Tại sao NASA vẫn trung thành với việc thám hiểm Mặt trăng?

Anh Vũ |

Tại sao NASA vẫn nhắm tới việc thám hiểm Mặt trăng, dù con người đã đặt chân lên đó từ năm 1969?

Năm 2010, trong một bài phát biểu tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Barack Obama đã chỉ đạo NASA thay đổi mục tiêu chính của họ, Mặt trăng, để tập trung vào các sứ mệnh khám phá của con người.

“Cần nói một cách thẳng thắn: Chúng ta đã từng ở đó trước đây. Có rất nhiều không gian để khám phá và nhiều điều khác để tìm hiểu khi chúng ta khám phá”, cựu tổng thống Mỹ nói trong bài phát biểu của mình năm 2010.

Tuy nhiên, Mặt trăng vẫn trở thành tâm điểm trong các mục tiêu khám phá của NASA giai đoạn hiện tại. Với chương trình Artemis, ra đời trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Donald Trump và được chính quyền Biden ủng hộ, NASA có động lực thực sự cùng với sự ủng hộ chính trị của lưỡng đảng đối với một nỗ lực đưa con người vào vũ trụ đầy tham vọng nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Nó bắt đầu với việc phóng tên lửa Mặt trăng SLS khổng lồ và tàu vũ trụ Orion vào ngày 16.11.2022 vừa qua, một nhiệm vụ không có bất kỳ phi hành gia nào trên tàu. Nhiệm vụ Artemis I sẽ mở đường cho các chuyến bay tiếp theo với sự có mặt của các phi hành gia, đầu tiên là quay quanh mặt trăng, sau đó hạ cánh xuống bề mặt vệ tinh của Trái đất.

Tại sao vẫn là Mặt trăng?

Thomas Zurbuchen, người đứng đầu ban giám đốc sứ mệnh khoa học của NASA đã cho biết câu trả lời, tất cả bắt đầu với sự hiện diện của nước.

Ông Zurbuchen cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Điều quan trọng là phải nhận ra rằng chúng ta đang quay trở lại một mặt trăng khác với mặt trăng mà chúng ta đã từng đến trong nhiệm vụ Apollo. Lúc đó, nó là một mặt trăng khô. Nhưng giờ, sự hiểu biết của chúng ta về Mặt trăng đã rất khác”, ông chia sẻ.

Tên lửa SLS của NASA được phóng trong nhiệm vụ Atermis 1. Ảnh: NASA
Tên lửa SLS của NASA được phóng trong nhiệm vụ Atermis 1. Ảnh: NASA

Do đó, NASA đã thiết lập sự hiện diện lâu dài trên Mặt trăng làm trung tâm cho tham vọng không gian trong tương lai của mình. Nó sẽ cho phép loài người thực hành cách sống bền vững trong không gian. Đồng thời, các nhà nghiên cứu có thể khai thác giá trị khoa học đáng kể của Mặt trăng để tìm hiểu thêm về cách Trái đất được hình thành. Và, có lẽ, nó cũng sẽ đóng vai trò là bước đệm cho việc nghiên cứu sao Hỏa và các điểm đến không gian sâu khác trong nhiều năm tới.

Nước trên Mặt trăng quan trọng như nào?

Nước không chỉ là chìa khóa để duy trì sự sống của con người mà các bộ phận cấu thành của nó, hydro và oxy, còn có thể được sử dụng làm nhiên liệu đẩy tên lửa, biến mặt trăng thành một “trạm xăng” trong không gian. Điều đó có thể rất quan trọng đối với các sứ mệnh vũ trụ dài hạn, cho phép tàu tiếp nhiên liệu trên Mặt trăng thay vì vận chuyển tất cả nhiên liệu từ Trái đất.

Bên cạnh đó, vì lực hấp dẫn của Mặt trăng chỉ bằng 1/6 của Trái đất, nên nó là bàn đạp tương đối dễ dàng đến các địa điểm khác của hệ mặt trời.

Mặt trăng cũng có một câu chuyện: Sự hình thành của hệ Mặt trời và Trái đất. Là một thiên thể không có khí quyển, Mặt trăng thực là một viên nang thời gian. Bước chân của các phi hành gia trong nhiệm vụ Apollo vẫn còn nguyên vẹn, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết hay gió. Điều này cũng xảy ra với những “vết sẹo” đã tồn tại hàng tỉ năm do các tiểu hành tinh và sao chổi bắn phá, là một phần của sự hình thành ban đầu của hệ Mặt trời.

“Đó không phải là việc tìm kiếm sự sống, mà chắc chắn là về hành trình đến với sự sống. Mặt trăng có thể cho chúng ta biết rất nhiều điều về hệ Mặt trời như các quá trình đã tạo ra các hành tinh và để lại vết sẹo trên bề mặt của chúng. Một phần lịch sử của chúng ta ở ngay đó, lơ lửng trên đầu chúng ta, và rõ ràng là có thể du hành đến đó”, ông Zurbuchen nói.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

NASA nhờ công chúng tham gia nghiên cứu vũ trụ cùng trong dự án mới

Anh Vũ |

NASA đang nhờ tới sự hỗ trợ của công chúng trong một dự án nghiên cứu các hành tinh xa xôi trong vũ trụ.

NASA phát hiện hành tinh hiếm giống Trái đất

Anh Vũ |

Trong nỗ lực tìm kiếm sự sống bên ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta, các hành tinh gần giống Trái đất dường như là một nơi tốt để các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu.

NASA và tham vọng đi xa hơn vào vũ trụ

Anh Vũ |

NASA luôn sẵn sàng tài trợ cho các ý tưởng công nghệ mới trong nỗ lực thúc đẩy quá trình khám phá không gian của loài người.

Người dân ngán ngẩm với món ăn nhiều đạm ngày Tết, rau xanh đắt hàng

MINH HÀ |

Với thời gian nghỉ lễ dài ngày, nhiều gia đình cũng đã "ngán ngẩm" với những món ăn nhiều đạm đặc thù của ngày Tết. Vì vậy, nhu cầu tiêu thụ rau xanh tăng cao, các sạp hàng rau được bày bán chiếm số lượng nhiều hơn và đắt khách hơn so với các hàng gà, thịt, cá...

Sự nghiệp, cuộc sống của Trấn Thành và loạt nghệ sĩ nam tuổi Mão

ĐÔNG DU |

Trong năm qua, nhiều sao nam tuổi Mão như Trấn Thành, Hieuthuhai, Khắc Việt đều thành công trong sự nghiệp, sở hữu lượng fan hâm mộ lớn.

Những doanh nhân tuổi Mão siêu giàu trên sàn chứng khoán

Đức Mạnh |

Theo phong thuỷ, người tuổi Mão thường thông minh, nhạy bén, có tầm nhìn xa trông rộng và dễ thích nghi với hoàn cảnh. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có nhiều doanh nhân như thế, trong đó có không ít người lọt top giàu có nhất sàn.

Khai thác du lịch từ các mỏ than: Vì sao không?

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Nói đến du lịch Quảng Ninh, dư luận thường nghĩ đến du lịch biển, vịnh Hạ Long, Yên Tử… Nhưng, còn một thứ tài nguyên du lịch đặc biệt, vô giá và độc nhất cả nước cũng được khá nhiều người quan tâm và hoàn toàn có thể khai thác du lịch là các mỏ than khai thác lộ thiên và hầm lò đẹp kỳ vĩ, với biết bao câu chuyện về văn hóa, lịch sử đầy hấp dẫn.

Bóng đá thế giới 2023 và tương lai có gì mới?

TAM NGUYÊN |

Tấm thẻ trắng được rút ra ở một trận đấu tại Bồ Đào Nha có thể là một trong những xu hướng cho bóng đá thế giới trong năm 2023 cũng như tương lai lâu dài…