Học sinh, giáo viên gặp khó khi Lịch sử từ môn tự chọn thành bắt buộc

Trà My - Vân Trang |

Năm học 2022 - 2023, môn Lịch sử từ môn học tự chọn chuyển thành môn bắt buộc. Điều này khiến các nhà trường, giáo viên, học sinh ít nhiều gặp khó khăn trong quá trình triển khai.

Căng thẳng với tiết học Lịch sử

Ngay từ khi bắt đầu học Lịch sử theo chương trình mới, em Đào Đức Anh - học sinh Trường THPT Trần Phú (Quảng Ninh) - cảm nhận độ khó của môn học rất rõ so với môn Lịch sử của những khoá học trước.

“Môn Lịch sử ở chương trình mới với thời lượng 52 tiết/năm học. Điều này khiến chúng em cảm thấy rất căng thẳng. Nếu học sinh nào không thi môn này thì càng là một trở ngại trong quá trình học tập.

Điều thứ hai là độ khó trong các bài tăng lên. Nếu không tập trung tối đa thì khó để theo kịp bài giảng. Trong đó, em thấy phần khó là kiến thức lịch sử chính trị, kinh tế” - Đức Anh chia sẻ.

Tương tự như Đức Anh, em Trương Quang Huy - học sinh lớp 11, Trường THPT Phú Nhuận (TPHCM) - cũng cảm thấy rất khó khăn với những bài học đầu của môn Lịch sử.

“Để chương trình Lịch sử hiện nay giảm bớt áp lực cho học sinh, giáo viên nên thay đổi cách dạy, tạo cảm hứng cho học sinh, nếu không thì môn học sẽ gây ám ảnh, sự sợ hãi” - Quang Huy bày tỏ.

Cô Nguyễn Thị Hoàng Linh - giáo viên dạy môn Lịch sử tại tỉnh Quảng Ninh - cho rằng, bất kể sự thay đổi nào cũng sẽ cần rất nhiều thời gian để giáo viên và học sinh làm quen dần.

Ban đầu, khi Lịch sử trở thành môn học bắt buộc, giáo viên sẽ mất sức hơn vì phải tham gia các lớp tập huấn, đồng thời việc xây dựng giáo án, bài giảng phù hợp cũng là một khó khăn.

Cũng theo cô Linh, môn Lịch sử theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới có mục tiêu chung là chuyển đổi từ tiếp cận kiến thức sang mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Do đó, cách thức xây dựng các bài giảng phải chú trọng và phù hợp với đối tượng học sinh đại trà.

“Chương trình Lịch sử lớp 10 mới khác với chương trình cũ ở chỗ, kiến thức chuyên biệt, không lặp lại từ kiến thức bậc THCS. Cộng thêm yêu cầu học tập của chương trình mới đặt ra thì vai trò của giáo viên rất quan trọng. Điều này đòi hỏi thầy cô phải đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử hơn thay vì nhồi nhét kiến thức theo kiểu truyền thống” - cô Linh thẳng thắn nói.

Nội dung Lịch sử chương trình mới bậc THCS quá khó

Theo thiết kế ban đầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Lịch sử chỉ bắt buộc đến hết cấp THCS. Do đó, nhiều nội dung mà theo chương trình hiện hành, lên bậc THPT mới được học thì đã được dồn xuống bậc THCS. Điều này nhằm đảm bảo học sinh lên bậc THPT dù không chọn lịch sử để học nữa thì vẫn đủ kiến thức nền tảng về môn học này.

Sự chuyển đổi gấp gáp từ môn tự chọn sang môn học bắt buộc ở phút chót khiến không ít giáo viên, học sinh đánh giá, việc bắt buộc học sử ở cả hai cấp đều nặng nề.

GS.TS Đỗ Thanh Bình - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội  -nhìn nhận, một khối lượng kiến thức gần như của THPT trước đây được dồn nén vào THCS. Nội dung kiến thức nặng nề nhất là lớp 9. Chương trình lớp 9 còn nặng nề hơn lớp 10, 11.

Khi biên soạn SGK Lịch sử lớp 9, hầu như tác giả đều nhận thấy điều này. Nhiều người còn so sánh với chương trình Lịch sử lớp 10, 11 (phần chủ đề đã sửa đổi) thì nội dung kiến thức chương trình Lịch sử lớp 9 có cảm giác nặng hơn.

Từ những khó khăn trên, ông Bình đưa ra kiến nghị trong quá trình triển khai nên sớm tổng kết thực tiễn, khẳng định mặt tốt của chương trình và chỉ ra những hạn chế của chương trình, về tổ chức dạy - học, về kiểm tra, đánh giá, về sự đáp ứng của giáo viên... để tham mưu kiến nghị cho Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, tăng cường tập huấn giáo viên ở các cấp học về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp và kĩ thuật dạy học Lịch sử.

Trà My - Vân Trang
TIN LIÊN QUAN

Học sinh mong chờ Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

NGỌC MAI |

Nhiều học sinh, phụ huynh cho rằng việc đưa môn Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ giúp các em hiểu hơn về lịch sử dân tộc.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Lịch sử không phải môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc?

trà my |

Đến nay, vẫn có rất nhiều ý kiến giáo viên phản đối phương án không đưa Lịch sử trở thành môn bắt buộc trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Lo ngại học sinh chọn khối xã hội nếu Lịch sử là môn thi bắt buộc

trà my |

Nhiều giáo viên lo ngại, nếu Lịch sử là môn thi bắt buộc từ kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025, học sinh sẽ đổ xô học khối xã hội, dẫn đến tình trạng mất cân đối trong tuyển sinh.

Đề xuất hơn 4.000 tỉ đồng làm gần 4 km đường ven sông Sài Gòn

Huyền Trân |

TPHCM - Đường ven sông Sài Gòn dài gần 4 km, từ cầu Ba Son đến cầu Bình Triệu, có tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng.

Cháy lớn tại lán trại công nhân ở Bắc Giang lúc nửa đêm, 1 người tử vong

Vân Trường |

Vụ cháy xảy ra lúc 0h ngày 27.10, tại Khu công nghiệp Quang Châu, xã Quang Châu, Việt Yên, Bắc Giang.

Chiến lược giúp Grab giữ chân người dùng cũ và hút người dùng mới

Như Quỳnh |

Trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, cung cấp các lựa chọn dịch vụ với mức giá hợp lý là cách siêu ứng dụng này thu hút và giữ chân người dùng một cách bền vững.

Cựu tuyển thủ Linh Chi hé lộ điều kiện trở lại với bóng chuyền nữ Việt Nam

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 134 có buổi trò chuyện với cựu tuyển thủ đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam Nguyễn Linh Chi, hiện là trợ lý huấn luyện viên câu lạc bộ Bộ Tư lệnh Thông tin Trường Tươi Bình Phước để nghe chia sẻ về thời điểm và điều kiện để cô trở lại với bóng chuyền nữ Việt Nam thời gian tới.

Bếp trưởng nổi tiếng Peru mê đặc sản Việt Nam, mang cả tía tô về nước trồng

Minh Anh |

“Với tôi, ẩm thực Việt Nam nằm trong top đầu thế giới”, đầu bếp nổi tiếng Peru - José Maria Murga Brescia chia sẻ.

Học sinh mong chờ Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

NGỌC MAI |

Nhiều học sinh, phụ huynh cho rằng việc đưa môn Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ giúp các em hiểu hơn về lịch sử dân tộc.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Lịch sử không phải môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc?

trà my |

Đến nay, vẫn có rất nhiều ý kiến giáo viên phản đối phương án không đưa Lịch sử trở thành môn bắt buộc trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Lo ngại học sinh chọn khối xã hội nếu Lịch sử là môn thi bắt buộc

trà my |

Nhiều giáo viên lo ngại, nếu Lịch sử là môn thi bắt buộc từ kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025, học sinh sẽ đổ xô học khối xã hội, dẫn đến tình trạng mất cân đối trong tuyển sinh.