Thủ tướng nhận định tăng trưởng kinh tế 2018 có thể vượt 6,7%

T.C.A |

Sáng 30.8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, tập trung thảo luận xây dựng thể chế và tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu lên một số thông tin vui đối với đất nước, trong đó Đoàn Thể thao Việt Nam thi đấu tốt tại ASIAD. Tính đến 29.8, Đoàn đã đoạt 4 HCV và nhiều huy chương Bạc, Đồng. Đội tuyển Olympic bóng đá nam cũng đã lọt vào vòng tứ kết và sẽ tranh huy chương Đồng.

Thủ tướng cho biết, 12/12 chỉ tiêu năm 2018 mà Quốc hội giao có thể đạt và vượt, trong đó, 8 chỉ tiêu vượt, 4 chỉ tiêu đạt, GDP đạt trên 6,7%.

Thủ tướng cũng đánh giá cao Bộ KHĐT đã chủ trì, phối hợp với một số bộ, ngành, địa phương tổ chức chương trình “Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018”, tiếp tục khẳng định Chính phủ quan tâm, mong muốn thu hút các trí thức tài năng cũng như người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp vào sự phát triển đất nước.

Về công tác xây dựng thể chế, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ tại phiên họp này tập trung thảo luận để chuẩn bị các nội dung có chất lượng tốt nhất, kịp thời trình Quốc hội trong kỳ họp tháng 10 tới.

Các lĩnh vực về văn hoá, xã hội tiếp tục được quan tâm chỉ đạo. Đời sống người dân tiếp tục được cải thiện.

Tuy nhiên, tình hình tháng 8 và 8 tháng cũng nổi lên một số vấn đề tồn tại, hạn chế như kết cấu hạ tầng bị ảnh hưởng nhiều bởi mưa lũ, giá một số mặt hàng nông sản trên thế giới đang giảm, tình hình cháy nổ, tai nạn giao thông...

Nhắc đến việc có thông tin bôi xấu sản phẩm cá tra Việt Nam, Thủ tướng đề nghị cần có biện pháp xử lý vấn đề này một cách kịp thời hơn. Các Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tập trung xử lý ngay vụ việc này khi đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam.

Từ các báo cáo, đánh giá sơ bộ của các bộ, ngành chức năng, Thủ tướng cho biết, một điều đáng mừng là qua phân tích, 12/12 chỉ tiêu năm 2018 mà Quốc hội giao có thể đạt và vượt, trong đó, 8 chỉ tiêu vượt, 4 chỉ tiêu đạt. GDP có khả năng đạt trên 6,7%, thu ngân sách vượt dự toán 3-5%, nợ công giảm, lạm phát dưới 4%. Chất lượng tăng trưởng được nâng lên. Năng suất lao động tăng.

Thủ tướng cũng đề nghị các thành viên Chính phủ thảo luận về các chỉ tiêu, định hướng năm 2019, giai đoạn 2019-2021, “tăng trưởng ở mức nào?” và cho rằng, trước bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, quy mô nền kinh tế trong nước đã lớn hơn, nên việc tăng thêm 1% GDP rất khó khăn, điều đó đòi hỏi sự nỗ lực, phấn đấu rất lớn của các cấp, các ngành để đạt, vượt kế hoạch đề ra.

Theo báo cáo của Bộ KHĐT về dự kiến kế hoạch năm 2019, GDP năm 2019 được đặt ra tăng khoảng 6,6-6,8%, kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7-8%, tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4-5%....

Tại phiên họp, Chính phủ nghe, thảo luận về Dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Chính phủ nghe Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình bày tóm tắt Báo cáo tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết; tình hình ban hành văn bản cắt giảm điều kiện kinh doanh và thủ tục kiểm tra chuyên ngành; kết quả kiểm tra của Tổ công tác của Thủ tướng tháng 8.2018.

Chính phủ sẽ nghe, cho ý kiến về các báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước quốc gia 3 năm 2019-2021…

Tại hội nghị này, Thủ tướng cũng yêu cầu các thành viên Chính phủ thảo luận về các chỉ tiêu và định hướng kế hoạch 2019 và giai đoạn 2019-2021. Thủ tướng đề nghị thảo luận về mức tăng trưởng đạt từ 6,5-6,7%; CPI từ 4-5%.

T.C.A
TIN LIÊN QUAN

Năng suất lao động - đòn bẩy tăng trưởng kinh tế

Minh Hạnh |

Với chủ đề “Nâng cao năng suất lao động – đòn bẩy tăng trưởng kinh tế”, diễn đàn CEO  2018 đã được tổ chức ngày 13.4 tại Hà Nội đã đề cập, bàn thảo những vấn đề thực tiễn có tính cấp  thiết đặt ra đối với các DN và các ngành, lĩnh vực trong việc nâng cao năng suất lao động; từ đó có những hiến kế giúp Chính phủ đưa ra những giải pháp hiệu quả để phát triển nền kinh tế, đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng và phát triển của Chính phủ.  

Tăng trưởng kinh tế phải gắn với môi trường và xã hội

ĐẶNG TIẾN |

Năm 2017, môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đã được cải thiện, niềm tin của người dân và doanh nghiệp được củng cố. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt con số kỷ lục với gần 127.000 DN. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người vẫn còn ở mức thấp, năng suất lao động chưa cao… Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng tại Diễn đàn Phát triển bền vững Việt Nam 2018 do Bộ KHĐT tổ chức sáng qua (18.1).

Tăng trưởng kinh tế là đua marathon chứ không phải chạy nước rút

ĐỨC THÀNH |

Kết thúc năm 2017, năm bản lề kinh tế của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020) và là năm chạy nước rút cho Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Việt Nam đã đạt được những thành tích rất ấn tượng. Mặc dù vậy, nền kinh tế vẫn đang đứng trước nhiều vấn đề, rào cản mà như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá là “Việt Nam cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng năng suất và đổi mới sáng tạo”.

Người nghệ nhân với hành trình nâng cao vị thế phụ nữ Mông

Nguyễn Tùng |

Hà Giang - Không chỉ đưa thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình ra với thế giới, nữ nghệ nhân Vàng Thị Mai còn giúp thay đổi cuộc sống và nâng tầm vị thế của hàng trăm người phụ nữ Mông nơi cao nguyên đá.

NASA và những dự án vũ trụ đầy hứa hẹn năm 2023

Anh Vũ |

Cuối năm 2023 hứa hẹn sẽ là thời điểm bận rộn đối với ngành hàng không vũ trụ nói chung và NASA nói riêng, khi cơ quan này có kế hoạch công bố phi hành đoàn bốn thành viên của sứ mệnh Artemis tiếp theo.

Tưng bừng rước pháo khổng lồ tại lễ hội làng Đồng Kỵ

Hải Nguyễn |

Hàng chục thanh niên trai tráng làng Đồng Kỵ rước hai quả pháo khổng lồ ra đình làng để hội quân, mở màn cho lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ hàng năm vào sáng mùng 4 tháng Giêng. Lễ hội kéo dài đến hết ngày mùng 7.

Người dân TPHCM bất ngờ vì triều cường dâng cao mùng 4 Tết Quý Mão 2023

TÚ LY |

TPHCM - Mùng 4 Tết là ngày người dân bắt đầu đổ ra đường vui xuân đông hơn so với mấy ngày trước đó. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường đang bị ngập vì triều cường, khiến việc đi lại người dân bị ảnh hưởng.

Phải gọi đúng tên Thổ Châu là Thổ Châu

Hữu Nhân |

Kiên Giang – Chí ít cũng gần 200 năm chữ Chu được quy định trong “quốc huý” thành Châu nên phải viết, nói danh xưng Thổ Châu là Thổ Châu.

Năng suất lao động - đòn bẩy tăng trưởng kinh tế

Minh Hạnh |

Với chủ đề “Nâng cao năng suất lao động – đòn bẩy tăng trưởng kinh tế”, diễn đàn CEO  2018 đã được tổ chức ngày 13.4 tại Hà Nội đã đề cập, bàn thảo những vấn đề thực tiễn có tính cấp  thiết đặt ra đối với các DN và các ngành, lĩnh vực trong việc nâng cao năng suất lao động; từ đó có những hiến kế giúp Chính phủ đưa ra những giải pháp hiệu quả để phát triển nền kinh tế, đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng và phát triển của Chính phủ.  

Tăng trưởng kinh tế phải gắn với môi trường và xã hội

ĐẶNG TIẾN |

Năm 2017, môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đã được cải thiện, niềm tin của người dân và doanh nghiệp được củng cố. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt con số kỷ lục với gần 127.000 DN. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người vẫn còn ở mức thấp, năng suất lao động chưa cao… Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng tại Diễn đàn Phát triển bền vững Việt Nam 2018 do Bộ KHĐT tổ chức sáng qua (18.1).

Tăng trưởng kinh tế là đua marathon chứ không phải chạy nước rút

ĐỨC THÀNH |

Kết thúc năm 2017, năm bản lề kinh tế của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020) và là năm chạy nước rút cho Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Việt Nam đã đạt được những thành tích rất ấn tượng. Mặc dù vậy, nền kinh tế vẫn đang đứng trước nhiều vấn đề, rào cản mà như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá là “Việt Nam cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng năng suất và đổi mới sáng tạo”.