Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Ngọc Mai |

Ngày 25.8.2020, ông Nguyễn Văn Thắng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh – chủ trì họp thực hiện rà soát, đánh giá các dự án đầu tư công, công tác giải ngân, quyết toán trên địa bàn tỉnh.

Theo kế hoạch, tổng chi đầu tư công năm 2020 của Quảng Ninh là 16.210 tỉ đồng, chiếm 55,6% tổng chi ngân sách địa phương. Trong đó, vốn được Chính phủ giao đầu năm là 8.075 tỉ đồng, ngân sách tỉnh 5.999 tỉ đồng cho 198 dự án.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh, công tác giải ngân chưa đảm bảo theo kế hoạch. Đến ngày 24.8, vốn theo kế hoạch Chính phủ giao đạt 94,3%, tuy nhiên tỷ lệ giải ngân chung toàn tỉnh chỉ đạt 52,1%, một số dự án có tỉ lệ giải ngân còn rất thấp.

Cụ thể, có 10 dự án giải ngân 0%, 6 dự án giải ngân dưới 10%, 22 dự án giải ngân từ 10-50%. Nguyên nhân chậm được xác định là do việc giải ngân phụ thuộc vào nguồn vốn ODA, hiệp định vay vốn; một số dự án mới có kế hoạch bố trí vốn vì thế chưa kịp giải ngân; tác động của dịch COVID – 19 nên tiến độ thu ngân sách địa phương bị chậm, công tác GPMB chậm của các địa phương chưa đảm bảo tiến độ…

Trong 8 tháng đầu năm 2020, Quảng Ninh có tổng số 1.022 dự án thực hiện phê duyệt quyết toán, giá trị phê duyệt đạt 94%, nợ đọng xây dựng cơ bản giảm so với năm 2019.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã dành nhiều thời gian để làm rõ nguyên nhân tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm, những tồn tại, vướng mắc trong công tác giải ngân như còn dàn trải, hồ sơ thủ tục chưa kỹ càng, mất nhiều thời gian; việc điều chỉnh, cắt, giãn, hoãn các dự án chưa kiên quyết, đảm bảo tiến độ theo yêu cầu.

Kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Văn Thắng – Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh: Trong bối cảnh ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ đã tin tưởng, giao nhiệm vụ cho Quảng Ninh đảm bảo tăng trưởng, phát triển ổn định, tạo sự lan tỏa cho cả nước. Để triển khai nhiệm vụ này, công tác giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp quan trọng, vì thế cần phải nỗ lực, quyết liệt hơn nữa.

Trên cơ sở các nguyên nhân giải ngân chậm đã nhận định, ông Thắng yêu cầu cả hệ thống chính trị vào cuộc để thúc đẩy mạnh mẽ các giải pháp, mục tiêu hoàn thành giải ngân.

Cụ thể, các đơn vị, địa phương phải thực hiện ngay việc điều chỉnh kế hoạch vốn; tập trung chỉ đạo quyết liệt, tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai các dự án, đặc biệt công tác GPMB.

Đối với các dự án giải ngân chậm, giải ngân 0%, dưới 10% do mới có kế hoạch bố trí vốn, ông Thắng yêu cầu vẫn phải thực hiện rà soát, tổng hợp báo cáo tỉnh để cân đối, điều chỉnh. Các dự án giải ngân từ 10-50%, Sở Kế hoạch và Đầu tư phải làm việc trực tiếp với các đơn vị, địa phương giải quyết ngay những tồn đọng, đẩy nhanh tiến độ giải ngân theo kế hoạch.

Đối với ngân sách cấp huyện, địa phương phải có cam kết cụ thể về rà soát, giảm quy mô, dừng các dự án chưa cần thiết, thúc đẩy các dự án xã, phường. Cương quyết đến 30.9 phải đảm bảo 100% giải ngân xong vốn đầu tư công. Các dự án không đảm bảo tiến độ cần cắt, giãn, hoãn theo đúng tinh thần chỉ đạo của tỉnh.

Ngọc Mai
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ về giải ngân vốn đầu tư công

Phạm Đông |

Ngày 10.9, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ đã chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, việc làm và bảo đảm an sinh xã hội năm 2020 của Thành phố.

TPHCM: Xem xét điều chuyển vốn đối với dự án chậm giải ngân

Anh Tú |

UBND TPHCM yêu cầu với những dự án bị vướng mắc, chậm giải ngân, không khả thi trong quá trình triển khai sẽ xem xét điều chuyển vốn sang dự án khác.

Nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn giải ngân dưới 35%

CAO NGUYÊN |

Bên cạnh một số bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân ước tính đến hết tháng 8 đạt trên 45%, vẫn còn 31 bộ, ngành và 13 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 35% và thậm chí 11 bộ, ngành giải ngân dưới 10%.

Lãnh đạo cơ quan, địa phương tỷ lệ giải ngân thấp cần nghiêm túc chấn chỉnh

Vương Trần - Xuân Hải |

Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo của 31 bộ, cơ quan Trung ương và 13 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 35% cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, rà soát, chấn chỉnh.

Lập chốt ứng trực trước lượng du khách đông đúc đổ về Phủ Tây Hồ

TÙNG GIANG |

Theo ghi nhận của PV, ngày mùng 2 Tết Nguyên đán Quý Mão (23.1), các lối vào Phủ Tây Hồ (Hà Nội) luôn có lực lượng chức năng ứng trực, phân luồng để phương tiện lưu thông thuận tiện trước tình trạng người dân đổ về địa điểm này ngày một đông.

Dàn diễn viên chúc Tết báo Lao Động

Nhóm PV |

NSND Minh Hòa, NSƯT Chí Chung, diễn viên Hà Việt Dũng, Thu Quỳnh,... đã gửi những lời chúc Tết thân thương nhất tới báo Lao Động cùng toàn thể độc giả.

Người dân TPHCM đội nắng du xuân ngày mùng 2 Tết

Thanh Vũ |

TPHCM - Dù trời khá nóng nhưng người dân ở TPHCM vẫn phấn khởi du xuân ở các điểm tham quan nổi tiếng trên địa bàn thành phố.

100 năm Bảo tàng Khải Định: Tinh thần dân tộc trên tác phẩm nghệ thuật

Trần Đức Anh Sơn |

Huế - Năm 2023 này, Bảo tàng Khải Định (nay là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế) tròn 100 tuổi, sau khi trải qua bao biến cố thăng trầm và 6 lần “thay tên, đổi chủ”, trải qua 14 đời quản thủ/giám đốc (5 người Pháp, 9 người Việt).

Hà Nội: Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ về giải ngân vốn đầu tư công

Phạm Đông |

Ngày 10.9, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ đã chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, việc làm và bảo đảm an sinh xã hội năm 2020 của Thành phố.

TPHCM: Xem xét điều chuyển vốn đối với dự án chậm giải ngân

Anh Tú |

UBND TPHCM yêu cầu với những dự án bị vướng mắc, chậm giải ngân, không khả thi trong quá trình triển khai sẽ xem xét điều chuyển vốn sang dự án khác.

Nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn giải ngân dưới 35%

CAO NGUYÊN |

Bên cạnh một số bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân ước tính đến hết tháng 8 đạt trên 45%, vẫn còn 31 bộ, ngành và 13 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 35% và thậm chí 11 bộ, ngành giải ngân dưới 10%.

Lãnh đạo cơ quan, địa phương tỷ lệ giải ngân thấp cần nghiêm túc chấn chỉnh

Vương Trần - Xuân Hải |

Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo của 31 bộ, cơ quan Trung ương và 13 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 35% cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, rà soát, chấn chỉnh.