Giải ngân vốn đầu tư công: Động lực tăng trưởng cả trước mắt và lâu dài

Cao Nguyên - Đặng Tiến |

Trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thời dịch bệnh, một trong những giải pháp quan trọng được coi như chìa khóa cho tăng trưởng hiện nay đó là phải quyết liệt hơn nữa trong thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Đây là yêu cầu của người đứng đầu Chính phủ liên tục chỉ đạo...

Cải thiện nhưng không đều

Thời gian qua, hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cơ bản trở lại trạng thái bình thường. Các dự án, công trình đang được tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 7 và 7 tháng năm 2020 đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020.

Cụ thể, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 7.2020 ước tính đạt 45,7 nghìn tỉ đồng, tăng 51,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn Trung ương quản lý 8,3 nghìn tỉ đồng, tăng 101,8%; vốn địa phương quản lý 37,4 nghìn tỉ đồng, tăng 43,9%. Tính chung 7 tháng năm 2020, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 203.000 tỉ đồng, bằng 42,7% kế hoạch năm và tăng 27,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 bằng 41,6% và tăng 4,7%).

Vốn Trung ương quản lý đạt 32,5 nghìn tỉ đồng, bằng 38,4% kế hoạch năm và tăng 60,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Bộ Giao thông Vận tải đạt 8.340 tỉ đồng, bằng 41,6% và tăng 91,7%; Bộ Y tế 2.313 tỉ đồng, bằng 34,7% và tăng 36,1%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 1.761 tỉ đồng, bằng 39,6% và tăng 34,1%...

Vốn địa phương quản lý đạt 170,5 nghìn tỉ đồng, bằng 43,6% kế hoạch năm và tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 7 tháng năm 2020 của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như: Hà Nội đạt 22.063 tỉ đồng, bằng 48,6% kế hoạch năm và tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước; TPHCM 17.128 tỉ đồng, bằng 35,8% và tăng 73,2%; Quảng Ninh 8.465 tỉ đồng, bằng 60,9% và tăng 64,6%...

Việc giải ngân vốn đầu tư công được lãnh đạo Chính phủ đặc biệt quan tâm.

Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị giao ban trực tuyến về lĩnh vực này nêu rõ: Mục tiêu đặt ra là phải nỗ lực phấn đấu quyết tâm cao nhất để giải ngân 100% vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020 và các năm trước chuyển sang.

Thậm chí Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 1053/QĐ-TTg thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công (kể cả vốn ODA) năm 2020 tại một số bộ, cơ quan, địa phương. Các đoàn công tác này do Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng và một số bộ trưởng làm trưởng đoàn thực hiện kiểm tra từ ngày 18.7 đến ngày 31.8.2020.

Mới đây, Đoàn công tác số 7, do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng làm trưởng đoàn, đi kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công (kể cả vốn ODA) năm 2020 tại 3 tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và Lạng Sơn.

Động lực tăng trưởng lâu dài

Không né tránh cũng là tinh thần chung từ các cuộc làm việc, từ Bộ trưởng Bộ Tài chính cho đến lãnh đạo các địa phương. Tại Cao Bằng, mặc dù tốc độ giải ngân chung chỉ thấp hơn tốc độ bình quân chung của cả nước từ 1-2%, nhưng Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, việc thấp như thế, có nhiều nguyên nhân khác nhau, có nguyên nhân từ phía các bộ, ngành, thậm chí, trong đó có Bộ Tài chính.

Với những nguồn vốn chưa giao, chính bản thân Bộ trưởng cũng rất lo lắng. Trong khi đó, với những dự án không phải chờ từ nguồn dự phòng mà đã có trong dự toán của năm 2020, ông Dũng đề nghị phải triển khai luôn và ngay.

Tại tỉnh Bắc Kạn, tính đến ngày 27.7, giải ngân đạt 34%; nguồn vốn nước ngoài, ODA thấp, mới đạt 18% kế hoạch. Tỉnh Cao Bằng ước giải ngân đến gần hết tháng 7 đạt hơn 38% so với kế hoạch. Riêng số vốn kéo dài năm 2019 chuyển sang, tính đến 20.7, giải ngân mới đạt hơn 14% kế hoạch.

Còn đối với tỉnh Lạng Sơn tốc độ giải ngân có khá hơn, đạt cao hơn mức bình quân chung cả nước. Tính đến ngày 29.7, tỉnh giải ngân hơn 1.456 tỉ đồng, đạt hơn 49% kế hoạch trung ương giao; đạt 44,67% kế hoạch địa phương giao. Trong đó, từ nguồn vốn ngân sách trung ương, vốn chương trình mục tiêu quốc gia giải ngân đạt 47% kế hoạch.

Vốn đầu tư theo các chương trình mục tiêu đạt 82,2% kế hoạch (có 5 chương trình giải ngân vốn trên 60%). Tuy nhiên, vốn nước ngoài ODA giải ngân thấp, chỉ đạt hơn 20% kế hoạch. Kết quả đó là nhờ sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm.

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn Nguyễn Văn Du chia sẻ giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn đạt thấp, nguyên nhân chủ yếu là các dự án do cấp xã là chủ đầu tư. Những dự án này thường có quy mô nhỏ, chưa kể năng lực cán bộ cấp xã là chủ đầu tư còn “cần phải bàn thêm”, trong khi đó, khi có khối lượng hoàn thành, các chủ đầu tư chưa muốn thanh toán ngay (do số tiền không lớn), nên giải ngân đạt thấp.

Còn Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Lâm Thị Phương Thanh cho rằng, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng tỉnh đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp, để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Về phía tỉnh, trong thời gian tới sẽ rà soát về cơ chế chính sách, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.

Về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, với những vấn đề thuộc thẩm quyền của tỉnh, đơn vị sẽ sớm điều chỉnh để đảm bảo tiến độ giải ngân kế hoạch vốn.

Với những vấn đề không thuộc thẩm quyền, phía tỉnh sẽ kiến nghị Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, vừa đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từ đầu năm 2020, Bộ GTVT đã nghiêm túc thực hiện và đề ra nhiều giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt các dự án đầu tư công quy mô lớn, quan trọng để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; trọng tâm là: Cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; Tăng cường trách nhiệm các cơ quan tham mưu, quy định cụ thể thời gian xử lý thủ tục phê duyệt, thủ tục thanh toán; Tăng cường kiểm tra hiện trường để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; Phối hợp chặt chẽ với địa phương trong công tác GPMB; Chủ động điều hòa, điều chỉnh kế hoạch vốn năm giữa các dự án. Do đó, kết quả giải ngân kế hoạch đến nay đã có chuyển biến tích cực, công tác kế hoạch dần đi vào nền nếp và đạt được một số kết quả khả quan.

Trong các tháng cuối năm 2020, Bộ GTVT sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo để đảm bảo giải ngân 100% kế hoạch năm 2020. Cụ thể, Bộ đã chỉ đạo các Chủ đầu tư/Ban QLDA thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà thầu, tư vấn; thủ tục điều chỉnh thiết kế, dự toán; thủ tục quyết toán các dự án; thúc đẩy tiến độ, chất lượng thi công công trình...; trên cơ sở đó rà soát, điều chỉnh kế hoạch giải ngân chi tiết hằng tháng từ nay tới cuối năm của từng dự án, từng chủ đầu tư để đảm bảo khả thi, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế.

Cao Nguyên - Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng: Bằng mọi biện pháp phải giải ngân 100% vốn đầu tư công

TRẦN LƯU - VĂN TRI |

Kết luận tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày 1.8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, thúc đẩy mọi giải pháp phát triển kinh tế để có tăng trưởng dương. Bằng mọi biện pháp giải ngân 100% vốn đầu tư công trong thời gian tới...

Thúc đẩy kinh tế trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19: Giải ngân vốn đầu tư công là mũi nhọn

Duy Thiên |

Sự xuất hiện trở lại nhiều ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng khiến việc dự báo kinh tế Việt Nam trong thời gian tới trở nên khó đoán. Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng - TS Trần Du Lịch cho rằng, còn phải chờ xem thành tựu chống dịch lần này mới có thể đánh giá chính xác nhất vị trí kinh tế quý III/2020. Tuy nhiên, các chuyên gia đều có chung nhận định để thúc đẩy kinh tế trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19, giải ngân vốn đầu tư công là một trong những mũi nhọn.

Các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên cam kết giải ngân 90% vốn đầu tư công

THUỲ TRANG |

Tại cuộc làm việc của Thủ tướng Chính phủ với các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên ngày 18.7, các địa phương cam kết đến cuối năm 2020 sẽ giải ngân ít nhất 90%. Một số địa phương cho biết, sẽ đạt tỷ lệ giải ngân 60-65% đến ngày 30.9.

Chính phủ lập 7 đoàn kiểm tra việc giải ngân vốn đầu tư công

Vương Trần |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng 4 Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng sẽ làm trưởng các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại một số bộ, ngành, địa phương.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Thủ tướng: Bằng mọi biện pháp phải giải ngân 100% vốn đầu tư công

TRẦN LƯU - VĂN TRI |

Kết luận tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày 1.8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, thúc đẩy mọi giải pháp phát triển kinh tế để có tăng trưởng dương. Bằng mọi biện pháp giải ngân 100% vốn đầu tư công trong thời gian tới...

Thúc đẩy kinh tế trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19: Giải ngân vốn đầu tư công là mũi nhọn

Duy Thiên |

Sự xuất hiện trở lại nhiều ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng khiến việc dự báo kinh tế Việt Nam trong thời gian tới trở nên khó đoán. Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng - TS Trần Du Lịch cho rằng, còn phải chờ xem thành tựu chống dịch lần này mới có thể đánh giá chính xác nhất vị trí kinh tế quý III/2020. Tuy nhiên, các chuyên gia đều có chung nhận định để thúc đẩy kinh tế trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19, giải ngân vốn đầu tư công là một trong những mũi nhọn.

Các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên cam kết giải ngân 90% vốn đầu tư công

THUỲ TRANG |

Tại cuộc làm việc của Thủ tướng Chính phủ với các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên ngày 18.7, các địa phương cam kết đến cuối năm 2020 sẽ giải ngân ít nhất 90%. Một số địa phương cho biết, sẽ đạt tỷ lệ giải ngân 60-65% đến ngày 30.9.

Chính phủ lập 7 đoàn kiểm tra việc giải ngân vốn đầu tư công

Vương Trần |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng 4 Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng sẽ làm trưởng các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại một số bộ, ngành, địa phương.