Tên gọi tỉnh Quảng Ninh qua các thời kỳ lịch sử

Ths. Ngô Thị Ninh Dung (Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ) |

Danh xưng “Quảng Ninh” chính thức xuất hiện cách đây tròn 60 năm, sau khi được Quốc hội khoá II phê chuẩn việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh vào ngày 30.10.1963, tại Kỳ họp thứ 7. Cùng nhìn lại lịch sử hình thành vùng Mỏ Quảng Ninh qua các mốc thời gian.

Năm 1884, sau khi ép triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước Patenôtre, thực dân Pháp tiếp tục ép triều đình nhà Nguyễn làm khế ước bán mỏ Hồng Gai, Cẩm Phả cho một tư bản Pháp tên là Bavie Chauffour với thời hạn 100 năm, với giá 10 vạn đồng Đông Dương. Từ đó nhân dân khu Mỏ chịu sự áp bực, bóc lột của bọn tư bản Pháp.

Vào năm 1888, Công ty mỏ than đầu tiên của người Pháp được thành lập có tên là Công ty mỏ Bắc Kỳ khai thác than ở khu vực Hòn Gai, Cẩm Phả. Kể từ đó dưới thời Pháp thuộc, một vùng rộng lớn từ Mông Dương qua Cẩm Phả đến Hòn Gai rồi Vàng Danh, Mạo Khê trở thành “vùng đất nhượng”, thuộc quyền của các chủ mỏ, có bộ máy bạo lực riêng.

Thực dân Pháp chia vùng Mỏ thành ba địa giới hành chính: Tỉnh Quảng Yên (về cơ bản phạm vi của Quảng Yên vẫn như hiện nay; có thêm huyện Cát Hải, Thủy Nguyên của Hải Phòng và huyện Sơn Động của tỉnh Bắc Giang; huyện Chí Linh, Kinh Môn, Nam Sách của tỉnh Hải Dương); tỉnh Hải Ninh (gồm toàn bộ khu vực miền Đông của tỉnh Quảng Ninh hiện nay và huyện Na Dương, Đình Lập, Lộc Bình của Lạng Sơn) và đặc khu Hòn Gai.

Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kể từ đây người dân đã trở thành người tự do và làm chủ chế độ. Địa bàn tỉnh Quảng Ninh khi đó gồm 3 tỉnh: Quảng Yên, Hải Ninh và Đặc khu Hòn Gai. Trung ương quyết định thành lập Ban cán sự (với chức năng tương đương Ban chấp hành Đảng bộ) ở 3 tỉnh.

Tháng 3.1947, Trung ương quyết định sát nhập Đặc khu Hòn Gai với tỉnh Quảng Yên thành Liên tỉnh Quảng Hồng. Như vậy, năm 1947, khu Mỏ có tên gọi là tỉnh Quảng Hồng và tỉnh Hải Ninh. Sau một thời gian sát nhập. đến ngày 26.12.1948, Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu I ra quyết định (số 420 TGY) chia Liên tỉnh Quảng Hồng thành tỉnh Quảng Yên và Khu đặc biệt Hòn Gai.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Hiệp định Giơnevơ được kí kết, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Ngày 24.4.1955, những tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi vùng Mỏ. Sáng ngày 25.4.1955, nhân dân nô nức xuống đường chào mừng Ngày giải phóng Khu mỏ.

Xuất phát từ vị trí quan trọng của vùng Mỏ, mối quan hệ về địa lý và truyền thống lịch sử lâu đời với tỉnh Quảng Yên, ngày 22.2.1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22/SL hợp nhất tỉnh Quảng Yên và Đặc khu Hòn Gai thành khu Hồng Quảng. Khu Hồng Quảng gồm các đơn vị hành chính là 5 thị xã: Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông, Quảng Yên, Cát Bà và 6 huyện: Đông Triều, Yên Hưng, Thủy Nguyên, Cát Hải, Hoành Bồ, Cẩm Phả. Các huyện Chí Linh, Kinh Môn, Nam Sách sáp nhập trở lại Hải Dương; huyện Sơn Động sáp nhập lại tỉnh Bắc Giang. Như vậy, năm 1955, Khu mỏ có hai tên gọi là tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng.

Xét thấy việc hợp nhất khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh thành một đơn vị hành chính có nhiều điểm thuận lợi về kinh tế, quốc phòng, đầu tháng 7.1963, Ban Thường vụ Khu uỷ Hồng Quảng và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Ninh tổ chức Hội nghị liên tịch bàn và nhất trí đề nghị Trung ương hợp nhất khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh thành một đơn vị hành chính. Ngày 4.10.1963, Ban Bí thư Trung ương Đảng có Công văn gửi Ban Tổ chức Trung ương, Đảng Đoàn Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Khu uỷ Hồng Quảng và Tỉnh ủy Hải Ninh về việc “Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thống nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành một tỉnh” để nghiên cứu kế hoạch thi hành.

Ngày 7.10.1963, Ban Thường vụ Khu ủy Hồng Quảng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Ninh họp Hội nghị liên tịch và ra Nghị quyết về việc hợp nhất. Theo nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh, ngày 30.10.1963, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá II đã ra Nghị quyết, Quyết nghị phê chuẩn việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh.Về sự kiện này, Bác Hồ đã gợi ý gọi là Quảng Ninh, do ghép chữ “Quảng” (của khu Hồng Quảng) và chữ “Ninh” (của tỉnh Hải Ninh) mà thành. Với tên gọi này vừa dễ hiểu, vừa dễ nhớ, lại có nhiều ý nghĩa. “Quảng” là rộng lớn, “Ninh” là yên bình, bền vững. Quảng Ninh ghép vào với nghĩa là một vùng rộng lớn, yên bình, bền vững.

Ths. Ngô Thị Ninh Dung (Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ)
TIN LIÊN QUAN

Người lao động khát khao có nhà ở xã hội giá rẻ

Đình Trọng - Hà Anh Chiến |

Bình Dương là một trong những địa phương thu hút đông công nhân lao động. Tỉnh có khoảng 2,7 triệu dân, trong đó có 1,2 triệu công nhân lao động làm việc trong các nhà máy, đa phần còn ở nhà trọ, đời sống bấp bênh. Theo khảo sát, có khoảng 380.000 công nhân lao động ở Bình Dương đang có nhu cầu tiếp cận nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ.

Bản tin công đoàn: Cải cách tiền lương và lương hưu từ ngày 1.7.2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Cải cách tiền lương và lương hưu từ ngày 1.7.2024; Đề xuất cho rút 50% bảo hiểm xã hội một lần; Công nhân lớn tuổi với nỗi lo sa thải,...

Tiến độ thi công Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Sau ngày khởi công, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã khẩn trương phối hợp với các bên liên quan đẩy nhanh tiến độ thi công, giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Tái phạm lệnh cấm bàn tán, ông Donald Trump bị phạt tiền gấp đôi

Thanh Hà |

Ông Donald Trump bị phạt 10.000 USD vào ngày 25.10 sau khi thẩm phán giám sát phiên tòa xét xử gian lận dân sự của cựu Tổng thống Mỹ phát hiện ông vi phạm lần thứ 2 lệnh cấm bàn tán.

Công an xác định bản chất vụ việc của Quốc Cơ - Quốc Nghiệp khác Ngọc Trinh

ĐÔNG DU |

Tối 25.10, Công an TP Thủ Đức, TPHCM cho biết, việc anh em nghệ sĩ xiếc Quốc Cơ - Quốc Nghiệp chạy xe máy chồng đầu không có dấu hiệu phạm tội, bản chất khác với vụ của người mẫu Ngọc Trinh.

Sau chỉ đạo của UBND TPHCM, xe khách vẫn rầm rộ đón trả khách ở cây xăng

MINH QUÂN |

TPHCM - Cách đây một tháng, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi yêu cầu Sở Công Thương phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, UBND các quận, huyện và thành phố Thủ Đức chỉ đạo các đơn vị kinh doanh xăng dầu không được tổ chức xe khách vào đón, trả khách tại các cây xăng. Tuy nhiên, tại nhiều cây xăng trên Quốc lộ 1, 13, hoạt động đón trả khách vẫn diễn ra rầm rộ.

Học sinh, giáo viên gặp khó khi Lịch sử từ môn tự chọn thành bắt buộc

Trà My - Vân Trang |

Năm học 2022 - 2023, môn Lịch sử từ môn học tự chọn chuyển thành môn bắt buộc. Điều này khiến các nhà trường, giáo viên, học sinh ít nhiều gặp khó khăn trong quá trình triển khai.

Đề xuất giải pháp để nhận bảo hiểm xe máy được nhanh chóng hơn

Minh Hương |

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe máy (bảo hiểm xe máy) là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải có khi tham gia giao thông theo quy định của Nhà nước. Khi có tai nạn xảy ra, bảo hiểm xe máy sẽ bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do lỗi của chủ xe cơ giới.