TPHCM ra công văn khẩn về giám sát viêm phổi nặng do virus

Thanh Chân |

Ngày 24.2, Viện Pasteur TPHCM có công văn khẩn gửi giám đốc sở y tế 20 tỉnh, thành phía nam về việc tăng cường giám sát viêm phổi nặng do virus sau khi Campuchia ghi nhận 2 ca nhiễm cúm gia cầm A (H5N1).

Đề nghị truy tố cựu Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh

Việt Dũng |

Bà Vũ Liên Oanh - cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh bị cáo buộc nhận tiền để tạo điều kiện cho Hoàng Thị Thuý Nga trúng 6 gói thầu thiết bị giáo dục.

Nếu Quang Hải, Công Phượng trở lại V.League...

PHẠM ĐÌNH |

Những cầu thủ như Quang Hải, Công Phượng có nên tính chuyện trở lại V.League khi ít được thi đấu ở nước ngoài?

Châu Á được dự báo là điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu 2023

Song Minh |

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, những khó khăn kinh tế đang giảm bớt ở Châu Á mở đường cho sự phục hồi mạnh mẽ hơn của châu lục này trong năm 2023.

Trung Quốc mở cửa giúp Châu Á ngăn chặn suy thoái kinh tế

Thảo Phương |

Trung Quốc mở cửa trở lại được coi là chỗ dựa cho nền kinh tế khu vực, song nhu cầu yếu ở Mỹ và EU sẽ là vấn đề đối với các nhà xuất khẩu ở Trung Quốc và ASEAN.

ASEAN thăng hạng tích cực trong Chỉ số Quyền lực Châu Á 2023

Thanh Hà |

Theo Chỉ số Quyền lực Châu Á (Asia Power Index) năm 2023 của Viện Lowy, các quốc gia ở Đông Nam Á đang “năng động hơn bao giờ hết về mặt ngoại giao”, trong khi sức ảnh hưởng của Trung Quốc chịu tác động của chính sách zero-COVID và “sức mạnh thông minh” của Nhật Bản trong khu vực tiếp tục giảm đi.